KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 24 Tháng năm 2014

Thư ngỏ gửi TGĐ Hãng tin Nga




Tác giả: Trần Đăng Tuấn

Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ Tổng Giám đốc Hãng tin Nga

(Dân trí) - Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi lá thư ngỏ này sau khi Hãng tin Nước Nga ngày nay có đăng một bài viết với những lời lẽ sai lệch, xúc phạm đến lịch sử của Việt Nam.

Trước đó, trong một bài báo được cập nhật lên trang web của Hãng tin Nước Nga ngày nay, tác giả Kosyrev, bình luận viện chính trị của hãng này khẳng định một cách đầy võ đoán, Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga. Tiếp đó, bài báo thể hiện sai lệch vị trí, khoảng cách giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép, đồng thời đưa ra những phân tích chủ quan, xuyên tạc lịch sử Việt Nam…

 

Báo Dân trí xin đăng nội dung bức thư ngỏ của Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi Tổng Giám đốc RIA, Báo Dân trí và Báo VTC:

 

Thư ngỏ gửi Ngài Tổng Giám đốc RIA

(Nước Nga ngày nay)

 

Thưa ngài Киселёв Дмитрий Константинович

Lý do tôi viết bức thư ngỏ này gửi đến ông là bài viết “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi tuyên cáo” của tác giả Dmitry Kosyrev đăng trên trang điện tử http://ria.ru ngày 19.5.2014


Mỗi dòng, mỗi chữ liên quan đến Việt Nam có trong bài báo của Kosyrev đều khiến độc giả Việt Nam bị tổn thương sâu sắc - đặc biệt là với những ai gần gũi với gắn bó với nước Nga - trong đó có tôi (Căn cứ vào những thông tin về tác giả, thì tôi và Kosyrev hầu như cùng thế hệ, cùng học tập tại MGU, và từ nơi tôi học –Khoa Báo chí, chỉ cách vài bước chân là Viện ISSA nơi ông Kosyrev từng học).


Sau khi nội dung bài báo được dịch ra tiếng Việt, tôi thấy khó khăn khi nhìn vào ánh mắt đồng bào tôi, bởi lẽ tôi đọc trong mắt họ câu hỏi lớn: Tại sao?


Vâng- Tại sao trên trang của cơ quan truyền thông lớn bậc nhất của nước Nga lại có những lời lẽ sai lệch , xúc phạm đến thế về lịch sử của Việt Nam.


Tại sao lại có sự so sánh khiên cưỡng, thiên kiến đến thế khi nhìn nhận sự việc diễn ra với Việt Nam trong tình hình hiện nay.


Tại sao vào lúc người Việt Nam chúng tôi cần những người hoà giải để tránh những tai hoạ có thể đo bằng xương máu, lại nghe thấy những lời lẽ thiếu thiện chí như thế, và xét về tác động chính trị (nếu có) là nguy hiểm. Tiện thể, những lời thiếu thiện chí về Việt Nam xưa nay cũng đã vang lên, nhưng hầu như người ta chưa nghe thấy nó vang lên bằng tiếng Nga.


Xét đến cùng, ai cũng cần có bạn bè, nhưng tại sao phải minh chứng cái cần thiết của một quan hệ mới bằng cách phủ nhận tình bạn cũ? Đó là điều xa lạ với tính cách của cả người Nga và người Việt.


Người ta có thể sững sờ vì qua bài viết thấy tác giả hoàn toàn thiếu kiến thức về Việt Nam, hoàn toàn không hiểu bản chất sự việc đang diễn ra , hoàn toàn không biết nguyện vọng của người Việt Nam muốn gìn giữ hoà bình.


Có thể ngài- Дмитрий Константинович, sẽ giải thích rằng bài báo chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả. Lời giải thích đó tất nhiên là hợp lý.


Nhưng tình cảm giữa người dân, giữa hai dân tộc chúng ta quá lớn và quý báu, nên chúng ta-những người làm báo- không nên coi nhẹ những gì có thể phủ bóng đen lên những tình cảm đó.

Vì vậy, viết thư này, tôi muốn ông chuyển đến ngài Kosyrep lời mời hãy cùng chúng tôi có cuộc thảo luận công khai, thẳng thắn, rõ ràng và bình tĩnh về những luận điểm liên quan đến VN có trong bài viết nói trên của ông ấy. Thảo luận đó có thể ở hình thức thuận tiện, rộng rãi trong khuôn khổ các khả năng to lớn của phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. RIA và Dân trí, VTC News có thể giúp tổ chức cuộc thảo luận này, để đông đảo người đọc Nga và Việt Nam chứng kiến.

 
Ở Việt Nam có đủ người thông thạo tiếng Nga để các ý kiến được chuyển tải đến người đọc Nga và Việt Nam một cách thuận tiện nhất.

Xin gửi tới ông lời chào trân trọng.


Trần Đăng Tuấn
Tốt nghiệp Ngành Truyền hình Khoa Báo chí-MGU khoá 1976-1981
Thành viên IATR (Viện Phát Thanh Truyền Hình Quốc tế - Liên Bang Nga)

 

Открытое письмо Генеральному директору РИА Новости (Rossiya Segodnya)

Уважаемый господин Киселев Дмитрий Константинович !

Я пишу Вам это открытое письмо из-зa статьи "Соглашения между Москвой и Пекином лучше всех деклараций", написанной Дмитрием Косыревым и опубликованной на веб-странице РИА Новости от 19 мая 2014 г.
Каждая строчка, каждое слово, касающееся Вьетнама в этой статье, причиняют глубокую боль вьетнамским читателям, особенно тем, кто близко связан с Россией , в том числе и мне (Судя по данным об авторе этой статьи господине Косыреве, мы с ним почти ровесники. Мы оба окончили МГУ, и журфак, где я учился, находится всего в нескольких шагах от иссa, в котором учился Косырев)
После того, как данная статья была переведена на вьетнамский язык, мне стало трудно смотреть в глаза своим соотечественникам. Дело в том, что я вижу в их глаза вопрос: "Почему?"
Да, почему на официальной веб-странице одной из самых авторитетных медиа-организаций России были опубликованы такие искаженные и оскорбительные "аргументы" об истории Вьетнама?
Почему при анализе событий вокруг Вьетнамa на фоне нынешней обстановки в мире, было сделано такое несправедливое сравнение?
Почему именно в период, когда вьетнамцам нужны посредники – примирители для того, чтобы избежать возможных бед и кровопролития, появились такие недоброжелательные слова в адрес Вьетнама- слова, которые могут нанести политический вред?
Я бы хотел отметить, что такие недоброжелательные слова уже высказывались и ранее, только не на русском!

В конце концов, всем нужны друзья, но почему нужно доказывать необходимость новых отношений через отрицание старой дружбы? Это чуждо и русскому и вьетнамскому менталитету.
Наши читатели были ошеломлены, потому что автору совершенно не хватает знаний о Вьетнаме, он абсолютно не понимает природу того, что происходит, и абсолютно не знает о том, как Вьетнам желает мира.

Возможно, уважаемый Дмитрий Константинович, вы объясните это тем, что статья выражает лишь личное мнение автора. Я в какой-то мере согласен с Вами!
Но дружба и тесные отношения между нашими странами и народами слишком велики и дороги, что не позволяет нам - журналистам, пренебречь всем тем, что могло бы омрачить эти священные чувства.
Поэтому при помощи этого письма я бы хотел попросить Вас передать господину Косыреву приглашение вступить в открытую, откровенную дискуссию, в которой мы обменяемся объективными мнениями о положениях, изложенных в его статье. Эта дискуссия может быть осуществлена медиа-организациями обеих стран - РИА Новости с российской стороны и VTC News, другие гaзеты c вьетнамской стороны будут публиковать содержание дискуссии, в которой примут участие не только журналисты и специалисты в этой области, но и общественность России и Вьетнама.
Во Вьетнаме имеется достаточное количество русистов, которые обеспечат качественный перевод.
С уважением.

Чан Данг Туан
выпускник журфака МГУ (выпуск 1976 - 1981) Член ИАТР (Международной Академии Телевидения и Радио – Российская Федерация)


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 24-05-2014 09:09






Xem 11 - 15 của tổng số 15 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: CucNT
25/05/2014 19:43:13

Cảm ơn Bạn Kgu đã giới thiệu cho ACE rõ ràng hơn về công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.


Cảm ơn guest đã sưu tầm được 1 bài thơ đầy nỗi niềm. Cái tài tình của tác giả là sử dụng tên các bài hát tiếng Nga người Việt rất yêu thích để tạo nên 1 bài thơ ý nghĩa.



Từ: Guest sưu tầm
25/05/2014 14:09:04

BUỒN CÙNG NHỮNG CA KHÚC NGA


ừng say với Triệu Bông Hồng


Giật mình có đúng hay không chuyện này?


Đôi Bờ khi trước cầm tay


Bây giờ ai nỡ ngoắt quay nghĩa tình?


Tổ Quốc - Vì nước hy sinh


Nhưng sao chỉ nghĩ cho mình mà thôi?


Chiều Maxcơva buông rồi...


Giọng ai bỗng chốc như nhồi tim ta?


Volga xinh đẹp xưa mà


Tự dưng sao lại nói ra những lời?


Cây Thuỳ Dương phía chân trời


Còn đâu mềm mại như người từng yêu?


Chiều Hải Cảng tím cả chiều


Buồn sao ai nỡ đặt điều dối gian?


Đàn Sếu nối cánh chứa chan


Lẽ gì bội bạc  cho đàn tứ tung?


Tình Ca Du Mục bão bùng


Trách ai gieo gió hãi hùng cho ai?


Đỉnh Núi Lê Nin hùng oai


Một chiều lại thấy mệt nhoài nhìn lên...


Đôi Mắt Mầu Hạt Dẻ hiền


Xin đừng hoá dại, hoá điên một giờ...


Cánh Đồng Nga dệt nên thơ


Nỡ lòng nào lại bất ngờ đầy sâu


Điệu Nhảy Trên Trống còn đâu


Thấy ai đang đổ thêm dầu lửa kia


Thời Sôi Nổi hoá cắt chia


Anh em sao lại nỡ lìa xa nhau


Mặt Trời Khuất Sau Núi đau


Tối đen như dạ phai mau máu đào…



Từ: Guest BanKGU
25/05/2014 00:07:34

Sự thật Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng


24/05/2014 18:26 (GMT + 7)


TTO - Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu nội dung phỏng vấn thạc sĩ Hoàng Việt - một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông - để bạn đọc hiểu rõ các vấn đề về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14-9-1958.


* Xin ông cho biết về bối cảnh ra đời cũng như mục đích của công thư ngày 14-9-1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai?


- Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1965, lúc này sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao, Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) phải tận dụng tất cả mọi nỗ lực để giành chiến thắng trên chiến trường.


Với sức mạnh hạn chế của mình, VNDCCH đã phải tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia khác, đặc biệt là từ Trung Quốc, một quốc gia vốn nằm cạnh Việt Nam, và cũng là một trong các “anh cả” của chủ nghĩa cộng sản. Đã có nhiều sự phối hợp từ quân đội VNDCCH và Giải phóng quân Trung Quốc.


Năm 1949, lực lượng quân sự của VNDCCH đã giải phóng Trúc Sơn (thuộc lãnh thổ của Trung Quốc) từ tay của Quốc dân đảng và sau đó trao lại cho Giải phóng quân Trung Quốc.


Rồi năm 1957, Hồng quân Trung Quốc đã chiếm đảo Bạch Long Vĩ rồi sau đó trao trả lại cho phía VNDCCH.


Phía Trung Quốc còn nhắc là Việt Nam chiến đấu không chỉ bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, mà còn đối với cả lãnh thổ Trung Quốc trước sự đe dọa của Hoa Kỳ.


Lúc này trật tự thế giới được chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu.


Sau khi CHND Trung Hoa chiến thắng Quốc dân đảng, Quốc dân đảng phải chạy sang Đài Loan, CHND Trung Hoa muốn giải phóng Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Hoa Kỳ đã trợ giúp cho Đài Loan, từ đó đã dẫn đến cuộc chiến giành các đảo Kim Môn, Mã Tổ.


Năm 1958 cũng là năm đầu tiên của Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất nhóm họp, các quốc gia tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau.


Phía Hoa Kỳ cho rằng lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.


Chính vì vậy, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra một công hàm để khẳng định chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý mà ta thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhắc đến trong công thư ngày 14-9-1958 của mình.


Trong tinh thần ủng hộ Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có thư phúc đáp cho việc đồng ý công nhận “hải phận” - tức lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý.


Như vậy, công thư này cho thấy nó mang một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý, đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế.


* Vậy tại sao Trung Quốc lại có lập luận khác về giá trị pháp lý của công thư này?


- Sau này, phía Trung Quốc hay sử dụng công thư này để biện minh rằng Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Họ cũng biện minh rằng khi CHXHCN Việt Nam bác bỏ điều này và cho rằng Việt Nam có đầy đủ chủ quyền một cách hợp pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa tức là Việt Nam đã vi phạm tới nguyên tắc estopel (tức là Việt Nam không thể đã thừa nhận lúc năm 1958 rồi sau này lại không thừa nhận, như vậy là mâu thuẫn trong lập luận của mình).


Để phân tích về giá trị pháp lý của công thư, ta thấy như sau:


Thứ nhất, công thư này nhằm trả lời cho một công hàm của Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai ký về việc “công nhận hải phận 12 hải lý” là một tuyên bố đơn phương. Yếu tố chủ yếu trong tuyên bố đơn phương là việc thể hiện sự mong muốn. Sự thể hiện mong muốn này cần phải được giải thích bằng cách phân tích đối tượng và mục tiêu của tuyên bố đơn phương này trong các diễn biến lịch sử.


Việc giải thích ý chí của một quốc gia trong một tuyên bố đơn phương như vậy cần phải được diễn giải một cách thận trọng, và đối tượng của sự cam kết trong tuyên bố đơn phương đó phải được xác định chính xác. Lịch sử hình thành và ra đời của công thư như đã được trình bày ở trên.


Vậy công thư này có thể được hiểu là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của phía VNDCCH không? Đối với các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Tuy nhiên, công thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền.


 


Và thêm nữa, đối với các sự chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng VNDCCH không có thẩm quyền quyết định việc ấy, mà phải là cơ quan quyền lực tối thượng ở Việt Nam là Quốc hội. Và cuối cùng, VNDCCH không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà VNDCCH không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế, và cũng không kiểm soát nó trong thực tế.



Từ: CucNT
24/05/2014 20:32:06

Hôm qua đọc bài của Kosyrev, em đã " nổi điên" Chúng ta, những người đã được học tập sinh sống, trưởng thành trên đất Xô viết, có lẽ ai cũng mang trong lòng những ấn tượng, những kỹ niệm đẹp đẽ về những người dân Xô viết đã chia sẻ cả tinh thần lẫn vật chất cùng nhân dân VN qua bao thăng trầm trong những năm tháng đã qua.


Vậy mà thế cuộc mới thay đổi chút xíu, Nga ký được với TQ hợp đồng 400 tỷ USD, tập trận chung trên biển Hoa Đông, tình bạn của chúng ta đã bị chà đạp thế này sao?


Cảm ơn Trần Đăng Tuấn đã thay  mặt cho rất nhiều người kịp thời tỏ rõ thái độ của mình đối với tác giả bài báo.


 



Từ: NghiPH
24/05/2014 19:15:39

 


 


 


 


 


 


Anh chị em hãy đọc bài của Дмитрий Косырев:


Соглашения между Москвой и Пекином лучше всяких деклараций


      АКТУАЛЬНЫЙ КОММЕНТАРИh 9;


            Дмитрий Косырев, политическl 0;й обозреватеl 3;ь МИА "Россия сегодня"


Сигналы, поступающиk 7; накануне визита Владимира Путина в Китай насчет "украинской" темы на будущих переговораm 3;, предельно интересны. С одной стороны, "целью визита не является ; обсуждение украинской проблемы", таково мнение одного из бывших послов Пекина в Москве. С другой стороны, "поведение США на междунар ;одной арене дает России и Китаю новую возможностn 0; для развити ;я сотрудничеl 9;тва". Это тоже мнение бывшего посла Пекина в Москве, только другого. Наконец, для подписа ;ния подготовлеl 5; не простой, а "рекордный" и даже "фантастиче 89;кий"пакет соглашений и прочих документов. Это уже из высказыв ;аний помощника президента России Юрия Ушакова. Как расшифроваm 0;ь эту головоломкm 1;? 


Их Украина


Украинский кризис и красноречиk 4;ое молчание Китая


В официальноl 4; сообщении о предстоя щем визите как таковом ; говорится, что он пройдет во вторник, 20 мая, а 21 мая главы российскогl 6; и китайског ;о государств примут участие в четвертом ; саммите Совещания по взаимоде ;йствию и мерам доверия в Азии (СВМДА). На этом, втором для Путина, саммите не может не возникну ;ть тема, которая как бы зеркально отражает "украинский кризис". И тут, вроде бы, надо уже Москве что-то говорить - а она до сих пор этого старательнl 6; избегала. 


Речь о том, что у Китая есть "своя Украина", почти полный аналог. Только это не одна страна, а две - Филиппины и Вьетнам. В том смысле, что они играют в отношения ;х Китая с США и Западом в целом ту же роль, которую сыграла Украина как таковая ; в отношения ;х России с теми же США и Западом в целом. 


Накануне визита Владимира Путина Китай пережил большую неприятносm 0;ь - эвакуацию своих граждан из Вьетнама ;, числом около 3 тысяч человек или больше. Их пришлось спасать от погромов ;, во время которых двое погибли и около 100 человек были ранены. Ничего себе увертюра для разгово ;ров о мерах доверия в Азии. 


Вьетнам - не Китай


В начале мая Китай попытался начать подводную разведку нефти возле островов Сиша (Парасельск 80;х) в 27 километрах от китайско ;го побережья и в 241 километре от вьетнамс ;кого. Но это, с точки зрения Вьетнама, спорные территории, и возле платформ появились вьетнамскиk 7; лодки и суда, а в воде обнаружилиl 9;ь аквалангисm 0;ы, пытавшиеся расставить там сети. Не первая такая стычка в этих морях и не последняя. 


Каким образом в этот конфликт вписались погромы на китайски ;х фабриках на суше Вьетнама (часть которых вообще, как оказало ;сь, принадлежиm 0; тайваньцам)&nbs p;- сложный вопрос. Вьетнамскоk 7; правительсm 0;во извинилось, арестовало около тысяч ;и смутьянов. Кстати, эта история в очередной ; раз показала: сначала кто-то, может быть, думает организоваm 0;ь "контролиру 77;мый" Майдан, но дальше дело идет своим ходом.


Почему Вьетнам - это китайская Украина: история очень давняя. Две тысячи лет назад Вьетнам был частью Китая. Но с 880 года - уже нет. Все последующиk 7; века вьетнамскиk 7; интеллектуk 2;лы тратили немало усилий, чтобы показать: Вьетнам - не Китай. 


 


Хотя для наивног ;о человека тут возникает много вопросов: а в чем отличия? Внешность, язык, основы культуры? Но соседняя китайская провинция Гуандун во всех этих смыслах очень похожа на Вьетнам, а, например, язык ее точно так же не вполне понятен китайцам из прочих провинций, как и вьетнамскиl 1;. И вообще все провинции Китая чем-то от других отличаются... В общем, вот такой у них эмоциональl 5;ый фон отношений. Который делает Вьетнам очень удобным орудием для создани ;я проблем Китаю - как Украину ; для России. 


И не забудем, что последняя война, которую в своей истории вел Китай (маленькая и для китайцев не очень победоноснk 2;я, в 1979) была с Вьетнамом ;. По какому поводу - уже неважно. Но была. 


Что касается Филиппин, то тут история несколько другая. Образованнl 6;й элите этой страны было не по себе оттого, что американцы  ;- бывшие колониальнm 9;е хозяева Филиппин - "уходили" из Азии. Нынешнее филиппинскl 6;е правительсm 0;во чувствует себя спокойнее в прежней роли - союзника США, хотело бы такой союз возродить. И ведь всего-то для этого требуется поддерживаm 0;ь не очень сильную напряженноl 9;ть в отношения ;х с Китаем. По какому поводу? А по поводу всяких морских спорных территорий. Море большое, споров на всех хватит. Хотя нельзя не заметить ;, что пока США "уходили" из Азии, страны этого региона как-то обходились без конфлик ;тов и споров. 


Не тратить слов зря


Никто в США особо и не скрывает сути происходящk 7;го. Все в открытую. Нужна колючка-дру 75;ая в боку Китая, показывающk 2;я всем в Азии, что дракон не всесилен ;. Не реагирует на территор ;иальные притязания слабых соседей по поводу островов, которые лет 20 назад никого не волновал ;и? Значит, сам слаб. Реагирует, обижает маленьких? Значит, плохо себя ведет, слишком силен, и тут для региона ;льного баланса всем нужна Америка. 


Oбама в Азии: сила жесткая, мягкая и никакая


 Вот так уже несколько лет выглядит на практике ; политика администраm 4;ии Барака Обамы по "возвращени 02; в Азию". Как видим, почерк точно тот же, что с Россией и Украиной (раньше - с Грузией). Нужна небольшая страна, которую в случае чего не жалко. Одна, или две. Более того, Россия и Китай не единстве ;нные мишени такой политики, нечто подобное США уже не раз проделывалl 0; в самых разных частях света. Это уже как бы норма. 


И вот представим себе: что Москва должна говорить с трибун по поводу этой истории? Что она - твердо на стороне Китая, а Вьетнам неправ? Но Вьетнам - наш друг и партнер, да и Филиппины не враг. Главное же, чего конкретно мы добьемся тут громкими словами с трибун, кроме осложнений? И чего добьется Китай, если будет заявлять на всю Европу и Америку: да мы же хорошо знаем, кто и что устраивает против России с помощью украинскогl 6; кризиса - потому что с нами творят то же самое? 


Не говоря о том, зачем нам (или Китаю) вообще нужна вот такая поддержка друг друга, если мы никоим образом не падаем? Мы понимаем, что нас пытаются ослабить. Но можем себе позволить не обращать ; внимания и продолжат ;ь подписыватn 0; контракты. 


Кстати, "рекордный" пакет контрактов готовился заранее, в порядке развития многих лет партнерствk 2;, без особой связи с Украиной, и это тоже своего рода ответ на самые разные вопросы и ожидания. Никто не собирает ;ся шарахаться с западного ; направлениn 3; сотрудничеl 9;тва к восточном ;у (есть такая наивная идея) просто потому, что такие процессы занимают годы. Мы с Китаем их зря не тратили. 


А громкие декларации... Кто конкретно их ожидает? Не политики, а публика. Мы - по поводу Украины, китайцы - по поводу островов в Южно-Китаl 1;ском море, прежде всего хотим правды, правильных слов. В нашем, массовом, человеческl 6;м сознании сильнее всего в этих историях - обида: как же можно этим американцаl 4; или европей ;цам так откровенно, нам в лицо, врать по каждому эпизоду украинскогl 6; (южно-китайс 082;ого морского) кризиса? Ведь знают же, что мы знаем, как все на самом деле. Но врут. Вот сейчас мы с русскими (китайцами) соберемся вместе и скажем все как есть. 


А надо ли? Напомню, что в русской и китайской ; культуре есть такая особенностn 0; - не тратить слова зря. Самые важные вещи - те, о которых и говорить не нужно. Мы на кого-то обижаемся? Но на обиженны ;х воду возят.


 


Дмитрий Евгеньевич Косырев родился в 1955 году, под знаком Тельца, в Москве. Выпускник Института стран Азии и Африки при МГУ и Наньянскогl 6; университеm 0;а (Сингапур). Историк, востоковед по диплому и политическl 0;м убеждениям.


Проработал в газете "Правда" с 1979 по 1991 год. В том числе в качестве региональнl 6;го корреспондk 7;нта по Юго-Восточн 86;й Азии (Малайзия, Сингапур, Филиппины) - с 1988 по 1991 год.


В интересное время с 1991 по 1997 годы побывал ответственl 5;ым за PR журнала "Деловые люди", дипломатичk 7;ским обозреватеl 3;ем "Российской газеты", главным редактором журнала Russian Trade Connections (в Гонконге), а также занимался торговлей. За последнее благодарен судьбе как за полезный и незабываемm 9;й опыт, но больше не надо.


С 1997 по 2001 год - заведующий международl 5;ым отделом "Независимо 81; газеты" (при Виталии Третьякове), ответственl 5;ый редактор приложения "Дипкурьер".


С осени того же года и посейчас - политическl 0;й обозреватеl 3;ь РИА Новости.


Писал и пишет прежде всего об Азии - Юго-Восточн 86;й, Восточной и всякой другой. Как в России, так и в изданиях самой Азии. Хотя бывает всякое - иногда просят выступить на темы литературы, музыки, театра и жизни людей, которые в этих сферах прославилиl 9;ь.


Пишет также романы и рассказы, но под другой фамилией, а раз так, то там уже другой человек с другой биографией.


Если вы увидели его лицо по российскомm 1; (и не только российскомm 1;) телевидениn 2;, то вам это не показалось.


В определеннm 9;й период своей жизни был винным экспертом и аналитиком, автором множества материалов о винах и закуске разных стран. Как, впрочем, и о крепких напитках и сигарах. Чемпион России по курению сигар (командный зачет) в 2002-2003 годах.


Любимое занятие: путешествиn 3;, особенно по коралловым местам.


Счастливо женат, соавтор и воспитателn 0; 2 прелестных детишек женского пола.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s