KGU News >>Người KGU >>Chúng ta
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 15 Tháng mười một. 2014

PHƯỢT


Các bài viết liên quan:
- Những bức thư không bao giờ gửi


Tác giả: MinhCK

“PHƯỢT” ÔTÔ

 

Thường giới trẻ bây giờ chúng hay đi “phượt” mà đã đi thường hay đi xe máy (đi xa), đi gần thì chúng đi xe đạp. Còn chúng tôi “những người già” thì cũng học theo chúng nó, cũng “phượt” nhưng chúng tôi đi bằng ôtô.

 

Thác BẢN GIỐC - CAO BẰNG

 

Trong đợt “phượt” kéo dài hai đêm ba ngày vừa qua đoàn chúng tôi có năm người đã đi qua bốn tỉnh gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Đã đi qua chợ Tân Thanh, chợ Kỳ Lừa, thành phố Lạng Sơn nơi mà tôi đã tới lâu lắm rồi, chắc cũng phải bẩy năm về trước. Từ Lạng Sơn chúng tôi theo Quốc Lộ 4A sang Cao Bằng. Chúng tôi tới thăm thác Bản Giốc để chúng kiến những nơi chúng ta đã mất đất, mất sông, mất thác ra sao và như thế nào. Đến đấy chúng tôi đã chứng kiến kiểu “vừa là đồng chí vừa là anh em” trong thời đại mới ra sao, để hình dung xem răng nó cắn môi đau chảy máu như thế nào?

Cột mốc biên giới trên bộ - phía VIỆT NAM

 

Chuyện chỉ biết thế thôi, cụ thể về nó nói làm gì cho mệt lòng. Cuộc đi này đối với tôi ấn tượng nhất vẫn là hồ Ba Bể và những cảnh vật và con người ở nơi đó. Thấm thía cho tôi một triết lý đời thường rằng: “Xã hội này không có người xấu, chỉ có những người không hiểu nhau và không biết cách cư xử mà thôi”.

 

Chúng tôi đến vườn quốc gia Ba bể vào khoảng 5 giờ chiều một ngày cuối Thu. Màn đêm đã rình rập đâu đó, buông xuống gần kín các lối đi, trời chạng vạng tối. Buổi chiều của miền sơn cước xuống nhanh và tối cũng nhanh như những gì thần bí vốn có trong những người dân tộc của vùng này. Chiếc xe con năm chỗ len lỏi qua từng gốc cây, mô đá để đi vào con đường vòng quanh hồ Ba Bể rồi tiến đến một làng dân tộc đa số là người Tày. Bản này mang một cái tên rất “Tày” – bản Pác Ngòi. Không phải hỏi han gì nhiều chúng tôi tìm ngay được nhà nghỉ Hoàng Nguyên theo kiểu Homestay. Nhà nghỉ này em Thủy và em Hương đã hỏi được qua hai cháu đi “phượt” bằng xe máy ở NGƯỜM  NGAO vào sáng nay trên thác Bản Giốc. Các cháu đã có hai tối quá giang ở đây trong homestay của người dân tộc Tày này. Huy dặn tôi ngồi lại trong xe để Huy cùng hai “cô nương” của đoàn lên xem nhà và đặt ăn bữa tối (nếu chỗ ở OK). Khoảng nửa tiếng sau  chúng tôi đã yên vị trong ngôi nhà sàn cao nhất bản. Từ đây có thể nhìn thấy cả một vùng xanh bạt ngàn, thâm nghiêm cùng cốc của rừng Quốc Gia Ba Bể. Chỗ này có một cái View cực đẹp. Một phần của hồ Ba Bể hiện ra lung linh, xanh biếc, huyền ảo. Chỉ tiếc trời tối nhanh quá nên tôi chỉ mới cảm nhận chứ không thể nào hưởng thụ hết vẻ đẹp nguyên sơ, tĩnh lặng của một miền rừng sơn cước sơn thủy hữu tình như ở đây. Tôi đã đến hồ Hòa Bình trên sông Đà, đến hồ Thác Bà, nhưng có lẽ nơi này là đẹp nhất, lý thú nhất.

 

Lâu lắm rồi mới có khái niệm ngủ phải mắc màn và WC chung nhau mấy phòng một cái mà lại nằm dưới tầng một của nhà sàn. Tôi vốn lười nên không mắc màn mà bật quạt để đuổi muỗi. Chiếc quạt Điện Cơ của nhà nghỉ có lẽ do hỏng nên ba số của nó chạy sàn sàn như nhau, lại được treo trên tường gỗ làm vách ngăn giữa hai phòng nên khi chạy phát ra những tiếng kêu rất to làm bạn Huy của tôi không làm sao ngủ được. Cùng với tiếng kêu của quạt là  sự “rung rinh” của cái sàn gỗ như đi trên tầu biển và tiếng kót két của những tấm gỗ lát sàn khi có người đi qua. Nếu như tối hôm đó tôi không làm một viên Rotunđa thì có lẽ cũng mất ngủ luôn.

 

Hai bác cháu (Hương Giang con gái Huy Thủy- phóng viên ảnh chiến trường) bên homestay cao nhất bản

 

Chúng tôi dậy sớm định đón bình minh trên hồ, nhưng không thực hiện được vì trời mưa. Phải đến khoảng 8 giờ khi thuyền rời bến để đi thăm hồ thì mặt trời mới ló lên được. Phải nói thực sự rằng, hồ Ba Bể đẹp một cách lạ lùng và vô cùng huyền bí. Nước trong hồ xanh, xanh cái mầu của cây cỏ hoa lá, xanh mầu của bạt ngàn các loại cây có trên rừng tạo nên một không khí trong lành, dễ chịu, cảm giác như chưa từng gặp bao giờ, ở đâu như thế. Thuyền đi được khoảng 20 phút tình cờ chúng tôi thấy bên mạn phải của thuyền nước đục một cách lạ lùng. Những dòng chảy giữ dội như muốn ăn trôi nuốt sống con thuyền bé nhỏ của chúng tôi. Ai cũng sợ, chỉ muốn quay về thôi. Một chút nữa thì quên không giới thiệu về người điều khiển con thuyền máy đưa chúng tôi đi thăm hồ. Đó là một cậu nhỏ còn rất trẻ, chỉ khoảng 30 tuổi là cùng, nhưng khá hiểu biết, hỏi về cái gì cậu ta cũng trả lời được. Cậu ta giới thiệu cho chúng tôi chỗ ranh giới giữa đục và trong của dòng nước là chỗ tiếp giáp giữa hồ Ba Bể và sông Năng. Có lẽ sau cơn lũ tối qua nên ở đó không nhìn thấy bờ, không rạch ròi, cụ thể đâu là sông và đâu là hồ. Mọi cái chỉ nhận biết ra được là khi mùa lũ về (như tối qua) thì sáng nay chúng tôi mới biết cái ranh giới đó.

 

 

 

                Sơ đồ đường đi đến thác Đầu Đẳng và sông Năng

 

Thuyền chúng tôi chạy suôi dọc theo sông Năng để đi về thác Đầu Đẳng. Sông Năng thấp hơn hồ khoảng gần một mét nên có lẽ vào mùa khô đã có nhiều người nói là hồ cạn lắm, không có nước, trong khi đó thì dòng sông Năng vẫn chảy. Có lẽ phải đến vào mùa nước cạn mới biết được rõ đâu là sông, đâu là hồ và ai tiếp nước cho ai để cả hai cùng tồn tại. Đi khoảng một giờ đồng hồ, cả đi thuyền và đi bộ chúng tôi đã đến thác Đầu Đẳng.

Vị trí để đứng ngắm thác. Phía sau là sông Năng chảy qua thác Đầu Đẳng

 

Lúc nhỏ được học, được nghe nói nhiều bây giờ mới được mục sở thị về cái thác có cái tên rất ngộ nghĩnh này. Thác Đầu Đẳng dài khoảng 1 km, thác là một khúc gẫy của sông Năng, đổ nước xuống phía tây vườn Quốc gia rồi đi vào địa phận của tỉnh Tuyên Quang. Hồ thủy điện Na Hang nằm trên dòng sông Năng này. Chúng tôi quay  về sau khi đã chụp ảnh, ngắm thác và gửi lại những kỷ niệm để ghi dấu là mình đã đến đây trên dòng sông và cái thác rất gợi nhớ này.

Trên đường về, Hồ Ba Bể xanh trong không thể nào quên

 

Trên đường về mới có dịp ngắm nhìn phong cảnh cái nơi mà mọi người hay gọi là thâm nghiêm cùng cốc, nhưng thật đẹp với hàng đàn chim đủ loại, với những cánh cò trắng tung bay ngang trời, đậu trên những nhành cây, đám cỏ, những đàn trâu ung dung gặm cỏ bên sườn núi. Phong cảnh thật thanh bình và dễ chịu, thứ mà với dân Hà Nội là xa xỉ, là những gì đã lâu lắm rồi chúng tôi không được trực tiếp xem mà chỉ được đọc đâu đó trong sách vở. Lên khỏi thuyền cũng đã quá trưa, chúng tôi phải tiếp năng lượng để lại tiếp tục cuộc hành trình go home. Trong thâm tâm thì tôi nghĩ: Ai chưa một lần tới đây hãy cố gắng thu xếp để có một chuyến đi nhé!

 


Người post: MinhCK

Ngày đăng: 15-11-2014 11:11






Xem 21 - 21 của tổng số 21 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 |

Từ: Guest Guest BaLX
15/11/2014 15:48:58

Đi du lịch theo kiểu " phượt " có cái thú riêng của nó khi đi theo nhóm ít người. Được chủ động về thời gian đi, các điểm tham quan theo sở thích của mình. Thích nhất là có đủ thời gian để được " trải nghiệm"  những nơi đã đi qua mà mình thấy thích nhất; được ăn những món ăn theo sở thích của mình mà ko phải phụ thuộc vào một thực đơn đã được đặt sẵn. Vơis lứa tuổi của anh chị em mình, có điều kiện thì đi du lịch theo kiểu này sẽ thoải mái hơn rất nhiều so với kiểu chạy Ma-ra-tổng của các tour truyền thống. Chúc Cặp tay lái lụa " MinhKC và HuyQT " sẽ tiếp tục trên từng cây số với các chuyến "phượt" đầy lý thú trong những mùa đẹp nhất của năm.




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s