KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 01 Tháng bẩy. 2015

AI CÓ VỀ BÌNH ĐỊNH




Tác giả: Diệp Chí Mậu

 

(Mến tặng NL và các bạn KGU chưa từng dến BD)

Du xuân 2015 đã kết thúc đầy ấn tượng.Ngày chia tay Ban điều hành Hoi KGU đã thông báo địa điềm gặp mặt sang năm-2016 tại Qui nhơn, thủ phủ của miền Đất võ Bình định.Nào , mời các bạn chưa từng về thăm địa danh nầy cùng chúng tôi xuôi theo đường bộ về với Qui nhơn nhé.

Qua bãi biền Sa huỳnh cát trắng tuyệt đẹp của Quảng Ngãi,trước mắt chúng ta là một tấm thảm xanh bạt ngàn như vô tận. Đó là rừng dừa Tam Quan thuộc huyện Hoài nhơn tình Bình Định.Ngoài Bến Tre, Tam Quan là nơi nổi tiềng nhiều dừa ở Việt nam

                                                 Công đâu công uổng công thửa

                                                 Công đâu tát nước tưới dừa Tam Quan

                                                 Công đâu công uổng công hoang

                                                 Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa

Tam Quan là một thị trấn nhỏ ven biển Binh Định. Dừa ở đây mọc thành hàng kéo dài hàng chục cây số từ Tam Quan đến các xã Hoài xuân, Hoài hảo.. chủ yếu là giống dừa ta, trái to và cơm dày rất hợp để làm đặc sản bánh tráng nước dừa Cơm dừa được ép lấy dầu. Dầu dừa là nguyên liệu chính cho công nghiệp sản xuất mỹ phẩm xà bông, các loai kem dưỡng da.Cây dừa được người dân nơi đây tận dụng triệt để:Lá dừa dùng lợp nhà, vỏ dừa được kéo thành sợi làm dây thừng,làm thảm xơ dừa, sọ dừa dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ,làm than hoạt tính…

Qua Tam Quan là thị trấn Bồng sơn. Thời chống Thực dân Pháp lúc kinh tế còn khó khăn Bồng sơn đã là địa danh có tiếng về buôn bán:

                                                 “Đầu phồng” –đá lửa

                                                  “Ruột chửa” –Kaki

                                                   “Chửa “ ở  Tam kỳ

                                                   Vô Bồng sơn mới “đẻ”.

Bồng sơn ngày nay sầm uất hơn xưa. Đặc sản nơi đây có Bánh ít lá gai: “Muốn ăn bánh ít lá gai

                                                                                                                       Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”

  Bánh được làm từ gạo nếp, lá gai,đậu xanh, dừa, đường cát…theo một công thức bí truyền. Bánh có vị thơm của nếp, bùi của đậu, béo của dầu, ngọt của đường, hương cay nồng của gừng…

Rời Hoài Nhơn qua Phù Mỹ chúng ta đến huyện Phù Cát, quê hương của người anh hùng Ngô Mây –Liệt sĩ nổi tiếng thời chống Pháp. Phù Cát có Sân bay duy nhất của Bình Định ngảy nay. Sân bay Phù Cát cách thành phố Qui Nhơn 30km. Nơi đây có Suối nước nóng Hội Vân là một trong 7 suối nước nóng nổi tiếng nhất của Việt nam. Suối nước nóng Hội Vân phát nguyên từ vùng núi thấp phía bắc, đến thôn Hội Vân nước chảy vào một hồ nhỏ rộng chừng 400 m2, sâu hơn 1m. Đáy hồ là những tảng đá lỡm chởm chen kẻ nhau. Từ đó mạch nước nóng phun lên ùng ục,khói tỏa nghi ngút giống như một chảo nước đang sôi. Ở đây có món gà hấp cát suối nước nóng độc đáo. Người ta đem trụng gà vào suối nước nóng. Sau khi nhổ lông,gà được đem ướp gia vị rồi cuộn nó trong tấm giấy bạc. Sau đó gà lại đem nhúng vào dòng nươc nóng, moi một cái hố nhỏ, bỏ gà vào hố và lấp cát lên, sau 1 giờ là gà chín.

THAM QUAN BẢO TÀNG QUANG TRUNG

Qua Phù Cát chúng ta đến địa phận huyện An Nhơn, thủ phủ của Thành Bình Định cổ trươc đây. Tại đây chúng ta gặp quốc lộ 19 nối Bình Định lên Tây Nguyên. Theo quốc lộ 19 về hương Tây hơn 42 km là thị trấn Phú Phong, huyên Tây Sơn, quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyển Huệ, Nguyễn Lữ. Chính tại nơi đây đã phát sinh phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung và Điện thờ Tây Sơn ở thôn Kiên Mỷ la nơi còn lưu giữ khá đầy đủ những di tích hiện vật có liên quan tới phong trào Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung được hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, Ấp Kiên thành nay thuôc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Quần thể Bảo tàng Quang Trung- Điện thờ Tây sơn là khu bảo tàng danh nhân lớn nhất, là một trong những bảo tàng thu hút lương khách đến tham quan du lịch, học tập nhiều nhất trên đất nươc ta hiện nay. Đến Bảo tàng Quang Trung chúng ta sẽ đươc tham quan Tây Sơn điện. Đây là một đình Kiên Mỹ, được xây dưng vào những năm đầu thế kỷ 19 để bí mật thờ 3 anh em Tây Sơn. Làng Kiên mỹ là nơi hội tụ các nghĩa sĩ và là căn cứ cứ đầu tiên của phong trào nông dân ở vùng Tây Sơn hạ đạo. Dưới sự lãnh đạo của 3 anh em nhà Tây Sơn, phong trào Tây sơn do người anh hùng Nguyễn Huệ  cầm đầu trở thành phong trào giải phóng dân tộc, đánh đuổi 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Thể hiện lòng tri ân đốivới người có công với nước, năm 1823 nhân dân đia phương đã góp công của xây dựng ngôi đình làng trên nền nhà cũ của ông bà Hoàng Phi Phúc, lấy tên là đình Kiên Mỹ. Ngôi đình nằm trong khu vườn với diện tích 2.323m2, bên cạnh còn giếng nước và cây me hơn 200 tuổi do cụ Hồ Phi Phúc nuôi trồng và tạo dựng. Sau chiến thắng lịch sử 1975 Bảo tàng Quang Trung đươc tỉnh Bình Đinh xây dựng bên cạnh khu di tích Điện thờ .Tây Sơn điện được Bảo tàng Quang Trung trực tiếp quản lý. Hàng năm Bảo tàng phối hợp cùng các bô lão địa phương thực hiện các nghi thức cúng kị như tiền lệ. Điện thờ được xây dựng lại và hoàn thành vào cuối năm 1998 kịp phục vụ lễ kỉ niệm 210 năm năm chiến thắng Ngọc Hồi Đống đa(Mồng 5 tháng Giêng âm lịch) với kiến trúc cổ khá qui mô, hoành tráng với tổng diện tích gấp 3 lần Điện thờ cũ. Hiện nay ngoài ngày hiệp kị Tây Sơn(15/thang11 âm lịch), ngày giỗ trận Đống Đa, còn có ngày kị Quang Trung Hoàng đế(29/tháng 7 Âm lịch). Trong các ngày này, Bảo tàng Quang Trung cùng ban nghi lễ điện thờ long trọng tổ chức cúng kị theo nghi thức truyền thống. Hàng năm lễ hội kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa đều có hàng vạn du khách khắp cả nước về dự và thăm viếng điện thờ, cây me cổ thụ, giếng nước gia đình Tây Sơn như về cội nguồn, về nơi đia linh nhân kiệt để thắp hương tưởng niệm tri ân những người đã có công với đất nước, với dân tộc. Điện Tây Sơn đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử- Văn hóa quốc gia. Cây me ở Bảo tàng Quang trung Tây Sơn được công nhận là cây Di sản việt nam. Võ thuật và trống trận Quang Trung là hai di sàn phi vật thề lớn của nhà Tây Sơn.Nhà biểu diễn võ, nhạc và đội biểu diễn nhạc, võ đã trở thành một phần không thể thiếu của Bảo tàng Quang trung. Các buổi biểu diễn nhạc, võ bao giờ cũng là một final bất ngờ và kì thú đối với du khách. Tại đây chúng ta được gặp nghệ sĩ nổi tiếng với dàn trống trận 12 chiếc tại Bảo tang Quang trung,là người nối nghiệp của một gia đình từng 9 đời đánh trống trận Tây Sơn- chị Võ thị Thuận . Bảo tàng Quang Trung là bảo tàng duy nhất ở nươc ta có một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong biên chế của mình chuyên biểu diễn nhạc võ.


                                                                              VÕ  TÂY SƠN, VÕ BÌNH ĐỊNH

 

Ai về Bình Định  mà coi

Con gái Bình Định múa roi đi quyền

 

      Câu ca dao đầy khí phách của đất  Bình Định vẫn còn lưu truyền cho thấy võ Tây Sơn Bình định mang dáng dấp của võ cổ truyền dân tộc. Võ thuật là bản năng sinh tồn của nhân loại. Từ lúc đầu lập quốc, tổ tiên ta đã phải chống chọi với biết bao vật đổi sao dời của thiên nhiên, những hiểm nguy do ác thú, ngoại xâm để sinh tồn. Trước thời Tây Sơn ở Bình Định đã có nhiều người giỏi võ. Họ là tướng sĩ theo chúa Nguyễn  Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp, những người Trung Quốc sang Việt Nam trú ngụ tại An Nhơn, Qui Nhơn. Người Bình Định ưa học võ. Họ học thầy, học bạn rồi dung hòa cải tiến dần .Theo cụ võ sư  Hồ Ngạnh, ba anh em Tây Sơn cùng học võ như mọi người nhưng nhờ óc phán đoán thiên tư võ thuật, nghiên cứu tinh thâm đã sàng lọc được những tinh hoa võ thuật, hệ thống lại và tạo thành phái võ riêng, trong đó có công đóng góp của nhiều tương lĩnh Tây Sơn.Võ Tây Sơn, võ Bình Định đều là võ dân tộc VietNam. Môn phái nào cũng hay. Đặc điểm khác nhau là võ Tây Sơn có cơ sở về võ lí được biến đổi qua các dòng họ, được chân truyền của môn phái còn võ Bình Định được truyền dạy tương đối tùy tiện, thêm bớt, sửa đổi những điều mình đã học để dạy lại cho học trò. Lâu dần võ Bình Định chuyên về cương công, công phu cứng rắn, xa dần nhu công- công phu mềm dẻo. Võ Bình Đinh  thích hợp với người có thể chất khỏe mạnh, những người ốm yếu khó học được.Ngược lại võ Tây Sơn chú trọng cả cương lẫn nhu, càng luyện tập võ sĩ càng mềm dẻo nhưng càng lợi hại. Võ Bình Định chuyên về ngoại cộng-công phu luyện tập bằng chân tay, võ khí mà ít chú trọng về nội công, hít thở, vận khí như võ Tây Sơn.Tây Sơn có các võ đường nổi tiếng như võ đường Phan Thọ mang tên của lão võ sư nổi tiếng Phan Thọ am tường về 18  môn binh khí và nắm được tinh hoa của võ Tây Sơn. Võ đường Hồ Ngạnh do võ sư Hồ Sừng làm chủ môn phái. Các làng võ nổi tiếng như An Vinh, An Thái, Phi long vịnh,chùa Long phước…

 

 

VĂN  HÓA BÌNH ĐỊNH

      Bình Định có một mạch nguồn văn hóa rất xa xưa. Nếu phía Bắc có nền văn hóa Đông Sơn, phía Nam có nền văn hóa OcEo, thì Bình định có nền văn hóa Sa Huỳnh.-Truông xe. Bình Định có những ngọn tháp Champa ngạo nghễ, đep đến ngây ngất bởi lối kiến trúc chứa nhiều bí ẩn. Các nhà khảo cổ và nghiên cứu nghệ thuật Chăm đánh giá những cụm tháp Chăm Bình Định đả đạt đến độ chín muồi của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, đã dung hòa được những phong cách nghệ thuậtChampa  và Khmer khiến chúng khác với những quần thể tháp Chăm có trước và sau chúng. Hiện tại Bình Định có 14 tháp còn lại. Đó là các tháp Dương Long , tháp Bánh ít, tháp Cánh tiên…trải đều khắp một khu vực rộng lớn.

      Bình Định cũng là mảnh đất của văn chương, thi ca. Nơi đây đã sản sinh, nuôi dưỡng những tâm hồn thơ, những nhà thơ lớn trong nền văn hóa và thi đàn Viet Nam. Đó là Đào Duy Từ với những dòng thơ mang nỗi trắc ẩn, bôn ba của một danh sĩ đội lốt chăn trâu trong bối cảnh đất nước tồn vong vì họa ngoại bang, là Đào Tấn- ông Hậu tổ của hát Bội. Là Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Bá Huân,Nguyễn trọng Trì, Đào phan Duân, Hồ sĩ Tạo…

      Trong phong trào thơ mới, mảnh đất nầy sản sinh ra nhưng thi nhân tài hoa tuyệt vời. Đó là Hàn Mặc Tử- những bó hoa của miền phiêu linh.Là Xuân Diệu với nổi cô đơn rợn ngợp trong một biển tình.Là Chế Lan Viên với gạch rụng sao rơi vắt ngang những ánh mắt Chiêm Thành, là thi nhân Quách Tân, Yến Lan cùng những tiếng gọi đò chờn vờn trong trăng lạnh…

 

LỄ HỘI

Đến Bình Định vào dịp cuối năm âm lịch, những ngày đầu xuân chúng ta có cơ may được tham dự nhiều lễ hội.Đó là Lễ hội Đâm trâu mừng nhà rông mới của các làng đồng bào dân tộc thiểu số của miền núi Bình Định(huyện Vĩnh Thạnh), Lể hội Cầu ngư của nhân dân cac xã ven biển, Lễ hội Nước mặn được tổ chức tại chùa Bà thôn An Hòa, xã Phước Quang huyện Tuy Phước, Lễ hội làng rèn Tây Phương Danh, Lễ hội Xuân chợ Gò, Lễ hội đổ giàn An Thái thị xã An Nhơn, Lễ hội Đống Đa Tây Sơn(Mồng 4 và 5 Tết Âm lịch).

 

CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

      Các làng nghề truyền thống hình thành lâu đời được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí làng nghề truyền thống: Làng nghề dệt chiếu cói ở Hoài Châu Bắc(Huyện Hoài Nhơn), làng nghề truyền thống tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp Nhơn Hậu nổi tiếng với các sản phẩm chất lương cao mang tính đặc trưng của văn hóa Bình định được tiêu thụ mạnh trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…Làng nghề đúc đồng Bằng Châu ở Đập Đá, làng nghề gốm Vân Sơn huyện An Nhơn, làng nghề nón lá Gò Găng, làng nghề sản xuất tôm tre độc đáo…

    Rời Bảo tàng Quang Trung trên đường vào thành phố Qui Nhon chúng ta nghé thăm  Thành Hoàng Đế.Thành hiện nay thuộc địa phận thị trấnĐập Đá và xã Nhơn Hậu thuộc huyện An Nhơn. Thành Hoàng Đế 500 năm trước là kinh đô của nước Chăm Pa, về sau đươc triều đại Tây Sơn xây dựng vào năm 1775 trên cơ sở thành Đồ Bàn của vương quốc Chăm Pa. Từ năm 1776-1793 Thành là đại bản doanh của quân Tây sơn và sau đó là kinh đô của chính quyền Trung ương vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Khi Gia Long lên ngôi nơi đậy trở thành Dinh Bình Định, rồi Trấn Bình định. Để xây thành, nhà Nguyễn đã dở lấy vật liệu đá ong từ Thành Hoàng Đế.

 

THÀNH  PHỐ QUI NHƠN

     Qua Diêu Trì( thuộc huyện Tuy Phước) chúng ta sẽ vào Thành phố Qui Nhơn. Trước khi thuộc về Việt Nam, Qui Nhơn là đất của người Chăm Pa từ thế kỷ 11. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, Qui Nhơn được thay đổi về diện tích, đơn vị quản lí hành chính. Ngày nay Qui Nhơn là thành phố tinh lỵ tỉnh Bình Định ,và là một trong 12 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Qui Nhơn có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển đươc xác nhận là một trong 3 trung tâm công nghiệp, thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung bộ( Cùng với Đà Nẵng và Nha Trang). Theo qui hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050 diện tích Qui Nhơn sẽ vào khoảng 67.788 ha, dân số 1.33 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 85-90%. Qui Nhơn từng bước chỉnh trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành một trong những trung tâm  chính trị-kinh tế-văn hóa – xã hội và du lịch, là đô thịlớn nằm trong chuỗi đô thị của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

     Trong chương trình du xuân 2 ngày, chùng ta cò thể tham quan các thắng cảnh trong thành phố như Tháp Đôi( Tháp Hương Thạnh), Chùa Long Khánh, chùa Long Sơn, Ghềnh Ráng Tiên Sa, Biển Qui Hòa, Cầu Thị Nại, Nhà thờ Chính Tòa Qui nhơn, làng chài Hải Minh, Bảo tàng Quang Trung Tây Sơn…


 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 01-07-2015 13:01






Xem 1 - 10 của tổng số 15 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest Lộc72
22/07/2015 13:03:29

Mậu ơi là dâu của Bình định, mình về quê chồng nhiều lần giờ đọc bài của cậu thấy nhiều điều mới lạ và thú vị quá. Cám ơn Mậu, bài viết của bạn sẽ là chất men nồng cho Du xuân 2016 tại Qui nhơn đó


 



Từ: LyTM
09/07/2015 10:50:45

 Cám ơn anh Mậu đã viết và chị Tuyết post lên về Bình Định. Em đã về Bình Định nhiều lần, vãn cảnh và thắp hương Hàn Mạc Tử, đến bãi tắm Hoàng hậu xem đá trứng, đặc biệt đi về quê vua Quang Trung thắp hương, nếm nhiều món ngon ở đó, tắm biển Bình Định. Có gia đình chị Cẩm Hòa ! Em có người bạn đã ra đi mấy năm nay, vẫn còn nhiều kỷ niệm khi vào bạn đưa đi ăn đồ biển, chuyện trò và uống trà bát bảo! Biển thì xanh, người đẹp và hào khí võ trường ngút trời, Đá màu Bình Định đẹp, rượu Bầu Đá uống say mơ mơ,...


Bình Định biển xanh như mơ,


trời cao gió lộng, ai chờ,... ai trông,...


Một thời nơi đó ấm nồng


ngây thơ bầu bạn, ngày không biết gì!


 


Đã về chốn đó thưở xưa,


thắp hương thanh tịnh cúng Vua, một thời


cảnh đẹp, người đẹp ai ơi,...


Bình Định nơi ấy một trời xanh trong!



Từ: Meomun
04/07/2015 17:37:38



Thấy anh Mậu và các anh chị bàn tán về sản vật Bình Định, em cũng “nóng ruột” muốn góp lời, vì Bình Định là quê nội của…con em, hihi. Em thuộc phố xá Quy Nhơn, nhớ mùi biển nồng nồng trên đường phố lúc chiều xuống… Em giới thiệu với bạn bè, mọi người đi QN về đều khen QN đẹp, con người hiền hòa, chưa bị thương mại hóa nên rất dễ chịu. Bạn bè em đều bảo rất thích la cà ngồi ăn hải sản trên một quán cóc ở đường Xuân Diệu vì hải sản rất tươi,  chủ quán rất “nice” và giá cả cũng rất “OK", hihi. Chúc các  anh chị có một Du Xuân 2016 như ý ở Bình định.




Từ: NghiPH
04/07/2015 10:52:50

Em chưa đến Bình Định nên bài viết của anh Mậu rất cuốn hút em. Nhất định em sẽ đến xứ Dừa tham quan. Cảm ơn anh Mậu nhiều nhiều!



Từ: UyenNT
03/07/2015 08:33:44

Ôi, em không ngờ anh Mậu có cách viết về Quy Nhơn Bình Định hay tuyệt vời đến thế.Những năm sinh viên ở KKisinhôp em rất ngưỡng mộ tiếng đàn ghita của anh.Nay lại được đọc những áng văn đầy rung động của anh em cảm phục lắm.Anh có nhiều tư liệu thật quý giá và hiển nhiên là rất công phu sưu tầm.Cám ơn anh Mậu.Anh đã làm cả  " Làng " KGU náo nức về với Quy Nhon Bình Định rồi đấy.


 



Từ: ThoaNP
02/07/2015 22:06:45

Đội múa KGU-HCM đâu. Có ý tưởng rồi nè (cảm ơn HanhLT nhé): tập "múa roi đi quyền" cho Du Xuân 2016 thôi. Bầu chị Ngọc Hoa làm đội trưởng hay cố vấn nghệ thuật nhé.



Từ: CucNT
02/07/2015 15:44:15

Đọc xong ngất ngây luôn, chỉ biết ngồi mơ màng "bao giờ cho đến tháng 4"



Từ: ThanhLK
02/07/2015 11:07:35

Anh Mậu ơi, em là dâu Bình Định đây Quê của bố chồng em ở Tuy Phước (Phước Sơn) BĐ và đã từng được nếm bánh ít Lá gai, rất ngon.  Tuy nhiên qua bài viết của anh em biết được những nét Văn hoá cổ truyền và độc đáo của quê Hương BĐ, một cách đầy đủ và tổng thể. Chúng em rất háo hức DX 2016 khám phá thêm nhiều địa danh của đất võ BĐ. Cám ơn anh và hy vọng gặp các anh chị em KGU ở DX2016 tại Qui Nhơn.



Từ: GiangHV
02/07/2015 09:41:20

 


Tôi đã đến QN 2 lần, có lần lưu lại có đến cả tháng trời, song vẫn không thấy hết được những cái hay, cái đẹp của vùng đất QN-BĐ. Cảm ơn anh Mậu nhiều với bài viết rất hay. Kiểu này thì chắc chắn sẽ tham gia Du Xuân 2016 rồi. Bao giờ cho đến tháng Tư nhỉ?


 



Từ: ThoaNP
01/07/2015 21:56:55

Cảm ơn Anh Mậu, bao nhiêu là thông tin. Em bắt đầu thấy nôn nóng đến Quy Nhơn quá rồi.




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s