KGU News >>Người KGU
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 12 Tháng năm 2015

NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN CỦA KHÓA 72 CHÚNG TÔI




Tác giả: Diệp Chí Mậu

 

Rời Bacu-thù đô cùa Cộng hòa Agiecbaijan đầy gió với biết bao càm xúc về  năm Dự bị tại Trường Dầu nổi tiếng, chúng tôi gồm 30 người(15 Hóa và 15 Sinh vật theo sự phân công của Sứ quán) đáp tàu hòa về Mondavi. Được giao làm trưởng đoàn, lúc ấy tôi cũng chưa khái niệm gì về nơi sẽ đến học trong 5 năm tới và cũng chưa biết xe lửa sẽ đưa chúng tôi về hướng nào. Sau một ngày đêm rong ruồi, sáng hôm sau tàu đưa chúng tôi về đến ga Kiep- thù đô cùa nước cộng hòa Ucraina. Đang không biết đi tiếp ra sao thì có người đến đón nói rằng sẽ cùng chúng tôi về Mondavi. Sau nầy tôi mới biết đó là thầy Isac Aronovic, người được các anh khóa đầu đặt cho biệt hiệu” ông gà chọi” do da mặt đò như da gà chọi. Ông là thầy dạy chúng tôi môn Các phương pháp phân tích hóa lí năm thứ tư.

Chúng tôi đến Kisinhop vào một sáng đầu hè năm 1967. So với Bacu khí hậu nơi đây thật dễ chịu: trời trong xanh, mát mẽ. Thành phố yên tĩnh với những hàng cây phong thằng tắp hai bên đường.Chúng tôi được bố trí ở kí túc xá số 4 trên đường Benderskaia, mỗi phòng 4 người: 2 Việt nam và 2 sinh viên người Mondavi. Chúng tôi cùng nói chung 1 ngôn ngữ tiếng Nga. Sau khi bắt tay làm quen và làm thủ tục nhập phòng bằng một li gỗ sối ¼ lít rượu vang đỏ đến cạn, chúng tôi hối hả chuẩn bị cho lễ khai giảng khóa học sẻ diễn ra vài ngày sau.

Các anh chị khóa 1.

Thật may mắn chúng tôi còn gặp lại một số anh chị khoa Thổ nhưỡng và Sinh vật chờ tốt nghiệp về nước trong lúc “lạ nước lạ cái”. Các anh chị giúp chúng tôi làm quen với cuộc sống mới còn bỡ ngỡ, cho những thông tin về trường Đại học tổng hợp Kisinhop mang tên V.L.Lenin nơi chúng tôi sẽ gắng bó trong 5 năm tới. Các thầy cô giáo trong trường được các anh đặt tên ngộ nghĩnh dễ nhớ như ông “Cò” người quản lí kí túc xá, người mà tôi thường xuyên liên hệ trong suốt khóa học với công việc dọn dẹp vệ sinh phòng ốc, mời ông bà dự tiệc hàng năm do chúng tôi tổ chức vào lễ quốc khánh Vietnam 2/9, thầy “Gà chọi”, cô “Ngựa”…

Tôi có trách nhiệm phải chuẩn bị bài phát biểu chào mừng khóa học mới với vốn liếng tiếng Nga chưa nhiều sau 1 năm học dự bị. Thật nan giải lúc đó! Tôi tìm đến “sư phụ” Trần văn Chánh, hội trưởng đầu tiên của khóa 1 nhờ giúp đỡ. Anh Chánh thuộc hàng lớn tuổi của khóa 1 lúc ấy (cán bộ đi học), học ngành Thổ nhưỡng. Các anh khóa 1 gọi anh ấy là Chánh Do thái bởi dáng nhỏ con thông minh, anh nói tiếng Nga hay như người Nga. Anh phát âm tiếng Việt bằng giọng Nam bộ và Hà nội đều chuẩn. Sau nầy tôi mới biết anh là rể của tướng Vương Thừa Vũ nổi tiếng thời kháng chiến chống Pháp. Anh giúp tôi soạn nội dung và luyện cách đoc sao cho đúng trọng âm và ngữ điệu, điều mà bất cứ ngoại ngữ nào cũng cần phài vậy. Chị Tâm Đan khóa 1 cũng thuộc lớp anh chị lớn tuổi. Chị là giáo viên trước khi sang đây học. Chị làm nghiên cứu sinh ngành Hóa tại Viện hàn lâm khoa học Mondavi. Chúng tôi được nghe chị kể những điều tai nghe mắt thấy về thuật thôi miên ngày ấy còn xa lạ thật bất ngờ và thú vị. Tôi ái mộ anh Phí văn Ba (Thổ nhưỡng) với tài nói và hát tiếng Nga rất hay như một nghệ sĩ thực thụ. Trong một chuyến đi Tiraspon gặp gỡ với dân địa phương cùng với chúng tôi, anh ôm ghita hát liền hai bài”Trên cao điềm không tên” và “Aurica” cả bằng tiếng Mondavi trước hội trường chật ních khán giả khiến các cô gái Mondova say mê vây quanh. Anh bị họ “bắt cóc”vì hôm sau trở về Kisinhop đoàn không thấy anh đâu. Có quá nhiều giai thoại về anh. Tôi nhớ có lần chị Lê Diệu Muội gặp tôi để ‘tố” anh ấy về việc sinh hoạt ngoài qui định của đơn vị. Các anh Bùi ngọc Thọ, Nguyễn phước Thành quay lại trường làm nghiên cứu sinh tại khoa Hóa. Anh Thọ có năm làm đơn vị trưởng còn anh Thành sau tốt nghiêp về nước công tác cùng đơn vị tôi. Các anh là những nhà khoa học và quản lí  tài năng và đức độ. Anh Phước Thành đã đi xa đột ngột để lại trong tôi niềm tiếc thương khôn tả.

     Các bạn khóa 72

Khoa Hóa 72 chúng tôi ngoài 15 bạn từ Bacu còn bổ sung thêm hai bạn nữa đến từ thành phố khác. Khoa sinh vật cũng vậy, tôi không nhớ thêm bao nhiêu nữa. Theo gương các anh chị khóa trước chúng tôi đặt việc học làm đầu. Chúng tôi học bất kể thời gian: học ở giảng đường, ở thư viện trường, trong phòng thí nghiệm hay ở góc đỏ của kí túc xá đến 1-2 giờ sáng với tiêu chí không có điểm 3. Đến giờ nghĩ lại tôi vẫn sợ áp lực việc học lúc đó. Thật là kinh khủng! Kết quả học tập cuối khóa củng khá tốt. Nhiều bạn tốt nghiệp với bằng đỏ, một số ở lại học tiếp nghiên cứu sinh và thành đạt về học vấn sau này.

Hoạt động ngoại khóa đối ngoại của khóa 72 chúng tôi khá xuất sắc. Ngoài thường lệ hàng năm đến mùa thu hoạch nho trên những ngọn đồi bạt ngàn, sinh viên chúng tôi cùng sinh viên bạn lao động hăng say không biết mệt. Mondavi là đất nước nông nghiệp với những sản phẩm trái cây ngon nổi tiếng, đặc biệt là rượu nho các loại đươc sản xuất từ các xí nghiệp nhá nước và từ các hầm rượu của người dân. Trong đời tôi từng được thưởng thức nhiều loại rượu nho của Pháp,Chile,Ý…nhưng không đâu ngon bằng loại rượu nho xứ này cất giữ hàng chục năm ở các gia đinh nông dân Mondavi khi có dịp làm khách quí của họ. Hương rượu thơm nồng, nước rượu sánh như mật ong, cảm giác hơi tê tê đầu lưỡi không lẫn vào đâu được quả là độc nhất vô nhị. Làm gì mua được ở thị trường!

    Thỉnh thoảng nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi tham quan các nông trường, làng quê cách trường vài trăm cây số đến tận biên giới Rumani. Những chuyến đi không thể nào quên khi chúng tôi được đón tiếp hết sức trang trọng như những sứ giả của nhân dân Việt Nam anh hùng với nghi thức bánh mì và muối- nghi thức đặc biệt chỉ dành cho khách quí.

    Hoạt động văn nghệ của khóa chúng tôi cũng khá nổi bật. Đội văn nghệ chúng tôi có mặt trên vô tuyến truyền hình Mondavi với điệu múa Chàm rông của dân tộc Chăm cùng dàn nhạc dây mandolin, ghita và sáo trúc gây ấn tượng mạnh với  bạn.

     Chúng tôi có giọng nữ cao Trần thị Bon (Sinh vật 72) sẵn sàng đem tiếng hát, âm điệu dân ca Việt Nam giới thiệu với công chúng bạn mỗi khi có dịp. Trần thị Bon là giọng hát nổi tiếng từ thời học phổ thông ở trường Học sinh Miền Nam chúng tôi. Bạn ấy đẹp người, đẹp nết, được bạn bè quí mến nhưng đã ra đi sớm do căn bệnh hiểm nghèo (ung thư) .Khi nghe tin chúng tôi thương tiếc vô cùng. Nói chung các bạn khóa 72 chúng tôi đều yêu thich văn nghệ, âm nhạc. Đến tuổi 70 mà tình yêu âm nhạc, múa hát vẫn còn cháy bỏng . Trần thị Cấp–Sinh vật 72 mới sáng tác ca khúc chào mừng 5 năm thành lập hội... (còn tiếp).

 

    Hội KGU

Lời 1:

Hội của ta cùng học chung ở KGU

Gái xinh, Trai tài, nổi tiếng là sinh viên ngoan

Kishinhop là thủ đô của Mondova

Nơi đất lành, bao trái ngọt và rượu nho

Dân hiền hòa, thầy cô tốt, nuôi dậy chúng ta

Thành anh tài, xây đất nước Việt nam nhà

Lời 2:

Hội của ta, tròn 5 năm biết bao thân mến

Mỗi khi xuân về hào hứng cùng vui Du xuân.

Trí vẫn sáng, luôn nhớ về tuổi xuân sinh viên

Sức vẫn bền, theo chúng bạn cùng du xuân

Xuân hòa bình càng ghi nhớ bao người kính yêu

Đã quên mình cho Tổ quốc đẹp muôn đời.

                                                                                                                                         Diệp Chi Mậu Hóa 72

                                                    

 

 

 

 

 

 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 12-05-2015 12:12






Xem 1 - 10 của tổng số 34 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest Lộc hoá72
17/05/2015 16:16:13

Cám ơn Mậu đã đưa mình về cái "thời xa lắc". Mình còn nhớ lúc đó Bạn là lớp trưởng khoa hoá72 trông Bạn mới đạo mạo nghiêm nghị làm sao,đến nổi bọn Tây cứ nghĩ Bạn là con nhà giàu,chắc họ thấy Bạn đẹp trai và học giỏi nghe Bạn nói về rượu nho làm nhớ ngay một kỷ niệm đẹp. Hè năm đó bọn mình đi nghỉ ở traika có một bọn học sinh Modova đi nghỉ thích bọn VN lắm. Bọn mình(ba tên Bích,Lộc,Nhung) kết bạn với với ba chị em một gia đình Modova. Sau đó đến kỳ nghỉ đông ba chị em còn bắt bố mẹ lên tận trường xin phép đón bọn mình về nhà chơi mấy ngày. Về đó cả ngày chỉ uống rượu nho (họ cất trong những thùng gỗ to tướng ở dưới hầm nhà )không được uống nước họ nói rượu nho là modova trà. Mà cũng không hiểu vì sao ba bọn mình chẳng đứa nào bị say cả kể cũng lạ. Đọc bài của Bạn mình thích lắm vì nó đem tuổi trẻ về cho mình viết tiếp đi Bạn nhé


 


 



Từ: ThangNT
17/05/2015 08:12:49

Com của Vịnh hay quá. Đúng là thời ấy còn có một vài việc ấu trĩ. Tiếc rằng bây giờ kiểu "ấu trĩ" trên vẫn còn. Nhiều bài com của khối SV thời 72-77, là khối SV ở KGU biết nhau rõ nhất, họat động mọi mặt cũng hăng say. có lẽ đó là thời ký đáng nhớ trong cuộc đời. 



Từ: Guest TuyetHA
16/05/2015 21:04:19

Chị Cấp ơi, em thêm bài Hội KGU của chị vào cuối bài của a. Mậu đấy, như ảnh minh họa thôi. Bài này chị đưa cho em hôm tập hát ở nhà chị Tâm



Từ: Guest Cap OB-72
16/05/2015 20:05:08

Hoi ta duoc doc bai viet rat hay cua a. Mau va comm cua Nguyen la nho cong cua Nha khao co T nhieu lam day . Tanh tai that ma uy cung lon that , bon chi ru re a.Mau va Nguyen mai khong duoc , the ma T ra tay la cac anh ay bi gio con phan khoi hon bon chi . Cam on T nhieu nha .


Mau nho nhieu chi tiet that hay ve cai thuo ban dau den Kish . Xung dang la "can bo"ca hinh thuc lan noi dung voi mai toc chai nguoc bong muot , dang dieu thu thai khoan thai va nu cuoi luon no tren moi , hen chi lam em Vinh k73 cu tuong la nguoi cua "tren "!


Cam on Mau da nhac ve chi em chung minh o k72 .



Từ: Guest Cap OB-72
16/05/2015 19:49:28

Xin bo cao ve ban nhac cua Cap ma  a. Mau post len Web nhe . Cac ban sua ho not cuoi cung  La thanh  Fa nhe . Cha la luc chep lai ban nhac cho sach se , do mat "ca la toe " cua nhac si vuon lieu nhieu hon tai da quang but tu not Fa len not La , a. Dung ( chong Loc CL 72 ) phat hien va sua chua cho Cap roi  , the ma a. Mau lai vo dau duoc ban sai de post len.Xin cao loi , cao loi a a ! May qua ban nhac sau khi sua chua da co trong tay cua HT Ngoc roi .


Cac ban dong y voi y kien cua  LyTM thi cu hat theo nhu top ca TpHCM trong Video clip cua HT cho de vi da duoc cac ban chinh sua nhung doan ngan nga cuoi cau cho de hat roi . cam on nhieu nha .



Từ: KhanhT
16/05/2015 16:35:27

 


Mình cũng đang xem lại phim Sergei Lazo mà HaiNV cho đường dẫn, cũng copy mấy pô chuyển lên đây để mọi người "nhận diện" các anh chị Kgu72 hồi đó đóng phim. Vừa vào đã thấy Hải post lên rồi, nên chỉ đưa thêm ảnh A. Phí Văn Ba đóng vai sĩ quan Nhật nha:




 



Từ: HaiNV
16/05/2015 16:19:18

@Anh VịnhCX: Anh có trí nhớ quả thực là siêu! Hy vọng, sắp tới mọi người sẽ được đọc nhiều tập hồi ký của anh về người KGU! 



Từ: HaiNV
16/05/2015 15:58:43


 


 


 


 



 





@Anh ThắngNT và các anh chị em: Còm của HaiNV có links đến phim Sergei Lazo đã bị chuyển lùi sang trang trước, các anh chị em có xem hiện nay đang ở trang 2. 



Nhân có ý kiến anh Thắng là có anh Thọ, anh Tuấn cùng đóng trong phim này với anh Ba. HaiNV vừa xem lại, thấy có đến 5-6 anh là diễn viên cơ. Các anh xuất hiện từ đầu phim, khoảng giữa và cuối phim. Đoạn đầu và giữa khá rõ, đoạn cuối khi các lính Nhật áp giải Sergei Lazo đi gặp tướng Nhật thì cả tốp đi nhanh và hơi xa, nhìn không rõ mặt lắm.



Để "nhận mặt" các anh, HaiNV xin post lên đây mấy ảnh chụp các anh ấy từ màn hình laptop.


Như vậy, có thể phỏng đoán: Anh Phí Văn Ba là viên sỹ quan Nhật trong 2 ảnh chụp nghiêng, còn các anh Thọ, Tuấn chụp thẳng.


  

 




Từ: Guest Hanh LT
16/05/2015 15:18:40

Đọc comm of a Vịnh mới biết có đoạn ngồi...thật ấu trĩ, nếu bh SV Ngoại quốc học ở Việt Nam mà không chịu tưởng niệm các liệt sỹ ở BG năm 79 có lẽ e sẽ đề nghị cuốn xéo ra ngoài ngay.Năm 72 e biết rất ít có lẽ vì các anh chị ấy cách tụi e tận 4 năm.Trên trang KGU cũng có bài của a Phí Văn Ba thì phải? Anh Vịnh thật lời khi đồng môn toàn các hoa hậu,đúng là muốn qua sông thì bắc cầu Kiều,muốn iu cô chị phải chiều cậu em...thế nhưng rốt cuộc chả nên cơm cháo gì...



Từ: VinhCX
16/05/2015 12:31:54

        Chào anh Mậu, em rất thích bài của anh. Bài viết nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ và  thỏ thẻ như tính nết của anh thủa nào cách đây 40 năm về trước ở Moldavi và hệt vậy tại lần gặp ở Du Xuân 2015, Hà Nội.


         Góp phần vào “Hoài niệm” của anh  em xin thêm vài ba món gia vị sau đây kiểu “lại hòai niệm” về K72 để làm dài thêm bài viết. Chắc anh đồng ý ? Đây không phải là “Còm”, bởi còm gì mà lê thê đến zậy.


…….


     Vừa mới chân ướt chân ráo bước vào ký túc xá Bendersckai 2/3 tôi gặp các anh chị khóa trên tại “Krasnưi ygolốc” và anh Mậu nói liền:”Để thằng mal-trích (lúc đó chưa biết tiếng Nga đâu) bé nhất vào ở cùng phòng với tớ”. Thế là tôi xách cái valy  vào phòng đầu hồi tầng 2 phía Tây ở cùng anh Mậu ở suốt cả năm dự bị và ăn uống cùng các anh Miền Nam (Ở phòng khác) suốt 2  năm ròng. Tất cả tiền học bổng của 6-7 anh emi lĩnh về đều  cho chung vào một hóc bàn và ai mua gì thì cứ việc lấy đi (Kiểu CS chủ nghĩa đây mà !). Như đã nói trong bài chi Hoa, nhiệm vụ của tôi chỉ là: “Rửa bát, lau nhà, mua sugar, nước k-vát” suốt cả năm trời nên cũng nhàn hạ và “Có màu mè”. Anh Mậu tuy cùng tuổi với các anh chị khóa 72 song nhìn anh quá chững chặc, chín chắn, cứ ngỡ anh lớn tuổi hơn và nghi nghi“Người cấp trên” gửi về !. Hơn thế nữa, lúc đó anh còn là cán bộ to trong Ban lãnh đạo Hội SV KGU  nên lúc ban đầu ở cùng anh  tôi vừa lo lo, vừa sợ sợ… Nhưng rốt cuộc, không phải thế. Tất cả rất tuyệt vời ! “Cái thuở ban đầu ” may mắn ấy cho năm học tiếng vất vả rất Khơ-ra-shô. Nhờ có các anh K72, nhờ có anh Mậu nuôi nấng mà tui hay ăn, chóng lớn như Heo zậy.


    Kỷ niệm thứ 2 với anh Mậu như nguoikgu đã còm là anh Mậu có tâm hồn nghệ sỹ, chơi đàn ghi ta với những gia điệu Walse rất nhẹ nhàng và sâu lắng. Anh đã đệm đàn cho chị Bon và người đẹp lớp tôi (LNL) hát nhiều bài,  trong đó có bài dân ca Nam Dương “Com Ếch xanh” mà đến nay tôi còn nhớ mãi. (Kìa con Éch xanh, Đi từ đâu tới  đây, từ đồng lúa… Mời visit Google để nghe lại bài hát này.Video). Nói thật lòng với các anh chị và bạn bè rằng thời ấy (Và ngay cả bây giờ) nếu lớp ai đó có cô bạn gái ưa nhìn thì các anh lớp trên bao giờ cũng tỏ ra yêu quý, rủ rê và “nịnh”các “Cậu em” ra phết. Nào đá bóng, nào xem phim, chuyện trò, uống nước Ka-vát …đều đều. Và, lớp chúng tôi đâu chỉ có một nàng kraxá-vit-xa !, Và lớp trên chúng tôi đâu chỉ có “Một bậc đàn anh” như anh Mậu ? Nào anh T, anh D, anh U, anh P…..


    Kỷ niêm thứ 3 nhớ mãi và không thể bao giờ quên được  với K 72, K73.. và đây là câu chuyện thật mang kiểu “Ý thức hệ” mà đến nay tôi không thể nào lý giải được. Đó là vào khoảng giữa năm 1969, nhà trường tổ chức long trọng Lễ vinh danh những chiến sĩ Hồng quân hy sinh (trong đó có một Đại tá Biên phòng và một chiến sỹ được truy tặng Anh hùng LX) trong cuộc chiến tranh Biên giới Xô-Trung tại hội trường lớn của trường. Tôi nhớ như in khi Chủ tọa yêu cầu toàn thể hội trường đứng lên “Một phút mặc niệm các chiến sĩ hy sinh..” thì cả hội trường đứng dậy đồng loạt. Vì không biết gì nên tôi đang đứng lên thì ngồi cạnhtôi là anh Mậu kéo nhẹ áo tôi và bảo:“ Ngồi xuống, chỉ đạo của Đại quán ta”. Tôi hơi hoảng và ngồi xuống lập tức như kiểu Từ Hải chết đứng, Trờit chồng. Nhìn toàn bộ hội trường chỉ có sinh viên VN là ngồi, ngoài ra không có một ai (Khoảng 50-60 SVVN. May chút xúi là ta ngồi rải rác, chứ ngồi thành hàng, thành cụm thì khiếp quá !). Biết bao cạp mắt của thấy giáo, sinh viên LX và các  sinh viên nước ngoài nhìn VN mà không biết điều gì đang xẩy ra. Ôi, lúc này Trái Đất sao không nứt ra để sinh viên VN chui xuống.(Thời ấy như anh Khánh nói là Ông Nguyễn Thọ Chân-Đại sứ, Chú Chương-Phụ trách lưu học sinh Vn tai Kish). Ơn Giời, ơn Thượng đế đã phù hộ cho chúng tôi đi qua những giấy phút kịch tính đến thế. Sau hôm ấy nhiều sứt mẻ giữa sinh viên ta và bạn đã xảy ra nhưng may là còn kìm nén được. Cảm ơn sự độ lượng của người Nga, người Môl và bạn bè, thầy cô KGU về việc bỏ qua cho chúng tôi tình cảnh ấy cho dù họ bị xúc pham quá lớn. Các bạn thử tưởng tưởng nếu kịch bản ấy xẩy ra bây giờ thì ta “Đứng” hay “Ngồi”?... Không những họ bỏ qua chuyện ấy mà còn tốt với ta sau mấy tháng sau đó. Khi  Bác Hồ ra đi nhà trường KGU long trọng tổ chức Lễ tang và thờ Bác suốt 49 ngày tại tòa nhà chính KGU. Và như chị Hoa nói là Bùi Xuân Nguyên suốt  “thất thất lai tuần” đều đặn thắp hương và đứng canh hàng ngày từ 8 h tối tới 12h đêm mới về Ob ngủ cùng phòng với tôi. Nói thêm cái lạ nữa là sau khi Bác mất mấy tháng BX Nguyên còn cắt tay lấy máu viết Quyết tâm thư xin về đi bộ đội. Tôi ở cùng Nguyên phòng 48 và tôi chứng kiến tận mắt nó lấy máu viết thư. Rồi sau đó nó gửi đi đâu thì tôi không rõ, nhưng tin chắc thời đó tất cả đều qua Sứ quán ta tại Mat. Thế mà đến nay BX Nguyên vẫn chưa là đảng viên Đảng CSVN. 


   Câu chuyên thứ tư là kể về anh Vinh “Béo”. Anh Vinh ít nói nhưng chuyện “lười” học thì khỏi phải nói. Suốt 4 năm sinh hoạt cùng anh tôi chưa thấy anh bao giờ ngồi học nghiêm túc. Cách học của anh là chỉ có NẰM gối cao và học. Không bao giờ thấy anh ta dùng giấy nháp, bút …..để giải bài tập, kể cả toán, vật lý lý thuyết hay lịch sử KPCC….Tất cả đều làm trong đầu. Anh ta chưa một lần ra góc Đỏ học, chưa thấy anh hỏi bài ai bao giờ… Thế mà thi toàn điểm 5, bằng Đỏ oai ghê. Hơi lạ, vì ít gặp người có kiểu học như anh Vinh.


     Kỷ niêm thứ 5 là chuyến quay về nước của các anh  K72. Thông lệ bất thành văn của KGU hồi đó là trước lúc các anh chị khóa trước lên đường về nước bao giờ đàn em  thân thiết tổ chức bửa nhậu chia tay, chúc lên đường may mắn, còn cấcnh bận thu xếp đồ đạc tư trang. Đã đến giờ ra ga mà chẳng thấy anh Luân dọn dẹp gì cả, bọn tôi (Hiền Bưu, Tiến, Nguyên..) giục hoài, cuối cùng anh Luân lấy chiếc valy được phát từ hồi rời VN ra mà trong ấy chẳng có thứ gì ngoài mấy cái áo cũ và vài cuốn sách. Vì nhẹ quá anh Luân bảo chúng tôi cho 2 quả tạ vào (mỗi quả tạ sắt 5kg) và cân lên được 17-18 kg gì đó rồi xách lên xe về nước. Chuyện lạ có thật 100%, và không biết khi về HN anh Luân làm gì với 2 quả tạ sắt này ?


(Còn nữa, chuyện anh Nguyên như con gái, anh Ba đá bóng như Ramos của Real, anh Quang khéo tay, khéo nấu, anh Tiên “Thể hinh”…em sẽ kể sau nha anh Mậu)


 


 


 




Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s