KÝ SỰ DU XUÂN hỘI KGU 2016
Tác giả: Diệp Chí Mậu
Gặp lại nhau sau một năm tay bắt mặt mừng, chúng tôi những “bô lão” U.70,U.80 tụ tập tại sân ga Sài gòn tiến ra phố biển Qui Nhơn của tỉnh Bình Định, nơi Hội Du xuân KGU đang vẫy gọi. Mặc cho sự cố sập cầu Ghềnh, chúng tôi vẫn quyết định lên tàu SE 26 tuyến Saigon-Qui Nhơn dù có phải “tăng bo” một đoạn. Có hề gì “tay xách nách mang” bời chúng tôi có cả một buồi tối hàn huyên cùng nhau. Chúng tôi rất mừng gặp lại anh chị Trí - Tâm một “cặp đôi hoàn hảo” có thề nói là nhất Hội KGU ờ tuổi 75,76 mà vẫn còn sung sức trên từng cây số với lớp đàn em mỗi dịp Du xuân của Hội. Chị Tâm vẫn tích cực tham gia tập văn nghệ cùng anh chị em trong Hội KGU Sai gon để góp vui với mọi người trong đêm khai mạc của toàn Hội tại khách sạn Qui Nhơn số 8 Nguyễn Huệ. Có thêm anh chị tham gia đã tiếp lửa cho các khóa trẻ từ Bắc chí Nam hội tụ cùng nhau hàng năm để vui chơi, cùng hoài niệm về quá khứ dưới mái trường KGU của mảnh đất Mondavi xinh đẹp - tổ quốc thứ 2 của chúng tôi, nơi đã đào tạo các thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh Việt nam thành những chuyên gia, những con người tử tế cho đất nướcViệt nam này. Đoàn chúng tôi hội đủ 14 người gồm anh chị Trí-Tâm khóa 67; các chị Cấp, Hoa, Năm, anh chị Nguyên, Mậu xuất phát từ ga đầu. Tàu ra đến ga Nha trang lúc 4 giờ kết nạp thêm hai mẹ con chị Kiểm khóa 72. Bất ngờ nhất là đoàn có thêm vợ chồng anh Vịnh C.X và Thạch Khiêm khóa 74 lên tàu ở ga Tuy Hòa (Phú Yên).Các anh chị này cũng đi từ Sài gon ra Qui Nhơn nhưng trên những chuyến tàu khác.Chúng tôi chuyện trò thâu đêm với bao câu chuyện cũ, mới; Mời nhau những đồ ăn thức uống mang theo. Có những người rất lâu chưa đi tàu lửa, không biết địa danh mà con tàu đi qua.Thế là thách đố nhau tên ga thuộc địa danh tỉnh nào và người thua cuộc phải chịu phạt 1 kg vàng ”mã”! Đoàn tàu về đến ga cuối Qui nhơn lúc 9 giờ ngày hôm sau 8/4. Cà đoàn cùng nhau chụp hình để kỷ niệm cho chuyến đi vì ga Qui nhơn sẽ không còn trong vài năm tới theo qui hoạch. Chúng tôi tạm biệt nhau người đi đến khách sạn, người đi về nhà người quen va cùng hẹn găp lại vào buổi tối cùng ngày.
Đến nơi rồi-Ga xe lửa Quy Nhơn
Ngày đầu tiên Hội Du xuân 2016: Khách sạn Qui nhơn 8 Nguyễn Huệ được chọn là đại bản doanh của Hội. Đây là khách sạn có tuổi đời tương đối cao tại Qui nhơn. Tuy không hiện đại và tiện nghi bằng các khách sạn mới xây cất sau này, khách sạn này có ưu thế nằm sát bờ biển trải dài 15 km theo con đường mới xây mang tên nhà thơ nổi tiếng Xuân Diệu người Bình Định. Khách sạn có phòng đại sảnh khá rộng rãi phù hợp với việc tổ chức các sự kiện đông người, giá phòng tương đối mềm. Đây là tiêu chí cho nhũng người tổ chức Du xuân lựa chọn. Đoàn từ Hà nội bay vào lúc 15 giờ còn đoàn bay từ Sài gòn ra chậm hơn, lúc 19 giờ. Cùng với các anh chị em từ các địa phương khác hơn 160 người đã có mặt vào bữa tối 8/4 theo danh sách đã đăng kí với chị Thoa N.P. khóa 76. Cùng với anh Thắng K.73, chị Hoa K.72, chị Thoa là “ người phụ nữ xuất sắc “ của Du xuân 2016 năm nay. Mọi công đoạn từ đi tiền trạm từ Sàigon ra Qui nhơn chọn địa điểm, nhận đăng kí tham gia của các thành viên, sắp xếp phòng ngủ cho mọi đối tượng, lập danh sách các đoàn đi tham quan Du xuân và Hậu du xuân chị đều lo hết sức chu đáo. Quả là người phụ nữ giỏi giang hết lòng vì Hội KGU. Buổi tối tất cả hội viên quây quần bên nhau: cùng ăn, chuyện trò hàn huyên và ca hát nhảy múa tự do cho tới tận khuya. Nhiều người đã từ rất lâu chưa có dịp đến với biển tuy đã muộn vẫn ra ngắm biển về đêm để nghe tiếng sóng rì rào, ngắm nhìn những dàn đèn trên các con tàu xa xa với những câu chuyện không dứt…
Khách sạn Quy Nhơn - Đại bản doanh của Hội KGU trong Du xuân 2016
Hội tụ
Hồ hởi
Ngày 9/4 /2016, ngày thứ 2 và cũng là ngày quan trọng nhất của chương trình Du xuân năm nay. Từ sáng sớm cả đoàn đã lên xe đi tham quan những địa danh nổi tiếng của Bình Định: Bảo tàng Quang Trung Nguyễn Huệ, Đàn Tế trời, khu du lịch Hầm Hô, Làng rượu Bàu đá, Tháp Chàm Bánh ít, Thành Hoàng đế. Suốt hành trình mọi người đều hài lòng bởi hướng dẫn viên trẻ của công ty du lịch Golden Life Qui nhơn. Với lòng nhiệt thành được trang bị kiến thức khá sâu về lịch sử các triều đại phong kiến Việt nam, người nghe đã rất hứng thú về khởi nghĩa Tây sơn của 3 anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ trong sự nghiệp lẫy lừng đánh đuổi quân xâm lược và xây dựng, mở mang bờ cõi cũng như những mẩu chuyện bi tráng “nồi da xáo thịt”giữa anh em họ sau này và sư trả thù tàn độc của nhà Nguyễn Ánh với họ và người nữ tướng Bùi Thị Xuân tài ba sau khi lấy lại ngôi vua. Những mẫu chuyện này chưa thấy đề cập trong sử sách đã gây ấn tượng cho các thành viên trong suốt chuyến đi.
Bảo tàng Quang Trung
Khu du lịch Hầm Hô được Du lịch Bình Định mới mở. Ờ đây có rừng nguyên sinh lâu năm rể cây phủ xuống lòng suối như mái tóc thiếu nữ. Đá đủ kích cỡ hai bên và dưới lòng suối tạo hình san hô chồng xếp nhiều tầng vẫn còn đó dáng nguyên thủy. Do thời gian tour eo hẹp chưa thể làm hài lòng người thưởng ngoạn khi không thể dưng chân ở nhiều đoạn suối khác nhau đề bơi lội và chụp cho mình những bức hình ưng ý giữa đất trời mênh mông thơ mộng này.
Khu Du lịch Hầm Hô
Tour đã giành thời gian cho khách tham quan làng rượu truyền thống Bàu Đá đã nổi tiếng khắp nước và cả ở nước ngoài. Để tạo nên tên tuổi, người dân nơi đây đã chọn loại gạo tẻ, gạo nếp và đậu xanh đặc biệt cùng với dòng nước trong vắt chảy ra từ khe núi kết hợp với lối chưng cất thù công truyền thống. Giá có cách tổ chức bài bản hơn, không để du khách “lội bộ” trên quảng đường khá dài dưới nắng gắt và có thêm thời gian đề khách thăm hỏi người dân cũng như được nếm thử các loại rượu chính cống ở đây thì chuyến đi hoản hảo hơn.
Thăm làng rượu Bầu Đá
Du khách còn được đưa đi thăm tháp Chăm Bánh ít nổi tiếng, ngọn tháp có tuổi đời cao nhất Việt nam với lối kết cấu không trùng với bất kỳ tháp Chăm nào. Trên đường về khách cỏn được giới thiệu về thành Bình Định, một di tích còn lại của thời Tây sơn.
Tháp đôi
Hội trường khách sạn Qui nhơn đã kín chỗ từ lúc 18h. Ai cũng háo hức chờ đợi giờ khai mạc hội du xuân 2016. Đúng 18h30 hai MC Ánh Tuyết và Hoàng Lương trong trang phục áo dài truyền thống và comple trang trọng đọc lời chào mừng toàn thể hội viên. Hội trưởng Bùi Quang Ngọc cắt bánh truyền thống mừng Du xuân 2016, mừng Sinh nhật lần thứ 6 của Hội KGU.
Cắt bánhmừng Hội KGU tròn 6 tuổi
Anh Huỳnh Văn Ba khoá 72 thay mặt chi hội KGU Bình Định nói lên sự vui mừng được chào đón anh chị em KGU tại thành phố biển Qui Nhơn, gửi lời cám ơn Ban Liên lạc Hội đã giành cho anh chị em KGU Bình Định một dịp vui hiếm có được gặp gỡ những bạn bè dưới mái trường KGU thân thương.
Anh Huỳnh Văn Ba, đại diện KGU Quy Nhơn phát biểu
Chương trình văn nghệ du xuân 2016 được bắt đầu bằng bài hát “Tổ quốc gọi tên mình” (thơ Phan Quế Mai, nhạc Đinh Trung Cẩn) do tốp ca nam nữ hội viên KGU Hà nội trong trang phục áo đỏ sao vàng trình bày vang lên hùng tráng, toát lên tình yêu tổ quốc trước tình hình biển đông dậy sóng, chủ quyền quốc gia Việt nam bị đe dọa.
Hợp ca “Tổ gọi tên mình”
Bài hát “ Buổi sáng trên đồng nội” – một bài hát ra đời cách đây hơn nữa thế kỷ ca ngợi quê hương xinh đẹp cũng được tốp nữ KGU tp. HCM trình bày rất chuyên nghiệp.
Tốp nữ "Buổi sáng trên đồng nội
Tiết mục đơn ca với bài “Thành phố trắng của tôi” – bài hát về thành phố Kisinhop của nước cộng hòa Mondavia dầy ắp những kỷ niệm của hội viên KGU đã tửng nổi tiếng qua giọng hát của nữ ca sĩ Sophia Rotaru được chị Lê thị Ngọc Liên K.74 - giọng ca “vang bóng một thời”,”hoa khôi” của ngưởi KGU thức tỉnh kí ức.
Đơn ca "Thành phố trắng của tôi"
Rồi đến các tiết mục tiếp theo của các anh chi em KGU thành phố Hồ chí Minh: Múa Sắc bùa, Đồng ca “ Việt nam quê hương tôi”…cứ thế xen kẻ làm mọi người ngỡ như được xem một chương trình ca nhạc trên hệ thống vô tuyến truyền hình trung ương
Múa Sắc bùa
Đúng vậy, những bải hát điệu múa được tập luyện công phu của các “diễn viên không chuyên” ở lứa tuổi 60,70 với tình yêu văn nghệ, âm nhạc và vì hội người KGU, lại được khích lệ bởi sự hồi âm phối khí của Nhân tài đất Việt Nguyễn Anh Kiệt cũng là người KGU đã làm nên một đêm văn nghệ rất thành công. Buổi tiệc hoành tráng với rất nhiều món ăn mang ẩm thực Bình Định đan xen những bài ca, điệu nhảy trên nền nhạc vance, rumba…tình tứ và đẹp mắt.Tất cả đã tạo nên một đêm hội du xuân tưng bửng, ấm áp tình người KGU mà các hội của những người bạn học trên củng đất nước xô-viết ngảy trước thán phục và ca ngợi (Theo lời anh Thắng SV73).
Rồi đến chụp hình lưu niệm Du xuân 2016. Các cựu sinh viên, nghiên cứu sinh người KGU các khoa toán, lý ,hóa, sinh, luật, kinh tế cùng nhau lên sân khấu. Các nhiếp ảnh gia người KGU bấm máy ghi lại các tấm hình các khoa cùng khóa, khóa 1976 năm nay vừa tròn 40 tốt nghiệp
Khoa Sinh
Khoa Hoá
Khoá 76, hát mừng 40 năm ngày tốt nghiệp
Khoá 80, lần đầu tham dự đông thế
Thật cảm động hình ảnh mọi người bế anh Đặng văn Luân Hóa 72 lên sân khấu chụp hình với các bạn cùng khóa do đột quị 20 năm không đi lại được. Anh vô cùng xúc động trước tình cảm của bạn bè nhất là các khóa 72,73,74 mà đã vài chục năm nay anh không có điều kiện gặp họ.
Anh Luân trong vòng tay bạn bè cùng khoá 72
Các anh chị khóa 72, những cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc gắn bó cả tuổi thơ vá thời sinh viên sôi động với anh khiến anh không cầm nước mắt khi gặp lại họ. Một chút quà nhỏ của họ kỉ niệm ngày gặp mặt đã khiến anh ấm lòng. Chị vợ anh kể lại rằng suốt đêm ấy anh không sao chợp mắt bởi tình bạn, tình người KGU đã giành cho mình. Xin được nói thêm về các anh chị người KGU tại Qui nhơn Bình Định. Sau ngày tốt nghiệp về nước tháng 7 năm 1972, số phận đã đưa đẩy mỗi người mỗi nơi những ngày còn chiến tranh ác liệt trên đất Bắc, người vào quân đội, công an, địa chất, sư phạm…Sau giải phóng các anh chị cùng về phục vụ quê hương Bình Định: Anh Võ Thành Vinh làm trong ngành công an, anh Huỳnh văn Ba làm trong ngành địa chất (làm phiên dịch cho chuyên gia người Nga 10 năm ở thủy điện Yaly Tây nguyên), chị Nguyễn thị Nhung dạy ở trường đại học Qui Nhơn, anh Đăng văn Luân làm ở xí nghiệp cao su Qui nhơn, anh bị đột quị đã 20 năm không còn khả năng đi lại và nói. Nếu không có du xuân năm nay tại Qui nhơn chắc anh khó có cơ hội gặp lại đông đủ mọi người KGU thế nầy.
Ngày 10/4, buổi sáng mọi người đi thăm các danh lam thắng cảnh Qui nhơn: Trại Phong Qui hòa, khu đô thị Khoa học- Giáo dục đang xây với diện tích 100 ha độc nhất Việt nam cũng tai Qui Hòa, cầu vượt biển dài nhất Thị Nại nối thành phố Qui nhơn với bán đảo Phương Mai, Khu du lịch Ghềnh Ráng, mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử. Buổi chiều đoàn đi Phú yên thăm quan Ghềnh đá dĩa, nhà thờ Mằng Lang.
Mộ Hàn Mạc Tử
Gành Đá đĩa
Nhà thờ Măng Lang
Buổi tối là những buổi họp mặt của các khóa, các khoa : Khóa 76 kỉ niệm 40 năm tốt nghiệp, khóa 72 đứng ra tổ chức gặp mặt các anh chị từ khóa đầu tiên 1962-1967 cùng khóa 72, 73,74. Đây là cuộc gặp của 40 anh chị em từng biết nhau với nhiều kỉ niệm vui buồn tại quán bánh xèo tôm nhảy Anh Vũ trên đường Diên Hồng Qui nhơn. Tai đây, mọi người ôn lại những kỉ niệm thơ mộng thời sinh viên. Chị Tâm (k.67), người chứng kiến mối tình “kinh điển” giữa anh sinh viên người Việt tên Càng với chị Svecta sinh viên người Nga cùng lớp, một chuyện tình đầy nước mắt mà tác giả bài viết “ Những người thầy Xô viết của chúng tôi” đăng trên trang web của Hội kgu đã nhắc lại. Sự thật mối tình đã kết thúc không có hậu do chiến tranh xảy ra ở Việt nam ngày ấy quá ác liệt, họ mãi mãi không còn gặp lại nhau. Anh Huỳnh văn Ba (hóa 72) đọc một bài thơ hay do anh viết về tình cảm yêu quê hương Qui nhơn Bình Định, còn chị Nhung (hóa 72) “hô” bài chòi - một điệu dân ca miền Trung với giọng đặc biệt xứ “Nẫu” đặc trưng. Cuối cuộc gặp mặt, anh chị em k72 đã tặng mỗi người món quà nhỏ để kỉ niệm buổi họp mặt đáng nhớ này, chúc sức khỏe để gặp lại lần sau.
Liên hoan thân mật giữa các khoá khoá 72,73,74
Ngày thứ 4 và 5 ,6 là những ngày Hậu du xuân. Nhửng người không cò điều kiện tham gia thì tam biệt trở về , số còn lại chia làm 2 đoàn theo quốc lộ 19 lên thăm Tây nguyên (Hai tỉnh Gia Lai và Kontum). Đến với Tây nguyên, đoàn du xuân 2016 của hội KGU đến với mành đất giàu nắng, nhiều gió, ấm áp tình người. Đoàn chúng tôi đi thăm quảng trường Đại đoàn kết rộng 18 ha với 54 thảm cỏ xanh và 54 khối đá badan chụm lại thành tháp biểu tượng cho tình đoàn kết của 54 dân tộc người Việt nam, ở giữa là tượng chủ tịch Hồ Chi Minh bằng đồng cao 10,8m đặt trên bệ đá xanh cao 4,5m…đó toàn là kì lục Việt nam trên đại ngàn này. Chúng tôi đến thăm Biển Hồ, nơi cung cấp nước ngọt và thủy sản - đôi mắt ngọc của Pleiku. Nhà thờ gỗ Kontum trên 100 tuổi, Nhà Rông Bahna chỉ gắn với làng cũng là những di sản văn hóa đáng tự hào của đồng bào Tây nguyên khiến chúng tôi ngưỡng mộ.
Nhà thờ gỗ,
Nhà Rông Bahna,
Biển Hồ Pleiku,
Quảng trường Đại đoàn kết
Đến với Tây nguyên thật là sai sót nếu không đến thăm Thủy điện Yaly một nguồn sáng lớn lộng lẫy, lung linh đẹp đến mê lòng người của đất nước ta. Từ thành phố Pleiku của tỉnh Gialai theo quốc lộ 14 hướng tới Kontum, chúng tôi đến Yaly. Trên con đường trải nhựa êm ru giữa cao nguyên bát ngát, giữa đồi núi Tây nguyên hùng vĩ chúng tôi gặp một hệ thống công trinh hiện đại, đồ sộ và nguy nga vừa lộ thiên vừa ẩn mình trong lòng đồi núi. Thủy điện Yaly với tổng sản lượng lắp đặt 720 mw và điện lượng trung bình hàng năm là 3,68 tỉ kwh. Nằm trên sông Sê san với diện tích toàn bộ lưu vực 17.000 km2, Thủy điện Yaly có đập chắn, tràn xả lũ, cửa nhận nước. Đập chắn có cao trình đỉnh lên tới 522m, chiều dài đỉnh đập 1142m, cao 71m. Tràn xả lũ gồm 6 cửa, dùng van cung, mỗi cửa rộng 15m.Ngưỡng tràn ở cao trình 49,12m, hình thức ngưỡng tràn ofixerop. Lưu lượng xả lớn nhất là 17.400m3/s. Nước qua cửa nhận theo đường hầm dài 7.582m sau đó chia làm 4 nhánh đi vào 4 tổ máy đặt ngầm trong núi. Công suất mỗi tổ máy 180 mw cho điện lượng trung bình năm là 365 triệu kwh. Công trình được khởi công ngày 4/11/1993 và hoàn thành 27/4/2003 do các chuyên gia Liên bang Nga giúp. Đây là thủy điện lớn thứ 3 tại Việt nam hiện nay.
Thuỷ điện Yaly
Sáng 12/4 đoàn 50 người tham gia Hậu du xuân còn lại “xuống núi” trở lại Bình Định để đến với mảnh đất cực bắc của tỉnh này, nơi nổi tiếng với rừng dừa bạt ngàn: Tam Quan! Buổi chiều xe đưa chúng tôi ra đến Thị trấn Tam Quan thuộc huyện Hoài nhơn. Từ đây chúng tôi lạc vào rừng dừa mênh mông đẹp khó tả đề đến bờ biển gió lộng, nơi có chị Lộc, người KGU khóa 72 cùng anh Dũng chồng chị chờ đón. Chúng tôi mặc sức thưởng thức nước dừa ngọt lịm do chính chúng tôi leo hái, chặt trái như người dân thực thụ nơi đây. Chúng tôi ào xuống biển bơi lội và khi hoàng hôn xuống chúng tôi quây quần bên lửa trại ca hát, nhảy múa, ăn bắp, củ mì nướng do anh chị Lộc đã chuẩn bị sẳn từ lúc nào.
Trên bãi biển Tam Quan
Thật là những kỉ niệm khó quên! Bình minh hôm sau chúng tôi dạo trên bờ biển xem những ghe cá trở về với rất nhiều tôm, mực, cá tươi rói. Mỗi người tùy thích mua hải sản, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai…những đặc sản của người dân địa phương nơi đây về làm quà cho người thân. Đã đến lúc chào tạm biệt Tam Quan Bình Định rồi, tạm biệt vợ chồng chị Lộc mến khách chúng tôi xuôi vào Phù Cát trở ra Hà nội và vào thành phố Hồ chí Minh, kết thúc chuyến du xuân vô cùng thú vị.
Tạm biệt nhé biển Tam Quan!
Những ngày du xuân 2016 của hội kgu đã đi qua. Chúng tôi, những hội viên của hội vẫn còn đọng mãi trong lòng những kỉ niệm khó quên trên mảnh đất Bình Định, đọng mãi những tình cảm nồng ấm của những bạn bè kgu nơi đây, những chuyện chưa từng được nghe về lịch sử nhà 3 anh em Tây sơn, những đặc sản xứ dừa được thưởng thức, những cơn gió biển lồng lộng thổi trên bờ Qui nhơn , Tam quan, đêm lửa trại, những giọng ca Bài chòi, những vần thơ hay đầy cảm xúc yêu mến quê hương Bình Định…
Năm nay, trường Đại học tổng hợp quốc gia Kisinhop mang tên V.I. Lenin tròn 70 năm thành lập - ngày 01/ 10/1946. Ban Liên lạc Hội KGU đang bận rộn tổ chức chuyến Về nguồn lần 2, về thăm lại ngôi trường thân yêu của hàng trăm cựu sinh viên, nghiên cứu sinh Việt nam. Sẽ có những đại diện cho họ trong phái đoàn này. Chúng tôi muốn gửi qua đoàn lòng biết ơn vô hạn tới những người thầy, người cô, những cán bộ. nhân viên của trường đang sống hay đã mất, những người đã hết lòng đào tạo chúng tôi thành những con người có ích cho đất nước Việt nam, những người đã cống hiến hết sức trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Việt nam, những người tuy không còn trẻ nhưng vẫn luôn lả những người tử tế và luôn biết cách sống tốt, sống có ích qua những lần du xuân hàng năm trên mảnh đất Việt nam.
DIỆP CHI MẬU, Hoá 72
Người post: TuyetHA
Ngày đăng: 24-04-2016 18:06
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |