KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 02 Tháng mười một. 2016

ĐẠO DIỄN ANDZEI WAJDA




Tác giả: Vancon

 

Andrzej Wajda, đạo diễn điện ảnh nổi tiếng nhất của Điện ảnh BaLan, người được vinh danh với hàng loạt giải thưởng quốc tế danh giá tại khắp các kỳ liên hoan phim quốc tế cho những tác phẩm của mình. Người đã dành giải Oscar năm 2000 dành cho những cống hiến trọn đời cho điện ảnh thế giới. Trong hàng loạt các tác phẩm của mình, bốn tác phẩm quan trọng khiến ông trở nên “ quen thuộc ” với công chúng toàn thế giới là: The Maids of Wilko, The Promised Land, Man of Iron, và Katyn.

 


Andrzej Wajda sinh ngày 06 tháng 3 năm 1923 tại Suwalki – miền Bắc Balan. Mẹ ông - Aniela Wajda – là một nhà giáo dạy trong một trường Ukraine. Cha - Jakub Wajda – một sỹ quan quân đội Balan. Thời thơ ấu của ông được chính ông mô tả như một giai đoạn hạnh phúc nhất ở một vùng quê yên bình trước khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra. Năm 1939, chiến tranh lan ra và đất nước Balan nhỏ bé của ông bị cả hai thế lực ùa vào : quân đội Nga và phát xít Đức ( điều này được mô tả rõ nhất trong Katyn sau này ). Năm 1940, cha của Wajda bị Nga bắt, và bị giết theo lệnh của Stalin trong vụ thảm sát Katyn.

 


Vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh, gia đình còn lại của Wajda gồm ông, mẹ và anh trai sống sót tại một vùng bị phát xít chiếm đóng của Balan. Wajda tham gia đội quân kháng chiến Krajowa Armija chống phát xít cho đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945. Năm 1946, ông chuyển đến Krakow và vào học tại học viện mỹ thuật. Tại đây ông học vẽ, và đặc biệt yêu thích trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng, thần tượng của ông là họa sỹ nổi tiếng Paul Cezanne. Nhưng sau đó, năm 1950 ông lại quay sang học khoa đạo diễn tại Đại học Điện ảnh tại Lozd do các nghệ sỹ Jerzy Toeplitz và Aleksander Ford làm giám đốc. Sau này, Wajda gọi thời kỳ học tập tại đây là thời gian ông mở mắt, tìm được chân trời mới trong nghệ thuật đạo diễn phim và tiếp nhận những ảnh hưởng cực lớn trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đặc biệt yêu thích nền điện ảnh tiên phong Pháp, với những phim như ballet mécanique (1924) của đạo diễn Fernand Léger.

 


Năm 1955, ông xuất hiện với phim đầu tay GENERATION, kể về cuộc sống của một thế hệ những người trẻ tuổi Balan lớn lên dưới thời chiếm đóng của phát xít Đức, và cùng với hai phim tiếp theo ( cùng đoạt giải thưởng phim Quốc tế ) . Kanal (1957) và Ashes and Diamonds (1958) tạo thành một bộ ba phim được coi là kinh điển nói về đời sống của đất nước Balan trong chiến tranh thế giới II. Mặc dù, trong suốt những năm tháng làm nghề của mình ông luôn chịu những áp lực ghê gớm từ chính quyền Balan chịu sự chỉ đạo của Nga, nhưng ông đã tự mình khẳng định bản thân là một người nghệ sỹ chân chính, đứng trên mọi xung đột tư tưởng, thời cuộc. Và với những nỗ lực tuyệt vời của mình , bằng những tác phẩm của mình ông đã cố dàn xếp mối bất hòa giữa hai lực lượng chống phát xít của Balan, vốn bị chia rẽ bởi hệ tư tưởng chính trị : đó là những người cộng sản Balan và các du kích thuộc lực lượng những anh hùng dân gian của cuộc chiến tranh nhân dân.
Bộ phim “ Miền đất hứa - The Promised Land (1975)” được đề cử Oscar của ông là một câu chuyện nhiều lớp tượng trưng của trường phái Biểu tượng. Thông qua những mô tả dí dỏm của Wajda về chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19 ở Balan, nhưng thực sự ám chỉ chế độ chính trị đương đại. Phân cảnh bắn giết những người công nhân ở cuối phim thực sự lột lớp mặt nạ che đậy sự kiện hành quyết những người lao động ở Nga vào năm 1962 dưới thời Nikita Khrushchev, và ở Balan vài năm sau đó. Một số phim sau đó của ông như Man of Marble (1977) và Man of Iron (1981) cũng cùng chủ đề đó và thường đi ngược với những tuyên truyền chính thống của hệ tư tưởng chính trị đương thời. Năm 1981, ông tham gia Công đoàn đoàn kết Balan của Lech Walesa.

 


Từ năm 1989 đến 1991, Wajda được bầu làm Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ba Lan.
Từ năm 1992 đến 1994, ông là thành viên của Hội đồng Văn hóa cho Tổng thống.
Năm 1994, ông thành lập Trung tâm Nghệ thuật và Công nghệ Nhật Bản tại Krakow, và đã được trao tặng Huân chương Mặt trời mọc ở Nhật Bản (1995). ( Về lý do tại sao lại là trung tâm Nhật Bản tại Krakow, Wajda đã lý giải điều này rất kỳ lạ trong một lần phát biểu nhân dịp ra mắt phim “The Debit and the Credit” - …Trong thời gian Đức chiếm đóng, khi tôi đang còn ở tại Krakow, tôi phải trốn chui trốn nhủi vì giấy tờ của tôi không hợp lệ. Tôi đã đi đến thị trấn chỉ một lần duy nhất, và chính lần đó tôi phát hiện ra rằng tại sảnh đường Sukiennice có một cuộc triển lãm nghệ thuật Nhật Bản. Tôi không hề biết gì về nơi mà bộ sưu tập ra đời và đã trưng bày ở đây, tại Krakow. Nhật Bản là một đồng minh của Đức trong chiến tranh, do đó, thống đốc toàn quyền Frank, người cư trú tại lâu đài Wawel, quyết định tổ chức một cuộc triển lãm như một sự kính trọng đối với Nhật Bản và đã sử dụng bộ sưu tập này. Tôi liều lĩnh tìm một cơ hội và chui vào Sukiennice và tôi phải nói rằng đó là một cuộc phiêu lưu lạ thường. Tôi nhớ từng chi tiết cho đến ngày nay và tôi nghĩ rằng Trung tâm Nhật Bản, ngày hôm nay nằm bên bờ con sông Vistula, có nguồn gốc phần lớn từ sự kiện phi thường này, nó là cuộc gặp gỡ của tôi với nghệ thuật Nhật Bản, tại Krakow. Và như vậy, Nhật Bản đột nhiên đi vào sự tồn tại trong Krakow ngày nay.

 


Wajda là Chủ tịch của Hiệp hội phim Ba Lan (1978-1983).

 


Ông đã giành một giải Oscar danh dự (2000) cho những đóng góp của ông cho điện ảnh, và một giải danh dự Golden Bear (2006) tại Liên hoan phim Berlin.

 


Bộ phim Katyn (2007) đã được đề cử Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 2008, và nhận được nhiều giải thưởng và đề cử khác. Bộ phim cho thấy sự kiện lịch sử ở Katyn trong Thế chiến II, nơi cha của Wajda là một trong số hàng ngàn sĩ quan Ba Lan bị giết bởi cộng sản Liên Xô dưới chế độ độc tài Joseph Stalin.

 


Tháng 7 năm 2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tặng Huân chương Hữu nghị cho đạo diễn Andrzej Wajda, người đã làm bộ phim Katyn hồi năm 2007, nói về vụ tàn sát 20.000 sĩ quan và trí thức Ba Lan tại một khu rừng gần thành phố Smolensk hồi Chiến tranh thế giới thứ hai. Vụ thảm sát Katyn đã gây tranh cãi suốt nhiều thập niên. Sau chiến tranh Matxcova đổ lỗi cho lực lượng Đức Quốc xã về vụ thảm sát. Mãi tới năm 1990 lãnh tụ Liên Xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev mới thừa nhận trách nhiệm của Liên Xô. Mặc dù vậy Nga vẫn cấm chiếu bộ phim Katyn, và cho đến tháng 4 /2010, kỷ niệm 70 năm ngày xảy ra vụ thảm sát, bộ phim Katyn mới được công chiếu tại nước này.

 


Như đã nói ở trên, cái đáng quý thể hiện bản chất nghệ sỹ chân chính trong con người Andzei Wajda chính là thái độ làm phim về những biến cố lịch sử bi thảm, đặc biệt là những biến cố liên quan đến vận mệnh của dân tộc ông, nhưng không hề có sự hô hào, hận thù hay hằn học nào trong các tác phẩm của mình. Ông là một đạo diễn, là người nghệ sỹ lớn, nâng mình lên trên tất cả các định kiến tầm thường. Hãy xem ông lý giải khi được phỏng vấn về bộ phim đầy tranh cãi này: “…Chẳng hạn, có thể tiếp cận vụ thảm sát Katyn trên phương diện những ván bài trên chính trường thế giới và trong cách nhìn ấy, chúng ta có thể dẫn lời Churchill: khi tướng Sikorski đặt vấn đề Katyn, thủ tướng Anh chỉ nói “đừng có nói mãi với tôi về vụ thảm sát Katyn, những nạn nhân ấy không thể sống lại được nữa mà!” Tôi muốn nói thêm rằng tôi không muốn làm dấy lên những tình cảm này nọ, tôi gắng sức một cách có ý thức để bộ phim đừng gây ra sự thù hận về bất cứ hướng nào. Tôi cũng không muốn “Katyn” trở thành công cụ trong những cuộc chiến chính trị trong nước. Làm phim về Katyn là bổn phận thiêng liêng của tôi! Với tác phẩm này, tôi cúi đầu trước hương hồn của cha và mẹ tôi, sự hy sinh, cuộc chiến đấu của họ và những người Ba Lan khác xứng đáng để sự thật, cho dù chậm trễ đi nữa, nhưng phải ra ánh sáng!”

 


Và để kết thúc cho những dòng ít ỏi về ông, một đạo diễn tài ba của điện ảnh Balan và thế giới, xin chép lại quan điểm của ông đối với những chằng chéo phức tạp trong quan hệ với nước Nga : “ Chúng tôi không bao giờ hy vọng sẽ sống để nhìn thấy sự sụp đổ của Liên bang xô viết, chúng tôi sẽ sống để thấy Ba lan là một đất nước tự do”

 


Dự án mới nhất của ông là làm phim về cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa, cựu Thủ lĩnh công đoàn Đoàn Kết Ba Lan, người đoạt Giải Nobel Hoà Bình năm 1983, Tổng thống đầu tiên của Ba Lan dân chủ (1990 -1995) . Theo thông tin mới nhất, bộ phim đang được quay trên những đường phố của thủ đô Balan, với hàng loạt những đoàn biểu tình đi vào thành phố. Đây là bộ phim được đạo diễn cho là khó khăn nhất cuộc đời làm nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, như ông từng quan niệm : Cuộc sống sẽ rất mạo hiểm đối với những ai trung thành với ước mơ của đời mình. Nhưng sự mạo hiểm của những ai không có đủ can đảm để sống cho những gì mình mơ ước còn lớn hơn rất nhiều. Và vì vậy, có vẻ như tuổi tác không đủ sức nặng vốn có đối với một đạo diễn điện ảnh kiệt xuất như Wajda.

 



Nhân đây, xin giới thiệu bộ phim Корчак , một phim mà tôi làm sub việt.

 

Câu chuyện kể về nhân vật có thật, nhà giáo dục nổi tiếng Janusz Korczak người Balaln gốc Do Thái, người đứng đầu nhà trại trẻ mồ côi của người Do Thái trong các khu ổ chuột Warsaw trong thời gian Phát Xít chiếm đóng Balan. Mặc dù áp lực của phát xít Đức, Tiến sĩ Korczak từ chối từ bỏ những đứa trẻ, và đã hy sinh cùng những đứa trẻ của mình trong trại tập trung Treblinka. Phim quay năm 1990 và được đánh giá cao về tính nhân văn.

 

 

https://www.youtube.com/embed/erOe8o1qlxE

 

 

 

 

 

Nếu cần xem phụ đề, xin bấm vào nút hình vuông có chữ CC, hàng dưới cùng bên phải khuôn hình.


Người post: VanHA

Ngày đăng: 02-11-2016 10:10






Xem 11 - 13 của tổng số 13 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: Guest MN
02/11/2016 23:05:00

Những Phim Ba Lan rất ít chiếu ở VN.Mình chỉ được xem một phim rất hay đầy tính nhân văn, rất hay đấy là phim" Thầylang".Cảm ơn về thông tin về người đạo diễn tài ba Andrzewajda, và biết một tài nữa của ban,   Duxuân tới thể hiện tài lẻ để góp vui nhé. 



02/11/2016 22:51:53

Tổng thống Balan bị tai nạn máy bay cách đây mấy năm cũng là muốn đến tưởng niệm các nạn nhân Balan ở Katyn. Lịch sử còn đó những hận thù, những nghi kị. Hiện nay người Balan, người Ucraina, người Balticvẫn còn hận thù với nước Nga. Vụ này gần đây anh mới được biết qua báo chí, nay qua Vancon biết thêm là có 1 bộ phim về sự kiện này.



Từ: HuongNT
02/11/2016 20:30:58

Thú thực là tôi chưa xem bộ phim nào của Ba Lan và cũng không biết đạo diễn tài năng Andzei Wajda. Rất cám ơn Vancon đã giới thiệu khá chi tiết về ông và các bộ phim nổi tiếng do ông làm đạo diễn. Có lẽ cuộc đời của Andzei Wajda và gia đình ông đã trải qua bao biến cố của đất nước Ba Lan nên cũng một phần là nguồn cảm hứng để ông làm nên nhg tác phẩm điện ảnh lừng danh ấy, tất nhiên cốt lõi vẫn do ông là một con người rất có chính kiến và bản lĩnh vững vàng. Tôi sẽ xem bộ phim Vancon giới thiệu.


 




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s