KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 21 Tháng ba. 2014

LỄ HỘI LỒNG TỒNG




Tác giả: ThongNV

Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Tày  cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ. . . .Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng. Lễ hội xuống đồng trở thành một lễ hội đặc trưng của nông dân các tỉnh phía Bắc Việt Nam thường được tổ chức sau Tết âm lịch vào ngày đẹp, trong cung giờ Hoàng Đạo (Năm 2014, Hội xuống đồng đa số tổ chức vào ngày Mồng Sáu tháng Giêng).

Hồi còn nhỏ, vào ngày Hội xuống đồng tôi cũng thường theo mẹ ra đồng xem các bác nông dân cày vỡ đất, các chị các bà cấy, nhổ mạ. . .. Nhà tôi có một thửa ruộng bậc cao thường giành lại để trồng khoai vào ngày lễ, vì Mẹ tôi nghĩ sau tết đã bắt các con mình lội bùn thấy tội lắm. Có lần tôi hỏi thày giáo vì sao lại gọi là Lễ Hội xuống đồng mà không gọi là Lễ Hội ra đồng. Thày giáo giải thích cho tôi, Lễ hội này bắt nguồn từ Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, mà người Tày nhà ở trên cao, ruộng dưới thấp. Từ đó tôi hiểu Hội xuống đồng là ngày lễ mà mọi người cần phải ra đồng, càng đông càng tốt cho một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, thày giáo dạy tôi hồi nhỏ là thày giáo trường làng, không được đào tạo bài bản. Và tôi cũng nhớ lời thày đến ngày hôm nay. Vì vậy mong bạn đọc kiểm chứng giúp.


Người post: ThongNV

Ngày đăng: 21-03-2014 10:10






Xem 11 - 20 của tổng số 22 Comments



Từ: Meomun
24/03/2014 12:42:10

@Anh Thông: Cám ơn anh giải thích về nghĩa thứ 2 của "tịch điền". Còn cái từ "lùng tùng" thì em lại không đồng ý với anh lắm. Không phải chỉ sự vui vẻ của các lễ hội mùa xuân sau ngày giải phóng (1954). Em  nghiêng về cách giải thích "lùng tùng" trong bài cũng chính là hội lồng tồng, như anh Hải nói. Lý do: 1)- Bài thơ Việt Bắc là lấy bối cảnh các dân tộc vùng cao khu tự trị Việt Bắc ngày xưa, trong đó chủ yếu đồng bào Tày- Nùng, nên hình ảnh lễ "lồng tồng" được đưa vào bài thơ thành "lùng tùng" là logic. 2) Nếu trí nhớ của em chưa đến nỗi phản bội em thì em nhớ trong chính bài "Việt Bắc" ở Sách Giáo Khoa thời ấy có chú thích "lùng tùng" là một lễ hội của bà con vùng cao Việt Bắc. Hihi, em biết em không hẳn là trò ngoan, vì hay "cãi" thầy.     



Từ: ThongNV
24/03/2014 11:18:43

 


@ MM: Anh không phù đạo cho MM được, vì chỉ biết đến “ Nhân chi sơ sờ . . .” . Nhưng  học mót được nên nói để MM tham khảo. Chữ “ tịch điền” do ghép từ “ tịch” với từ “điền”. Trong Tiếng Hán có hai từ “  ” (1) và “  ” (2) đều đọc là Tịch Điền.Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu thì Tịch Điền   (1) có nghĩa là ruộng do vua cầy, còn chữ Tịch    (2) cũng đọc là Tịch điền, nhưng do Chữ Tịch    trong chữ Truân Tịch  , có nghĩa là chôn xuống huyệt, là chết. Vì vậy, Chữ Tịch Điền   (2) là ruộng chết  chỉ được dùng trong trường hợp “chơi” chữ.


 @ MM & HaiNV: Mình nghĩ cum từ “ lùng tùng” trong câu “ Áo em thêu chỉ biếc hồng/Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi” của Tố Hữu không phải là để chỉ Lễ hội lồng tồng mà là để miêu tả sự vui vẻ của các lễ hội của mùa Xuân ( lễ cấm bản hay Gạ ma thú. . .sau ngày giải phóng. Có thể sau này do nhiều lý do khác nhau mà người trích dẫn đã viết thành lồng tồng cho phù hợp với bối cảnh hoặc do phát âm của các vùng như HaiNV lý giải. Trong những lần xuất bản gần đây cụm từ này vẫn thầy viết là “lùng tùng”.


 


 



Từ: Meomun
24/03/2014 10:01:07

@Anh Hải: Anh đừng giận đàn em nhé, em thấy mình lâu lâu cũng gan thật ấy, may mà các anh không chấp. Chắc em cũng mắc cái tật xấu là biết ít mà ...nói nhiều, hihi lâu lâu tiện thể em check lại xem mình có bị "Aizemơ" không thôi mà! 


@Anh Thông: Nghe lời anh, MM đã nhìn xuống bên dưới cái ảnh. Thấy "chân bác trắng quá nhìn không ra", còn chân của anh phóng viên thì bọc kín trong bịch nilon nên cũng "nhìn không ra". Còn phần lưng chừng cái ảnh thì MM thấy có cái áo Adidas, cái này trên mạng họ nói ngoài lề chứ không phải MM, hihi.  



Từ: HaiNV
24/03/2014 08:22:50

 


@Em Vân MM: Em ơi, đúng như em nói, câu Thơ của Tố Hữu ban đầu là "Lùng tùng" nhưng sau này nhiều bản đổi là "Lồng tồng". Bởi vì "Lồng tồng", "lồng tông", hay "lông tông", "lùng tùng" cũng là 1 mà thôi, do phát âm địa phương và giữa âm Tày hay Nùng có khác chút xíu, cũng như tiếng Kinh nơi thì "Tôi" thành "Tui", con "Trâu" thành con "Tru"..."Ba Vi co con bo vang"...


 



Từ: ThongNV
24/03/2014 07:56:19

 


 


A.KhanhT:Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu thì Tịch Điền   có nghĩa là ruộng do vua cầy. Như vậy, cả nước chi có một Lễ hội mà thôi. Vì vậy,Phó Chủ tịch nước nguyễn Thị Doan không xuống ruộng cày là đúng, không phải vì bà ấy không biết cày mà bà ấy chỉ là Phó Chủ tịch nước. Ngày xưa đã tổ chức Lễ tịch điền là các quan trong triều phải tham dự đầy đủ (trừ người ốm). Sau khi làm lễ cúng, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, quan quyền cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Nhưng đến đời Nhà Trần thì bị bãi bỏ vi cho rằng Nước Việt ta đã có Lế hội lồng tống rồi. Nếu Nhà nước ta muốn khuyến nông thì các vị lãnh đạo phân công nhau về các lễ hội xuống đồng của dân tham gia để động viên phong trào, mà không cần phải xuống ruộng cày. Nếu nhìn xuống phía dưới tấm ảnh thì ý nghĩa tuyên truyền được hiểu ngược lại. 


 


 


 


 



Từ: Meomun
24/03/2014 07:45:08

@Anh Hải: Câu thơ trong "Việt Bắc" của Tố Hữu mà anh trích dẫn thì không phải là "lồng tồng" mà là "lùng tùng": Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm vui. Mà "thêm vui" hay "thêm tươi" đấy? Theo em phải là "thêm tươi" thì mới khớp vần với câu sau: Còn non còn nước còn trời/Bác Hồ thêm khỏe, cuộc đời càng vui!


 


Em không biết "lùng tùng" có chính là lễ "lồng tồng"không, xin các bác chỉ giáo thêm. Nhưng thơ TH thì ngày xưa bọn em gần như phải thuộc lòng nên em...vẫn còn nhớ, hì hì. 


 


@Anh Thông: MM nghe lóm "tịch điền" theo tiếng Hán có 2 chữ có nghĩa khác nhau, một thì có nghĩa đại loại là ruộng của vua cày gì đó, một nghĩa nữa là "ruộng chết". Cái khoản Hán Nôm thì MM dốt đặc, chỉ nghe lóm thôi, anh có thể phụ đạo miễn phí cho MM không, hihi.    


 



Từ: KhanhT
23/03/2014 23:04:27

 


Mình nghĩ Lễ tịch điền cũng là một dạng Lễ xuống đồng - lồng tồng, chỉ khác là Lễ tịch điền thì có Vua dự cày những đường cày đầu tiên. Mấy năm trước khôi phục Lễ tịch điền ở Đọi Sơn, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang tham gia. Năm nay Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham gia nhưng chỉ chứng kiến chứ không xuống đồng cày.



 



Từ: HaiNV
23/03/2014 07:29:58

 


Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng còn nhớ câu thơ trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu:


Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuân ngày hội lồng tồng thêm vui


HaiNV- một người con của dân tộc Tày,  xin cám ơn anh Thông đã có bài viết về một lễ hội mùa xuân rất đặc sắc của người miền núi.


Đúng ra, đây là lễ hội truyền thồng của người Tày cũng như một số dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ Tày Thái.


“Lồng tồng” hay “Lồng tông” tiếng Tày có nghĩa là “xuống đồng”. Nhiều thông tin trên mạng không chính xác có ghi thêm đây cũng là lễ hội của người Dao (nhóm ngôn ngữ Mông - Dao). Tuy nhiên, một khi đia phương có tổ chức lễ hội này thì bà con tất cả các dân tộc đều đến tham gia. 


Xin nói thêm, Lễ hội Lồng tồng (Lồng tông) của người Tày tại Tuyên Quang gần đây đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du dịch cấp Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.


 


http://tuyenquangtv.vn/tin-tuc/40/BZ61A55468/TTV-Don-nhan-Di-san-van-hoa-phi-vat-the-Quoc-gia-L e-hoi-Long-tong-cua-nguoi-Tay-tinh-Tuyen-Quang.html


Xem Clip Lễ hội Lồng tồng tại Xã Lăng Can, Huyện Lâm Bình (mới được thành lập trên một phần huyện Nà Hang và Chiêm Hóa), tỉnh Tuyên Quang: 






   


Clip Then - Làn điệu dân ca Tày: 


 




 


 



Từ: ThongNV
22/03/2014 07:40:26

 


NghiPH: Qua khảo sát Lễ hội Lồng tồng và Hội xuống đồng của một số địa phương mình thấy mỗi nơi có nét văn hóa đặc trưng riềng. Nhưng điểm chung của lễ hội này là cúng tế thần linh để xin được tiến hành những hoạt động canh tác nông nghiệp và cầu cho một vụ mùa bộ thu. Những nơi tổ chức Lễ hội trực tiếp trên đồng ruông thì sau phần cúng tế là các hoạt động canh tác nông nghiệp được tiến hành trên thực địa như: cày ruộng, cấy lúa, trồng khoai . . . Những nơi không tổ chức tại ruộng đồng như ở Sa Pa và một số huyện của tỉnh Lào Cai. . . thì các hoạt động canh tác nông nghiệp được hòa vào với hoạt động cúng tế thần linh. Các thao tác cày ruộng, cấy lúa, reo hạt. . .được chuyển thể thành những điệu múa do người chủ lễ (thày cúng hoặc người có khả năng cúng) và những người phụ trợ khác thực hiện. Từ những thực tế trên mình thấy cụm từ “xuống đồng” trong Hội xuống đồng không phải dùng để chỉ một hoạt động đơn lẻ của con người trong sản xuất nông nghiệp  hay để chỉ hoạt động của người nông dân bước xuống đồng. Cụm từ “xuống đồng” dùng để chỉ tổng thể các hoạt động tác động vào đất (ruộng đồng) trong canh tác nông nghiệp. Lời bài cúng tại Hội xuống đồng hay Lễ hội Lồng tồng đều có nội dung thể hiện cầu xin thần linh cho phép con người cày, cấy, reo hạt . . . Hội xuồng đồng tại Sapa mỗi nhà sử dụng một chiếc rổ tre tượng trưng cho thửa ruộng của mình để thày cúng thể hiện các điệu múa tượng trưng cho canh tác nông nghiệp trên đó.


  Nhà nước nên nghiên cứu làm giàu thêm nội dung của Lễ hội Lồng tồng hay Hội xuống đồng để giữ gìn nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam, mà không nên khôi phục Lễ tịch điền.


 


 



Từ: Guest Nông dân cũ
21/03/2014 20:00:08

lễ hội xuống đồng như trong ảnh của anh Thông có vẻ thật gần như tên của nó, còn trong ảnh dưới của anh Cơ thì đúng là lệ hội xuống đồng của nước "cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt nam ". rất hiện đại, rất tươi vui. Chắc gì thiếu nữ đang múa kia là  nông dân chính hiệu. 


Xuống đồng hay nghề nông còn mấy niềm vui để mà cầu ước, để mà mở hội mừng? Người xưa chỉ sống bằng nghề nông, dành hết tình cảm, ước mơ vao nó thì lễ hội này thật thiêng liêng. Bao giờ cho đến ngày xưa ?


 





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s