KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 03 Tháng năm 2017

ĐI TÌM TÁC GIẢ “ CON CHIM LẠC ĐÀN”




Tác giả: Diep Chi Mậu

                                                                                                    

 

 

     Trong đời quả thật có những bản nhạc, bài ca hay đến nỗi chỉ nghe một lần ta không thể nào quên.Đến tận giờ ở tuổi “cổ lai hy”, tôi vẫn còn nhớ giai điệu và ca từ của ca khúc ấy hơn 60 năm trước ở Hải Phòng vào một chiều thu yên ả.Một giọng nữ cao trong veo vút lên:

Triền miên reo dòng suối có con chim lạc đàn

Vờn bay tung cánh bay trên từng cành cây

Em nghe lời chim ca nỉ non

Dừng tay em dệt áo lắng nghe con chim chiền

Lòng em sao lạnh lùng nhớ anh khôn cùng hờ hơ hớ hơ hơ hờ hớ

Lòng em như chim nhớ ai xa vắng nỉ non cao trên ngàn

Lòng em như nước suối trong giữa dòng

Vẫn chưa ai bạn cùng hờ hơ hớ hơ hơ hờ hớ.”

     Với giai điệu mượt mà da diết, ca từ thật đẹp giàu hình tượng khiến tôi hình dung giữa cánh rừng bên dòng nước suối trong chảy róc rách  một sơn nữ tuổi vừa biết yêu thả hồn vào con chim lạc mất đàn với tiếng hót nỉ non.,vừa dệt áo trên khung lụa vừa nhớ người yêu.Giọng nữ cao vút quyện với tiếng đàn T”rưng, sáo trúc réo rắc như mang cả âm thanh của rừng núi đến tai người nghe. Bài hát chỉ có một lời. Khi ca sĩ hát lại lần hai tôi đã nhớ tiết tấu và ca từ bài ca và không thể quên được nó. Tôi không biết tác giả là ai vì thời ấy khi giới thiệu một tác phẩm mới, người ta cũng không nêu cặn kẽ xuất xứ hoặc đôi lời về tác giả , vả lại muốn tìm hiểu cũng chẳng dễ gì. Bẵng đi một thời gian, sau khi giới thiệu chương trình những ca khúc về Tây Nguyên của Đài phát thanh tiếng nói Việt nam,tôi mới biết bài Con chim lạc đàn là do nhạc sĩ Nhật Lai sáng tác. Các ca khúc Chim Ko’tia, Đợi chờ,Tiếng cồng đêm ngừng chiến…cũng đều mang tên cùng một người Nhật Lai. Khi máy bay Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc, bài hát Hà Tây quê lụa do ca sĩ nổi tiếng Quốc Hương thể hiện, sau này là nhạc hiệu của Đài phát thanh truyền hính Hà Tây đã gắn liền với tên tuổi của Nhật Lai. Tôi luôn tò mò muốn biết về người nhạc sĩ tài năng này. Đất nước đang chiến tranh, việc tìm tòi thân thế một con người dường như không thể. Ca từ và tiết tấu của Con chim lạc đàn vẫn cứ đọng mãi trong tôi mỗi khi nhìn thấy một chú chim bị lạc mất bạn tình khi cất lên tiếng nỉ non gọi bạn. Rồi hàng chục năm trôi đi với bao công việc và biến cố trong đời người, tôi không còn theo dõi bước đi của người nhạc sĩ mà mình yêu thích. Tình cờ tôi được đọc bài viết trên báo Sài gòn giải phóng của Phan Tấn Hùng “ Nhạc sĩ Nhật Lai- Hiện tượng âm nhạc độc đáo” kèm với bức ảnh chụp hai nhạc sĩ Nhật Lai và Lư Nhất Vũ chụp năm 1976.Vậy là tôi đã có thông tin về ông. Nhìn khuông mặt đầy thiện cảm, ánh mắt và nụ cười đều toát lên vẽ hoạt bát chứa đựng một tài năng thiên bẩm, một trong những nhạc sĩ tài năng nhất của nền âm nhạc Viêt nam đã ra đi đúng 30 năm.

 

         NS. Nhật Lai và NS. Lư Nhất Vũ (1976)  

 

          Nhạc sĩ Nhật Lai tên thật là Nguyễn Tuân sinh ngày 12-05-1931 của đất Phú Yên, cùng quê với nhà thơ Thanh Quế, Nguyễn Mỹ (là em ruột của Nhật Lai). Hai anh em Nhật Lai và Nguyễn Mỹ được thừa hưởng gen nghệ sĩ từ phía ngoại. Ông ngoại của họ từng được triều đình nhà Nguyễn vời ra kinh đô Huế dạy nhạc cung đình. Các cậu,dì của họ là những nghệ nhân dân gian chơi đàn ca tài tử, làm đào kếp biểu diễn các vỡ tuồng. Từ nhỏ Nhật Lai đã được người cậu dạy đàn mandolin, thổi sáo trúc.Trong thời gian học trung học ở Quảng Ngãi, ông được nhạc sỹ, nhà giáo Vân Đông dạy nhạc lý, cho tiếp xúc với nền âm nhạc phương Tây. Rời Quảng Ngãi , Nhật Lai lên công tác ở Daklak trong hoàn cành cuộc kháng chiến chống Pháp đang tiếp diễn. Ông lặn lội khắp các buôn làng, thâm nhập vào đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Ê đê, Bana, Giarai, Hơ rê để siêu tầm, nghiên cứu dân ca và sáng tác nhạc .Nhật Lai thành thạo các ngôn ngữ của các dân tộc Tây Nguyên, hấp thụ tinh hoa văn hóa của từng dân tộc đề sau nầy tập kết ra Bắc viết nên những ca khúc,bản nhạc kịch  nổi tiếng mang âm hưởng, màu sắc của núi rừng.

        Một ngày nọ sau đình chiến, dân làng An Nghiệp huyện Tuy An bị bất ngờ bởi một đoàn người dân tộc mình trần đóng khố, chân trần, mang theo gùi,tay cầm cồng chiêng xuống làm khách mà Nhật Lai là người dẫn đầu. Mẹ ông không nhận ra con mình vì ông chẵn khác gì họ khi cùng nhảy múa, ca hát bằng ngôn ngữ của người Tây Nguyên. Đó là lần cuối Nhật Lai gặp mẹ để ra Bắc tập kết theo hiệp định Giơ ne vơ 1954.

       Với tính cách dung dị, ít nói, bộc trực, chân thành, quyết liệt rất Tây nguyên trong con người cộng với vốn dân ca của đồng bào dân tộc được tích lũy,hàng trăm ca khúc được Nhật Lai viết trong thời gian 1949-1954 như Chim Kotia,Đợi chờ, Tiếng cồng đêm ngừng chiến, Tăm thơi…khi ra Bắc ông tiếp tục sáng tác hàng loạt ca khúc: Suối đàn T’rưng,Chim lạc đàn, chim Pongkle, Mặt trời Ê đê, Câu chuyện bên dòng suối …mang đậm chất núi rừng Tây Nguyên .Những năm tháng Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc, người ta nghe những ca khúc Bài ca sông Nhật Lệ, Bài ca anh Hồ Giáo, Hà Tây quê lụa… vang lên trên sóng phát thanh của đài Tiếng nói Việt Nam cũng của Nhật Lai. Tự học, tự luyện, tự nghiên cứu, tự tìm tòi vốn cũ dân gian và kinh nghiệm quốc tế để viết nhạc kịch (Opera), Nhật Lai là người thứ hai sau Đỗ Nhuận đặt nền móng cho loại hình nghệ thuật tổng hợp này tại Việt Nam mà tác phẩm Giao hưởng số 1                                          

Đất Lửa (1982) là một điển hình. Ông là người đi đầu trong sưu tầm và biên soạn dân ca Tây Nguyên, kế thừa và phát triển vốn quí đó trong sáng tác. Nhật Lai là người đưa Tây Nguyên đến với những thể loại thanh nhạc lớn hơn như một loạt ca kịch và ca cảnh trong những năm 60-70 của thế kỷ trước như Ama Trạng lợn, Thử lửa,Hơbia ,Nữ thẩn mặt trời…mà đỉnh cao trong lĩnh vực Opera là tác phẩm Bên bờ Krongpa (1968).Ông còn sáng tác nhiều bản nhạc không lời, nhạc phim, giao hưởng thính phỏng như hòa tấu Vũ khúc Tây Nguyên, ballade Tiếng trống đổng (1974) .Ngoài sáng tác, Nhật Lai còn đào tạo hàng loạt diễn viên ca múa và biên đạo vũ kịch.     

      Tài năng đang độ chín thì Nhật Lai đột ngột ra đi  ngày 05/01/1987 sau chuyến đi Riga ( Nước Cộng hòa Latvi của Liên xô) dự Liên hoan âm nhạc giao hưởng để trỉnh diễn bản giao hưởng Đất lửa .Việt Nam đã mất đi một tài năng lớn về âm nhạc. Năm 2002, nhạc sĩ Nhật Lai được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Trong 56 năm trong đời, Nhật Lai đã cống hiến xuất sắc vào kho tàng âm nhạc Việt Nam. Tên tuổi của ông sẽ sống mãi trong lòng những người yêu nhạc nước nhà,những người yêu phong cách Nhật Lai.

                                                                                                                                 Tháng 04/2017.

                               

 

 

 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 03-05-2017 21:09






Xem 21 - 29 của tổng số 29 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 |

Từ: Guest HHiền
09/05/2017 16:17:04

@ Xin chào bạn Thơ PT,cảm ơn bạn đã gửi tặng bài hát "  Hà Tây quê lụa".Bạn là một nhân tố bí ẩn,một người bạn mới của trang Web KGU,rất nhiệt tình cơmm. bài viết mà ngay cả người KGU dạo này cũng lười.Còn thắc mắc của bạn có dịp găp nhau thì sẽ biết.Hội KGU đón chào những người bạn nữa mà.



Từ: Guest Phạm thơ Thơ
08/05/2017 18:57:32

Hà Tây quê lụa - NSND Quốc Hương








Từ: Guest Phạm thi Thơ
08/05/2017 09:44:12

Xin cảm ơn anh Mậu và anh Khánh. Bài hát hay quá.


Công tư phân minh. Nhưng ở đây là một công đa việc. Không biết anh Khánh gọi chị Hiền bạn học quê ở Hà Tây là "nhà tôi" hay "bà xã", hay là gì khác? Nếu có thể được thì nhân đây tặng "nhà tôi" bản "Hà tây quê lụa" do ca sĩ Quốc Hưng trình bày. Chắc mọi người sẽ rất hoan nghênh vì cùng được thưởng thức.



Từ: KhanhT
06/05/2017 15:41:57

 


Chim lạc đàn - Nhạc sĩ Nhật Lai - Ca sĩ Thanh Huyền







 



Từ: Guest Diệp Chi Mậu
05/05/2017 20:35:42

Cám ơn Phu ND đã đăng bài thơ  Cuộc chia ly màu đỏ của nhà thơ Nguyễn Mỹ- người em ruột của nhạc sĩ Nhật Lai.Tôi không quan tâm nhiều đến văn vần, kể cả thơ Nguyễn Mỹ.Bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ được viết năm 1964 giữa lúc cuộc kháng chiến chông Mỹ đang ác liệt. Có lẽ tác giả xúc động trước cảnh vợ tiễn chồng vào chiến trường miền Nam. Bài thơ thật hay chứa chang tình cảm, đầy lạc quan chờ ngày chiến thắng của dân tộc, ngày thống nhất đất nước.



Từ: PhuND
04/05/2017 21:42:49

 


 


Cảm ơn anh Mậu! Qua bài viết lại biết về gia đình nhà thơ Nguyễn Mỹ. Xin gửi ACE Hội KGU bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ.


                            Nguyễn Mỹ


Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ 
Tươi như cánh nhạn lai hồng 
Trưa một ngày sắp ngả sang đông 
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ. 
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ 
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa 
Chồng của cô sắp sửa đi xa 
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa 
Chiếc áo đỏ rực như than lửa 
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly 
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia 
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy 
Không che được nước mắt cô đã chảy 
Những giọt long lanh, nóng bỏng, 
sáng ngời 
Chảy trên bình minh đang hé giữa 
làn môi 
Và rạng đông đang hừng trên nét mặt 
Một rạng đông với màu hồng ngọc 
Cây si xanh gọi họ đến ngồi 
Trong bóng rợp của mình, nói tới 
ngày mai… 
Ngày mai sẽ là ngày sum họp 
Đã toả sáng những tâm hồn cao đẹp! 
Nắng vẫn còn ngời trên những lá si 
Và người chồng ấy đã ra đi… 
Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế 
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung 
nhè nhẹ 
Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào 
“Khi Tổ quốc cần họ biết sống 
xa nhau…” 
Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy 
Cái màu đỏ như màu đỏ ấy 
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi 
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người 
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp 
Một làng xa giữa đêm gió rét… 
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi 
Như không hề có cuộc chia ly… 
1964


 


 


 


 



Từ: ThangNT
04/05/2017 15:26:38

Quả thật bài "Hà Tây quê lụa" lại do nhạc sĩ quê ở Phú Yên làm thì hay thật. Bài này em đã đọc trong báo Sài gòn giải phóng. Nhưng hôm nay đọc lại trên trang web của Hội ta, thêm một số tình tiết bổ sung thì thú vị hơn nhiều. Cám ơn anh Mậu, cây đàn ghi ta nổi tiếng nhất của Trường KGU. Sở dĩ tôi khẳng định như vậy, vì đã được thưởng thức tài đánh đàn ghi ta của một số ACE KGU, trong đó có anh Mậu.



Từ: Guest Tuyet HA
04/05/2017 09:09:49

Em rất thích 2 bài "Chim Pongkle" và "Hà Tây quê lụa" thế mà bây giờ mới biết tác giả. Thú thật là em chỉ chú ý đến bài hát mà chẳng mấy khi nhớ đến tác giả là ai. Cám ơn anh Mậu nhiều vì bài viết rất bổ ích này!


 



Từ: ThoaNP
04/05/2017 00:29:54

 


Cảm ơn anh Mậu đã viết về nhạc sĩ Nhật Lai. Em cũng đọc được một số thông tin nhưng rời rạc chứ không tập trung hệ thống được như bài của anh. Tuy nhiên trong bài anh có nhắc đến bài hát Tăm thơi. Em không biết bài này, nhưng nhớ một bài rất nổi tiếng là Lăm tơi - nhạc Lào, lời Việt mà có chữ "hủa đơn tàn" (Ớ chàng trai đó ơi, em không hát được bài Lăm tơi. Hủa đơn tàn", ...).


 


 




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s