KGU News >>Người KGU
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 18 Tháng năm 2015

NHỮNG NGƯỜI THẦY XÔ VIẾT CỦA CHÚNG TÔI




Tác giả: Diệp Chí Mậu

 

NHỮNG NGƯỜI THẦY XÔ VIẾT CỦA CHÚNG TÔI

(Cám ơn sự giúp đỡ tìm tư liệu cho bài viết của các em Hóa 74)

 

 

         Vào năm học tôi hay gặp thầy “Gà chọi” , phó giáo sư Isac Aronovic Gerscovic. Ông hay đứng hút thuốc cạnh cửa sổ Hành lang khoa Hóa. Hồi ấy tôi cũng hút. Đó là thói quen từ thời tôi sang Bacu, ở đấy thuốc lá “Thủ Đô” bán khá phổ biến. Một lần thấy tôi ông gọi lại nói chuyện. Ông kể cho tôi nghe những kỉ niệm đep về lớp đàn anh khóa trước, rằng họ học giỏi và là  những người rất kỷ luật, nghiêm túc. Ông thuộc tên từng người từ họ như có ý nhắc nhở chúng tôi hãy cố gắng học tốt như họ. Lặng một chút, thình lình ông hỏi tôi:”Mậu này! tôi không thể hiểu nổi vì sao lãnh đạo các em lại cấm trai gái yêu nhau? “. Tôi chưa kịp trả lởi thì ông kể cho tôi nghe câu chuyện tình tuyệt đẹp của một đôi trai gái.Anh là chàng sinh viên khóa đầu tiên người Việt Nam còn cô gái là bạn người Nga cùng lớp. Họ yêu nhau thắm thiết từ thời gian cùng học. Ngày tốt nghiệp về nước, anh ra ga lên tàu.Và cảnh chia tay đầy nươc mắt đã diễn ra như một cảnh phim được dàn dựng trên sân ga. Tàu chuyển bánh chầm chậm. Cô gái vùng chạy theo níu kéo anh, nước mắt dàn dụa. Một cảnh tượng thật xúc động với những người ra đi lẫn những người ra tiễn trong đó có thầy Isac. Sự việc tưởng chỉ dừng ở đó nhưng không, cô gái quyết nhảy tầu theo anh tới tận Sứ quán Việt nam ở Mockva. Tại đây cô gặp đai diện Sứ quán đòi để anh ở lại hoặc cho cô theo anh về Vietnam. Những lời giải thích, những giọt nước mắt lại tuôn trào…Tôi nói với thầy rằng chúng tôi rất trân trọng tình yêu. Nó là sản phẩm của con người, là bất diệt qua mọi thời đại đối với mọi dân tộc trên hành tinh này. Thầy hãy thông cảm Việt nam lúc này là chiến tranh ác liệt, không có chỗ cho riêng tư. Là con em của dân tộc Việt Nam, chúng tôi phải mang kiến thức trở về phục vụ cuộc chiến ấy. Không thể làm khác được. Hãy thông cảm cho lãnh đạo chúng tôi. Tôi nhớ nhiều năm sau ngày về nước, lúc ấy chiến tranh vẫn còn ác liệt. Lớp 72 chúng tôi về chứng kiến cảnh B52 Mỹ hủy diệt khu Khâm Thiên, đài phát thanh Mễ Trì, ga Hàng Cỏ của Thủ đô. Ngày Mỹ tuyên bố dừng ném bom, trở về Hà Nội sau sơ tán, lãnh đạo cơ quan Bộ chúng tôi trong những lần gặp gỡ lớp trẻ vẫn còn khuyên rằng thanh niên phải gác tình yêu lại vì lí tưởng, rằng”được tình yêu tiêu sự nghiệp, đươc sự nghiệp tiếp tình yêu”. Thời đó là vậy. Nhưng nói gì thì nói tình yêu trai gái là bất tử ,chẳng ai cấm đoán được.

 

       Cựu sinh viên khoa Hóa (1967-1972)

        Khóa Hóa 72 chúng tôi thật may mắn được các thầy cô các giáo sư, viện sĩ nổi tiếng giảng dạy và được quan tâm chăm sóc của rất nhiều cán bộ nhà trường KGU. Đến tận bây giờ, hơn 50 năm trôi qua tôi vẫn còn nhớ mặt, dáng đi và giọng nói của những con người đáng kính ấy. Viện sĩ Lialicop I.X có dáng thấp so với chuẩn người châu Âu, chân ông đi hơi vòng kiềng. Ông đọc bài giảng cho chúng tôi thường đi từ đầu đến cuối lớp mắt nhắm nghiền. Ông là nhà bác học-hóa học nổi tiếng thời đó (1909-1976), là tác giả của các công trinh nghiên cứu nổi tiếng về ứng dụng phương pháp phân tích cực phổ và ứng dụng các quá trình tạo phức trong phân tích hóa học, nghiên cứu các phương pháp phân tích vật liệu bán dẫn, phương pháp phân tích vết các độc chất hóa học .Ông công bố hàng loạt các công trình về cực phổ xoay chiều trên điện cực rắn và cực phổ dòng cao tần, là tác giả của sách giáo khoa ”Các phương pháp phân tích hóa lí” (xuất bản 1948) trên toàn Liên bang xô viết thời đó. Là nhà khoa học lớn nhưng ông vô cùng giản dị và khiêm tốn. Tôi nhớ mãi câu ông hỏi tôi trong ngày đầu đến gặp ông để làm luận văn tốt nghiệp tại Viện Hóa thuộc Viện hàn lâm khoa học Mondavi:”Anh có cuốn sách nhỏ của tôi chưa?”. Một cuốn sách giảo khoa nổi tiếng đã tái bản không biết bao nhiêu lần mà ông gọi lả cuốn sách nhỏ và ông nói chuyện với tôi ở ngôi trang trọng của tiếng Nga. Tôi vô cùng kính phục! Do bận nhiều công việc ông giao tôi cho một cán bộ khoa học dưới quyền hướng dẫn làm luận văn và dặn rằng hãy đến gặp ông nếu cần. Sau này có dịp gặp tôi ở hành lang của Viện, ông vẩn quan tâm hỏi han công việc của tôi ra sao khiến tôi thật xúc động.

     Marc Borixovic Bardin là Phó giáo sư chủ nhiệm khoa hóa chúng tôi. Ngày chúng tôi vừa đến Kisinhop ông ra ga đón và hướng dẫn chúng tôi về tận kí túc xá của trường. Ông kiêm luôn việc phụ trách sinh viên ngoại quốc lúc này. Bardin M.B là người gốc Do Thái, tóc đen. Ông luôn đeo cặp kính gọng đen với bước đi chậm rãi, nét mặt nghiêm nghị. Tôi cảm tưởng mọi người trong khoa rất sợ ông. Tính ông khá nóng. Tôi nhớ một lần khoa Hóa tổ chức mừng sinh nhật ông 50 tuổi, câu đầu tiên trong buổi lễ ông phát biểu là câu ông xin lỗi vợ khiến bà ngồi cạnh rơi nước mắt. Lần khác ở trường tôi tìm ông nhờ thu xếp phòng học cho lớp. Phòng học được phân cho chúng tôi bị chiếm dụng, cửa phòng đóng chặt. Gõ cửa không được, ông dùng tay kéo cửa khá mạnh đến nỗi cửa bật tung. Cô giáo trẻ và nhóm sinh viên ngồi trong phòng (tôi không biết người khoa nào) thấy ông sợ xanh mắt. Ông lớn tiếng hỏi và thu ngay giấy Chứng nhận giáo viên của cô này. Tôi nhớ không khí nhận thi của ông với sinh viên khá căng thẳng vào kì thi môn Hóa phân tích của ông. Có vài sinh viên bị ông đuổi ra khỏi phòng thi khi trả bài không tốt (tất nhiên là phải thi lại).Với sinh viên Vietnam ông nhẹ nhàng hơn Nhưng cho điểm cao không nhiều.

 

       Trái ngược với Bardin M.B., trưởng khoa Hóa vô cơ, phó giáo sư Nazarova Lira Bladimirovna lại rất hiền từ. Ngày ấy bà đã lớn tuổi, luôn coi chúng tôi như con. Dáng mập mạp chất phát, những bài giảng của bà luôn chậm rải để chúng tôi ghi kịp. Bà nhận thi cuối khóa với sinh viên chúng tôi khá nhẹ nhàng. Tôi nhớ lớp tôi không ai bị điểm ba mặc dù với môn này cũng phải nhớ khá nhiều các tính chất của kim loại và phi kim, cấu tạo các lớp điện tử bên ngoài của chúng cũng như biến đổi hóa trị, cân bằng phương trình hóa học…

 

        Phó giáo sư Polotebnova Nhina Alekxevna là chủ nhiệm bộ môn Hóa phân tích. Ngày ấy bà đã đứng tuổi có khuôn mặt xinh đẹp và phúc hậu. Bà ít cười nhưng không quá nghiêm khắc với sinh viên. Ngày chúng tôi tốt nghiệp bà căn dặn chúng tôi rằng kiến thức rất dễ quên nên phải thường xuyên ôn luyện.

 

        Giáo sư Migal tuổi đã cao là trưởng bộ môn Hóa lí. Ông phải chống gậy khi bước ra khỏi chiếc xe Pobeda màu trắng sữa. Nghe nói ông từng bị tai nạn khi lái xe. Tôi nhớ ông không đọc bài giảng cho chúng tôi, có lẽ sức khỏe của ông không còn tốt. Chúng tôi thật ái ngại mỗi lần gặp phó giáo sư  Maria Staphevna ở chân cầu thang (trường lúc ấy chưa có thang máy). Bà phải bò một cách khó nhọc lên từng bậc một. Bà bị tật nguyền ở chân và bị cả bệnh tim. Chúng tôi coi bà như mẹ, luôn vào thăm mỗi khi bà nhập viện. Hóa 72 chúng tôi không ai có thể quên hình ảnh của bà.

 

Tôi không thể không nhắc đến Phó tiến sĩ Vataman Ivan Ivanovic, người được viện sĩ Lialicov giao hướng dẩn tôi làm luận văn tốt nghiệp. Tôi không ngờ ông còn là nhà thơ có tiếng của nước cộng hòa Mondavi, người đã xuất bản nhiều tập thơ. Ông có dáng người to béo, mũi hơi khằm. Tôi rất ít khi thấy ông trong phòng thí nghiệm, nơi tôi làm luận văn. Những khi có việc cần gặp, ông hẹn tôi về nhà ông, căn hộ gần Viện hóa. Ông sống cùng vợ và hai cô con gái nhỏ. Vợ ông thật xinh đẹp, dáng vẻ dịu dàng. Ông bà và các em nhỏ rất vui mỗi khi tôi đến nhà. Có lẽ công việc sáng tác thơ chiềm nhiều thời gian hơn là công việc trong phòng thí nghiệm nên ông quên mất tôi, người mà ông đang hướng dẫn luận văn. Tôi đã lo sốt vó khi gần đến ngày phải ra hội đồng bảo vệ luận văn mà phần Lời nói đầu và phần đánh giá kết quả thực nghiệm của tôi chưa viết. Ông bảo đừng lo rồi đâu sẽ vào đấy. Trước ngày bảo vệ  luận văn một tuần ông ngồi viết cho tôi liền một mạch. Tôi đem thuê người đánh máy luận văn, hoàn chỉnh bản vẽ vừa kịp ngày ra hội đồng. Thật hú vía ! Làm việc với văn nghệ sĩ quả là mạo hiểm. Ngày ra hội đồng, ông mang xe riêng đưa tôi đến trường. Kết quả cũng tốt, thầy trò đều hài lòng. Sau ngày về nước tôi không còn nhận được tin tức gì từ ông, nhà thơ-nhà hóa học đã để lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp.

 

       Qua mỗi năm, số lượng sinh viên Việt nam càng tăng. Nhà nước Việt nam cần đào tạo thêm các ngành mới ở KGU, các khoa Vật lí, khoa Luật, khoa Ngoại quốc được thành lập nhằm giúp trường quản lí việc học tập và sinh hoạt cùa chúng tôi. Tôi lại có thêm những người quen mới ở Khoa này: Bà Liubob Liontevna, anh Victor… Tôi giúp họ dẫn các em sinh viên mới sang đến cửa hàng may đo quần áo, lựa giầy mũ… giúp các em làm quen với cuộc sống mới, giải quyết các mâu thuẩn nhỏ giữa các em với các bạn sở tại do còn bất đồng ngôn ngữ…

 

       Thầy Pusnhiac được Nhà trường điều từ khoa Hóa sang làm trưởng khoa Ngoại quốc. Tôi cũng có dịp được làm việc với thầy nhiều hơn. Trước khi khoa nầy thành lập, Phó giáo sư khoa Lịch sử, thầy Tudorianu, người Mondavi thay thầy Bardin quản lí sinh viên Vietnam. Thầy Tudorianu thường tổ chức cho chúng tôi những chuyến đi tham quan về các địa phương, những nơi ông có các mối quan hệ. Ông rất vui tính, hay pha trò. Những chuyến đi cùng ông luôn vui và đầy ắp tiếng cười, không khí như lễ hội. Chúng tôi vẫn còn nhớ kỉ niệm về ông. Một lần đi tham quan ghé vào toilet giải lao, mọi người nghe một tiếng “bủm” thật to phát ra từ ông. Ông cười lớn:”Đó là dấu hiệu của sức khỏe” làm mọi ngưởi không ai nhịn được cười.

 

        Ông “Cò”, cô dọn dep vệ sinh, bà bảo vệ trong kí túc xá cũng là những người có công lớn giúp chúng tôi sống tốt để học tập. Chúng tôi rất trân trọng và quí mến họ. Tôi nhớ có lần bẵng đi một dạo không thấy bà bảo vệ đâu, hỏi ra mới biết bà bị bệnh nặng phải nằm viện và không qua khỏi. Anh Nguyên Hóa 72 chúng tôi thay mặt đơn vị mang vòng hoa viếng hương hồn bà. Nhà trường nhắc mãi nghĩa cử ấy của sinh viên Vietnam.

 

        Tôi không thể kể hết về những người thầy, người cô, những cán bộ của trường KGU đã giành trọn tình cảm cho chúng tôi, những đứa con của nhân dân Vietnam đang có chiến tranh ngày ấy.

         Vậy là đã gần 50 năm kể từ khi đặt chân tới Mondavi tôi chưa có dịp quay trở lại. Mảnh đất yêu quí, quê hương thứ hai, nơi đã khắc sâu vào kí ức chúng tôi biết bao kỉ niệm của thời tuổi trẻ sinh viên, thời đẹp nhất của con người. Lớp chúng tôi đã thành lớp người ở tuổi “cổ lai hy” còn các thầy cô thuở ấy đều đã đi xa. Thế giới đã đổi thay. Biết bao sự kiện, biến cố đã xảy ra trên đất nước Xô viết ngày ấy và cả ở Vietnam…

 

         Những ngày này chúng tôi ngồi cùng nhau để ôn lại những kí ức cũ về mái trường KGU xưa. Những kỉ niệm không thể nào quên về các thầy cô, những người Xoviet đã hết lòng vì Vietnam, vì những người sinh viên chúng tôi. Hỡi những người mà chúng tôi vô cùng yêu quí, kính trọng, những người đã cho chúng tôi kiến thức để sống một cuộc sống có ích, thành những con người tử tế trên thế gian này. Chúng tôi xin tạc dạ ghi ơn công lao to lớn của các thầy, các cô!

 

 

Tư liệu về nước Cọng hòa Moldova ngày nay

         Tên đầy đủ:               Cộng hòa Moldova

         Vị trí đia lí:                Đông Âu, phía đông bắc Rumani.

         Diện tích(km2):          33.843

         Dân số(triệu người): 3,62

         Thủ đô:                      Chisinau

         Quốc khánh:             27/8/1991

         Pháp luật:                  Chế độ pháp luật dân sự của Mỹ

         GDP(tỉ usd):              12,27

         GDP theo đầu người:   3,500 usd

 

                                                                                                 Diệp chi Mậu

 

 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 18-05-2015 13:01






Xem 11 - 20 của tổng số 21 Comments



Từ: VinhCX
20/05/2015 09:09:20

@ Như anh ThăngNT còm là "Bái phục anh Mậu". Họ của Thầy Cô em nhớ tốt song nhớ cả Tên, Tên đệm thì em đầu hàng (Như Hoài còm),


@ HiênVC thì nói văn hoa, nói vòng vo kiểu lãnh đạo:"có định hướng..", tớ nói thẳng tuột " tiếng đàn của anh Mậu  kêu tích tỉnh tình tang..."



Từ: Guest Phạm Thị Ngọc Hoa Hóa 72
19/05/2015 17:28:46

Ngày đó ai cũng sợ cái kiểu nhận thi Hóa Phân tích của Viện sĩ Lialicop I.X. Thầy ấy vừa nhắm mắt vừa nghe SV trả lời. Khi thi vấn đáp, ta thường nhìn vào mắt người nghe để "thăm dò" xem mình nói đúng chưa. Với thầy Lialicop thì chịu! Có lần một bạn Nga (ỷ có tiếng Nga) nói một tràng, một mạch. Chừng thầy nhìn bạn ấy, nói "thôi em ra đi! Nãy giờ nói sai hết, không đúng tý nào!!"


GS Migal trưởng bộ môn Hóa Lý. Thầy ấy có bài giảng về Nhiệt động học và sau có phụ trách SV Viêt Nam về điểm báo. Giờ học này giống như sinh hoạt chính trị ngoại khóa: Mỗi bạn đều trao đổi, trình bày quan điểm về một bài trong nhật báo.


Cô Maria Staphevna có phòng thí nghiệm Điện - Hóa ở tầng trệt. Chúng tội thường đùa là máy móc trong phòng cũng già nua và bệnh như chủ nhân của nó. Mỗi lần muốn đo, muốn đọc một con số phải "thỉnh" cô tới bàn. Chỉ có cô mới điều khiển được các máy móc trong phòng thí nghiệm. Các em Hóa lý khóa sau có sử dụng phòng thí nghiệm này không? Giờ còn sợ nè!!!


Anh Mậu còn nhớ tên cả họ của các thầy cô sau gần 50 năm thì quả là bái phục. Ngay cả khi còn học tại KGU, đây cũng là vấn đề nan giải. Còn nhớ có lần một bạn lên trường tìm thầy để thi lại. Không nhớ tên thầy, mô tả vóc dáng thì "người giống người", mãi sau nhớ ra từ "râu":"Thầy có bộ râu thế này này..."Bạn ấy được đưa lên phòng họp hội đồng giáo viên để nhận dạng. Cũng vì có cuộc họp này mà hôm đó thầy đã cạo râu. Cả Hội đồng được một phen cười vui vẻ.



Từ: ThangNT
19/05/2015 15:05:06

Bái phục anh Mậu về khỏan trí nhớ. Ngẫm lại có thể lúc đó anh Mậu tham gia họat động của Hội SV, nên có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về KGU. Tôi cũng giống Xuân Ba, chả nhớ gì nhiều. Mặc dù năm 1989, tôi có mời được ông thầy người Do Thái là GS Vaintrube sang thăm Sài gòn. Ông là người hướng dẫn cho nhiều SV Việt Nam.Nhưng rồi kỷ niệm cũng chỉ dừng lại ở một vài sự kiện. Chứ không được tỷ mỉ như ghi nhật ký của anh Mậu. Trong bài lại thấy ảnh chụp Trường KGU có người đang đi lại, mấy ảnh trước hình như chỉ chụp cái nhà không. Nhìn ảnh này như thấy lại người xưa, cảnh cũ... 



Từ: HienVC
19/05/2015 10:06:14

Chị Lộc ơi, ngày ấy ghi ta của anh Mậu có định hướng mục tiêu đấy !



Từ: Guest Lộc hoá72
19/05/2015 07:02:35

Mậu ơi đọc bài của Bạn hình ảnh Bà giáo mình Bà MARIA EFTAEFNA lại hiện về Bà rất thương mình và sv VN nói chung. Hình ảnh bà phải bò lên cầu thang cứ ám ảnh mình mãi. Đúng làcây cúc đắng quên lòng mình đang đắng.Nở hoa vàng dọc suối để ong bay Bà không chỉ cho mình kiến thức để vào đời mà còn cho mình lòng nhân ái  để sống. Giờ đây Bà đã về với đất kính mong Bà thanh thản và nhận ở con lòng biết ơn vô hạn ...


Mậu ơi sao Bạn giỏi vậy nhớ đến từng chi tiết nhỏ nhất, đọc còm. Của các em năm dưới mới phát hiện ra bạn lúc đó chỉ chú ý đàn hát cho các em ,còn bọn mình khi đi hội thi văn nghệ tại Moskva chẳng có ma nào đàn cho điệu "chàm-rông" đi theo, vậy lại phải chạy đôn chạy đáo nhờ mấy anh ncs ở đó ,vậy là lộ tẩy nhé. Đúng là tầm ngầm mà đấm chết voi đó,lần sau nhớ gọi là đi nhé,để còn viết cho bọn mình đọc nhé



Từ: BaLX
18/05/2015 19:42:11

Minh phục sát đất trí nhớ kỳ diệu của anh Mậu. Sao mình chẳng nhớ mấy về các thầy cô dạy mình, mà anh Mậu nhớ kỹ đến từng chi tiết, tính cách của từng thầy cô một. Mình chỉ nhớ nhiều tới những kỳ đi thực tập, đi nhà nghỉ, và đi lao động hái táo, mận lê đầu năm thoi.



Từ: Guest HoaiPV VL76
18/05/2015 17:30:43

Thật cám ơn anh Mậu đã có một bài viết "hết nghĩa, trọn tình"! Phải yêu lắm, nhớ lắm mới viết ra được những cảm xúc còn như mới nguyên ấy sau gần 43 năm! Bọn em học sau các anh chị hơn nửa khoá, vậy mà đến họ của nhiều Thầy Cô còn quên. Đây anh còn nhớ đủ cả имя и очество! Phục trí nhớ của anh một phần, trân trọng tình cảm, tình yêu của anh còn nhiều phần hơn!



Từ: Guest LiTM
18/05/2015 16:59:39

Thật kính phục các anh chị khóa 1972, vẫn nhớ về các thầy cô, nhớ đầy đủ tên họ nữa chứ, quả là quá giỏi ạ:


Dẫu thời gian đã xa rồi,


vẫn như gần lắm cái thời sinh viên


thầy cô, bạn hữu vẫn bên,


những lời dạy dỗ làm nên bây giờ,...


 


 


 



Từ: Guest cucnt
18/05/2015 15:50:36

Em đọc 1 mạch, bài viết vừa xem kẽ những kỹ niệm về thầy cô, dáng hình, tính cách vừa kể lại kỹ niệm có thật về những tình yêu sấu sắc nhưng bị ngăn cách thời đó. Cái người mà anh Mậu kể vẫn đang ở lại Moldova, khi 2 người đến Đại sứ quán Việt Nam tại Moscva xin đăng ký kết hôn không được, anh ấy đã lựa chọn con đường không về Việt Nam mà ở lại Moldova vì tình yêu bất tử của mình. Họ có 1 cô con gái rất xinh xắn....Thật khó có thể phán xét đúng sai đối với tiếng gọi của con tim.


Cảm ơn anh Mậu đã làm cho tất cả cựu sinh viên Việt Nam trào dâng cảm xúc về những năm tháng đẹp nhất của đời mình, những năm tháng đã được học bởi sự dạy dỗ của những con người tốt nhất thời đại. Họ đúng là những thầy người cô mẫu mực.


Hy vọng sẽ được đọc nhiều nữa những bài viết đầy chất văn học của anh!



Từ: TungDX
18/05/2015 15:13:35

Anh Mậu viết thật cảm động, tình cảm dồn nén trong năm mươi năm nay mới có dịp bung ra; Đọc mà em hơi bị nhòe mắt...


Thầy Chọi hướng dẫn CL75 hai tên TungDX và Lê Xuân Toàn


Em cũng có nguyện vọng ngắm dung nhan các anh chị như TuyetHA





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s