DU XUÂN ĐÀ NẴNG … TRƯỜNG SƠN … GỌI TÔI VỀ VỚI TUỔI THƠ
- ĐỖ XUÂN QUANG - MỘT NGƯỜI KGU XUẤT CHÚNG
- THƯ CHO CON NHÂN NGÀY SINH NHẬT
- MỐI TÌNH CHÔN CHẶT
- SỨC KHỎE - LỢI ÍCH
- HOÀI NIỆM 1967-1972
- Gặp mặt Giáo sư, Nhà Giáo Nhân Dân Đào Hùng Cường
Tác giả: Bong Lai
Du xuân Đà Nẵng ( tháng 4/ 2014) đã trôi qua đầy lưu luyến .
Chuyến đi đã cho tôi một trải nghiệm thú vị mà bản thân tôi , trước khi lên đường , không ngờ sẽ có được.
Trên trang web kgu, các bài viết của chị Tuyết, chị Thục, anh Nghị , và gần đây nhất của Cúc , anh Hoài v.v. cùng những lời com chân tình đã như những thước phim chiếu lại, cuốn hút lòng người và gợi nhiều nỗi nhớ. Tôi đã được đọc, được hưởng thụ, và tôi tự cảm thấy mình có trách nhiệm chia sẻ tấm lòng mình với những người bạn tuyệt vời của tôi- anh chị em kgu. Tôi ít viết, ít nhớ chính xác được, nhưng đợt du xuân này đã làm tôi cảm thấy mình nên vắt óc ra cái gi để viết , để cám ơn. Tôi muốn tặng các bạn , tặng đòan du xuân Đà Nẵng, tặng người kgu những gì tôi cảm nhận , những gì làm tôi thêm yêu thương cuộc sống, thêm gắn bó và trách nhiệm hơn với cuộc đời.
Bồng Lai và các bạn KGU TP Hồ Chí Minh
Có lẽ chính xác hơn, tôi muốn các anh, các chị, các bạn hiểu được tấm lòng tôi, cùng tôi sống lại với tuổi thơ ẩn hiện trong những dòng suy nghĩ tuôn trào khi rong ruổi trên xe qua những cánh rừng miền Trung bạt ngàn , nắng gắt. Tiếng hát trên xe chưa bao giờ tôi thấy hay như thế. Lời ca của năm tháng tuổi trẻ chống Mỹ khiến lòng tôi tự hào về đất nước. Đường vẫn gập ghềnh, nhưng mà hùng vĩ, người vẫn lam lũ , nhưng mà nghị lực, kiên cường. Tôi đã thực sự đến được Trường Sơn - nơi đó – chiến trừơng B xưa, là nơi cha anh chúng ta trải qua muôn vàn gian khổ để đánh thắng kẻ thù, để có hòa bình hạnh phúc hôm nay. Và tôi đã rất nhớ ba tôi.
Bồng Lai và cháu Hoài Anh cùng các bạn KGU Hà nội
Ngày còn bé, mới lớp3 , được nhắc làm lý lịch gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong, không hiểu sao tôi đã rất mặc cảm , khi bố mẹ nhiều bạn khác là Đảng viên Đảng CSVN, mà ba mẹ mình thì không. Có lẽ cũng ảnh hưởng bởi khu tập thể viện 108 của tôi toàn con em bộ đội , phần lớn đang đi B, đi Lào. . . Và cô giáo thì rất trân trọng điều đó nên các bạn có bố mẹ đảng viên (ĐV) thật là vinh dự trong con mắt tôi thuở ấy. Chính vì vậy tôi đã "chất vấn" ngay ba tôi về thành phần xuất thân của mình , về ba sao không là ĐV. Ba tôi đã rất chân thành nói với đứa con vô cùng ngây thơ và yêu quý rằng : ĐV là những người rất tốt, ba sẽ cố gắng để được là ĐV con ạ, chắc không lâu đâu...". Tuy nhiên tôi cũng đã rất tự hào khi ba tôi bảo :" Con khai thành phần gia đình mình là " quân nhân Cách mạng". Gia đình mình có ba là bác sĩ chữa bệnh cho bộ đội cũng tốt con ạ, cũng góp phần giúp Cách mạng đấy " .
Gia đình Bồng Lai ( Ba đứng giữa)
Rồi hơn 1 năm sau ba tôi có tên đi B. Hàng tuần ba đến nơi sơ tán thăm tôi vào chủ nhật. Hôm đó, như thường lệ, ba dẫn tôi ra 1 gốc cây to mát rượi , nơi có bàn học của chúng tôi đặt đó. Ba nói rất nhẹ nhàng và ngắn gọn : ba sắp đi B , con có ý kiến gì không? Tôi chưa cảm nhận được gì nặng nề vì từ khi đi sơ tán tôi vẫn xa ba mẹ hàng tuần liền rồi, đi B chắc cũng vậy thôi . Và tôi vẫn chỉ cứ khóc như bao lần trước, khi ba mẹ ôm hôn lúc ra về. Cũng chẳng ai dỗ nữa vì lần nào tôi cũng vậy, sẽ nin lai ngay thôi khi ba mẹ đã đi khuất. Ở nơi sơ tán đó có nhiều bạn còn chẳng bao giờ có bố mẹ tới thăm, bố mẹ đang ở chiến trường. Tuy nhiên, ngay hôm đó tôi đã lần đầu tiên viết thư riêng cho ba. Đại ý là " con rất yêu, rất nhớ ba . Nhưng vì việc nước, ba cứ đi B đi. Con mong ba đi sẽ trở thành Đảng viên..." . Lần kế tiếp lên thăm , sau khi chào hỏi mọi người , ba tôi đã rất ngạc nhiên vì biết rằng lá thư tôi tự viết bí mật chứ không nhờ các chị lớn nào giúp cả. Ba tôi đã nói thầm với tôi rằng :" Khi nào ba được kết nạp vào Đảng, ba sẽ viết lá thư với đầu đề là “đồng chí con yêu quý " nhé".
Cùng cả Hội du xuân Đà Nẵng
Và thế là tôi đã sống những năm tháng của trẻ con miền Bắc thời đạn bom, thêm nỗi nhớ ba da diết, vì hết hẳn những buổi sáng chủ nhật có ba và mẹ lên thăm . Mẹ tôi đã ốm yếu từ thời đó nên không tự đi xe đạp hàng vài chục cây số thăm được, toàn phải đi đêm hôm nhờ những xe vận tải của bệnh viện . Lần nào tự đi xe đạp về là ho ra máu , nằm viện 108 vài tuần. Tôi bắt đầu nghĩ đến ba nhiều hơn từ thời điểm đó. Rừng Trường Sơn chỉ được biết qua các bài hát hay qua các bức thư của bố mẹ các bạn , của các cô chú hàng xóm. Các cô chú kể lại thật nhiều về sự vất vả, bệnh tật , thương vong ... trong những khu rừng thiêng nước độc. Những tin người hi sinh đã làm cả khu tập thể lòng nặng trĩu, nhưng sống lại gắn bó nhau hơn. Tôi tưởng tượng rừng bị cháy trụi , thư đi cũng sẽ bay sạch, ba đang đợi thư tôi từng ngày. Vì thế , tôi đã viết cho ba từ ngày đó, cứ mỗi tuần một lần liên tục cho đến ngày ba ra lại miền Bắc, dù chẳng biết ba có nhận được hay không. Trong các bức thư đó có cả thư tôi vui mừng khôn xiết khi báo tin đã nhận được lá thư có dòng chữ " đồng chí con yêu quý của ba ". Trong lúc ai cũng hoang mang vì tin tức từ mặt trận đầy thương vong và chết chóc thì ba tôi lại viết gửi ra 1 mẩu giấy bằng bàn tay , không phong bì ": ...Ba ở rừng Trường Sơn như con kiến trong vườn xà lách nhà mình, bom đạn khó mà rơi trúng. Hàng ngày ngồi trong hầm ba vẫn chờ nghe được tiếng đàn của con từ Hà nội , thế là ba như được ngồi giữa lòng Thủ đô...". Tôi đã rất yên lòng vì thư ba lạc quan như thế. Tôi cũng không ngờ rằng những lá thư tôi viết đều đặn đã đến nơi đến chốn , dù đơn vị ba có di chuyển đến đâu, tất nhiên có mất mát nhiều vì qua bao nhiêu làn bom đạn. Đặc biệt thư của tôi đã trở thành thư chung của toàn đơn vị của ba, vì có những người chờ 1 phong bì nhỏ nhoi từ hậu phương mà mãi không tới. Thư tôi chính là niềm vui chung , là tình thương, là nguồn động viên từ hậu phương cho ba và cho cả các cô, chú. Cuối thư , sau khi chúc ba và các cô, chú, mạnh khỏe, lúc nào tôi cũng như một thói quen , áp dụng khẩu hiệu đã học và viết đầy khắp nơi thời đó: Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ! Nhiều chú ở chiến trường ra là tìm thăm tôi ngay, vì các chú cũng đã từng mong thư tôi như thư người thân, biết tin miền Bắc qua thư báo tin của tôi, đặc biệt số máy bay rơi . v.v . và được nhận lời thăm hỏi của một cháu gái xa xôi mà tận tụy sẻ chia niềm vui nỗi nhớ trẻ con.
Đoàn hậu du xuân bên cột cờ cầu Hiền Lương
Qua rồi bao năm tháng, thế nhưng hôm nay nhờ du xuân Đà Nẵng, lần đầu tiên tôi mới được đứng trong rừng chiến đấu của ba, được thăm Nghĩa trang liệt sĩ của hàng ngàn ngàn chiến sĩ nằm lại, được qua cầu Hiền Lương một thời là điểm tựa của ước mơ thống nhất - ba sẽ trở về từ nơi đây.... Chuyến thăm rừng Trường Sơn khói lửa của tuổi thơ tuy đã muộn màng, nhưng vẫn làm trái tim tôi rung động xao xuyến. Được tới những di tich lịch sử chiến tranh như vậy cùng người kgu - các bạn bè cũng có cuộc đời xa cha me đi chiến đấu, cùng lớn lên trong bom đạn , cùng được nước Liên Xô nuôi dưỡng và đào tạo ...là một niềm hạnh phúc xen lẫn niềm tự hào trong tôi. Hồi bé ba tôi vẫn thủ thỉ :" Con ơi, cuộc đời có bạn bè là cuộc đời hạnh phúc lắm. Con hãy yêu quý các bạn tốt của con" .
Vợ chồng cháu Hoài Anh , vợ chồng Bồng Lai Kiệt cùng hội KGU trong lễ cưới Hoài Anh
Hy vọng tuổi thơ của tôi cũng có một phần nào giống tuổi thơ của các bạn. Điều đó làm chúng ta mãi mãi gần bên nhau , hiểu nhau, thương yêu nhau. Dù đã là những “cụ già cao tuổi, tóc bạc , răng long – hưu trí tội nghiệp “ của xã hội, “ yếu ớt và lẩm cẩm “ trong mắt các con, cháu, nhưng giữa chúng ta , cùng tuổi thơ, cùng tiếng cười, cùng những giọt nước mắt sẻ chia, chúng ta mãi không già, chúng ta sẽ không bao giờ cô đơn, sẽ có điểm tựa vững bền, nếu chúng ta biết nâng niu gìn giữ cộng đồng kgu quý báu này.
Bồng Lai, Lâm cùng các bạn ở Hà nội thăm bố Thanh Hương - cựu chiến binh Điện biên
Tạm biệt đất trời Trường Sơn về Đà Nẵng. Tạm biệt Đà Nẵng về lại Sài Gòn. Máy bay hạ cánh lại tạm biệt nhau để trở về cuộc sống hối hả, bận rộn . Tôi đã yêu nay lại thêm nỗi nhớ người kgu sau từng đọan chia tay.
Hai mẹ con
Tôi vẫn cứ thầm mong - Sống tiếp tục sao như chúng ta đã sống, yêu thương nhau như đã yêu thương , vị tha như đã từng vị tha để chúng ta mãi mãi vẫn là chúng ta , đại gia đình người kgu giỏi giang, người kgu hào hiệp , người kgu chân thành./.
Người post: BinhNH
Ngày đăng: 04-05-2014 16:04
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 11 - 20 của tổng số 26 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |