KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 04 Tháng sáu. 2017

DMZ (Demilitarized Zone, khu phi quân sự)




Tác giả: Tự sướng đào ngũ

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (1945), các nước thắng trận phân chia ảnh hưởng tại những nước tham gia chiến tranh, ở hội nghị Teheran (1943) và Postdam (1945). Tại châu Âu hình thành hai khối Đông Âu (dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô) và Tây Âu (là các nước phương Tây hoặc theo thể chế chính trị phương Tây). Đặc biệt có 3 quốc gia là Đức, Triều Tiên và Việt Nam đã bị chia cắt tạm thời. Nước Đức thua trận được chia thành 4 khu vực tương ứng với 4 nước tham gia đánh bại phát xít Đức: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà sau này do hệ tư tưởng mà hình thành 2 nước Đức: Đông Đức (1949), theo hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, trở thành thành viên khối XNCN do Liên Xô đứng đầu, và Tây Đức (cũng 1949), gộp cả 3 phần được chia ảnh hưởng cho Mỹ, Anh, Pháp thành Cộng hòa Liên bang Đức, theo chế độ cộng hòa nghị viện phương Tây. Đặc biệt thủ đô của Đức, thành phố Berlin, cũng chia thành 4 và rồi kết hợp lại thành 2 phần, Đông Berlin và Tây Berlin.

Tại châu Á, Triều Tiên (vốn bị Nhật chiếm đóng từ 1910), được chia thành Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, miền Bắc do Liên Xô quản lý, miền Nam do Mỹ quản lý, để rồi sau đó hình thành 2 quốc gia riêng biệt: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (1949) và Đại Hàn dân quốc (1948). Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), do Bắc Triều Tiên phát động, lôi kéo Mỹ và các nước  đồng minh (ủng hộ Nam Triều Tiên) và Trung Quốc (ủng hộ Bắc Triều Tiên) cùng tham gia, mà kết quả vẫn là sự phân chia thành 2 quốc gia với vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Nước thứ 3, Việt Nam được chia thành 2 miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 16 (đi qua Đà Nẵng) làm ranh giới. Phía Bắc do Trung hoa dân quốc (chính quyền do Tưởng Gới Thạch đứng đầu) quản lý với nhiêm vụ giải giáp quân Nhật, phía Nam do Anh quản lý và giải ráp quân Nhật. Tuy nhiên quân Anh đã để thực dân Pháp kéo quân vào Nam bộ để một lần nữa chiếm lại VN làm thuộc địa. Còn ở Miền Bắc, Chính phủ nước VNDCCH của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh đổi việc quân Tưởng rút lui bằng sự thay thế của quân Pháp, nhằm loại bớt kẻ thù. Tuy nhiên nước Pháp đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện tại VN và Đông Dương (vốn là thuộc địa cũ của Pháp trước 1945). Chiến thắng Điện Biên Phủ của Quân đội VNDCCH (7/5/1954), dẫn tới hội nghị Geneve được ký kết (20/7/1954), chấm dứt sự có mặt của Pháp tại Đông Dương, nhưng VN một lần nữa lại bị chia cắt làm 2 phần, lấy vĩ tuyến 17 (cụ thể là sông Bến Hải của tỉnh Quảng Trị) làm ranh giới.

Cầu Hiền Lương tại vĩ tuyến 17

 

Đến hôm nay, có hai quốc gia là Đức và VN đã thống nhất bằng những con đường khác nhau. Chỉ còn Triều Tiên là vẫn còn bị chia cắt và luôn căng thẳng về chính trị, quân sự, ngoại giao (mà hiện nay đang diẽn ra với việc Bắc Triều Tiên liên tục thử các loại tên lửa). VN và Đức, hạnh phúc hơn, đã được thống nhất vào năm 1975 (khi quân đội miền Bắc giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam) và năm 1989 (khi bức tường Berlin sụp đổ).

Thế hệ chúng tôi được chứng kiến và hiểu được sự mất mát, khổ đau khi VN bị chia cắt. Vĩ tuyến 17 trở thành một nỗi đau vô tận trong rất nhiều người VN thời kỳ 1954-1975. Những cặp vợ chống bị chia ly (cán bộ của ta tập kết từ Nam ra ngoài Bắc), bố (ra Bắc tập kết) xa lìa con (ở lại miền Nam cùng mẹ), những cảnh ngày Bắc đêm Nam (ban ngày sống ở miền Bắc, ban đêm nhớ về miền Nam), những ca khúc nổi tiếng như “Câu hò bên bến Hiền Lương”, “Tình ca”, những bộ phim nổi tiếng như “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” đã ra đời trong thời kỳ đó, phản ánh nỗi đau to lớn khi đất nước bị chia cắt. Bằng một nỗ lực tuyệt với, với sự hy sinh của biết bao chiến sỹ, đồng bào, chúng ta đã thực hiện thành công chiến lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của Bác Hồ và chấm dứt sự chia cắt đó và thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

VN phải trải qua 2 cuộc chiến tranh đẫm máu trong 30 năm, với số người chết lên tới nhiều triệu người cho nhiều quốc gia tham dự (cho đến nay chưa có một con số thống kê chính thức nào được đưa ra) để thống nhất đất nước. Cái giá phải trả cho sự thống nhất là rất đắt. Di chứng của sự chia cắt vẫn còn đến hôm nay, như vẫn chưa có một sự hòa hợp dân tộc triệt để được thực hiện. Nhưng dù sao VN cũng đã được sống trong cảnh thống nhất, núi sông liền một dải, và nếu so sánh với việc Triều Tiên vẫn còn bị chia cắt, chúng ta cần trân trọng đánh giá việc VN không còn bị chia cắt từ 1975.

Nước Đức thống nhất bằng một cách khác so với VN. Tuy không có chiến tranh nhưng cũng có nhiều người chết. Bi kịch chia cắt cũng rất nhiều đau khổ, thương tâm, mất nhân văn.

Bức tường Berlin, phần đi qua cổng Brandenburg nổi tiếng

 

Biên giới Đông Đức và Tây Đức trải dọc theo nước Đức bằng đường dây thép gai. Riêng Tây Berlin là một phần lãnh thổ của Tây Đức nhưng lại nằm lọt trong lãnh thổ của Đông Đức, được nối với Tây Đức bằng 1 con đường duy nhất và được kiểm soát gắt gao. Đường ranh giới giữa Tây Berlin và Đông Berlin phức tạp hơn. Lúc đầu chỉ là những trạm gác giữa những con phố. Sau đó dòng người bỏ Đông Đức sang Tây Đức là rất lớn nên vào tháng 8/1961, Đông Đức đã cho xây bức tường Berlin bằng beton và dây thép gai, chấm dứt việc người Đông Đức có thể trốn qua Tây Đức qua Tây Berlin. Đến ngày 9/11/1989, dưới áp lực của người dân Đông Đức, các trạm gác của bức tường đã được mở cửa thông cho 2 phần của Berlin. Bức tường Berlin sụp đổ. Sau này người Đức đã phá dỡ bức tường và chỉ để lại những phần làm tưởng niệm. Trong thời gian tồn tại của bức tưởng, có hơn 5000 người đã tìm cách vượt tường và hơn 1000 người đã bị bắn chết. Người Tây Đức đã gọi bức tường là “Bức tưởng ô nhục”.

Nhân dân Đông Đức hân hoan khi bức tường Berlin bị sụp đổ, 11/1989

 

Năm 2015 tôi cũng gia đình đã đến Berlin và thăm quan những di tích còn giữ lại của bức tường Berlin, đã cảm nhận được sự vô lý, mất nhân văn của bức tường tồn tại giữa một thành phố to đẹp của Châu Âu, của nhân loại. Rất may lịch sử nước Đức đã khép lại sự chia cắt, trong đó đã phá dỡ bức tường Berlin, biểu tượng rõ nhất của thời ký chiến tranh Lạnh.

Do vậy mà trong dịp thăm Hàn Quốc tháng 3/2017 để tôn vinh 100 cá nhân XS của FPT, vợ chồng tôi đã dành thời gian 1 ngày để thăm DMZ, khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Triều Tiên, cách thủ đô Seoul chừng 50 km. Khi đó tôi nhớ lại vĩ tuyến 17 của VN với con sông Bến Hải, nhớ lại bức tường Berlin, và nhận ra rằng sự chia cắt của đất nước Triều Tiên không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Sự khát khao thống nhất được thể hiện rõ ở phía Nam giới tuyến, nhưng vẫn còn đó những ụ súng, những bức tường, những hàng rào giây thép gai. Tôi xin được chia sẻ cũng các bạn một số ảnh này.

Binh lính Hàn Quốc tuần tra tại DMZ

 

Phía Bắc Triều tiên đã đào nhiều đường hầm từ phía Bắc, vượt qua DMZ và nhắm vào Seoul. Đường hầm số 3:

Phát hiện: 6/1978; Dài 1,635m, trong đó 435m bên phía Nam. Sâu 73m, rộng 2,1m, cao 1,95m.

Bắc Triều Tiên lúc đầu chối, nói là do khai thác than

Nay là điểm du lịch hấp dẫn. Ngày 17/3/2017 Ngoại trưởng Mỹ thăm DMZ, trước đó TT Obama cũng đa thăm DMZ

 

 

 

Trước khi xuống thăm quan đường hầm số 3

 

 

Điểm cuối cùng của đường hầm số 3 đi thăm quan, cách đường ranh giới khoảng hơn 200m

 

 

Cầu "Hy vọng", mới được xây dựng lại trong DMZ (bên cạnh các mố cầu cũ)

với hy vọng sẽ được sử dụng cho đường xe lửa liên Triều

 

 

Ga xe lửa nằm trong DMZ, được xây sau thỏa thuận thông tàu giữa 2 miền vào năm 2000.
Tuy nhiên miến Bắc đã không tiến hành bất cứ việc xây dựng nào

 

 

Hôm nay vẫn còn đó đất nước Triều Tiên bị chia cắt, vẫn còn đó những cuộc chiến tranh tại Syrie, tại Iraq, vẫn còn đó khủng bố ở khắp nơi nơi. Và dù KHKT đã tiến bộ rất nhiều, thế giới đã được kết nối Internet, nhưng vẫn còn đó sự phân chia tôn giáo, phân chia ý thức hệ, còn đó DMZ, dù rằng sự tồn tại của nó thực sự vô nghĩa trong thế kỷ 21 này.


Người post: NgocBQ

Ngày đăng: 04-06-2017 23:11






Xem 31 - 40 của tổng số 44 Comments



Từ: KhanhT
12/06/2017 21:14:03

 


HT nói đúng: "TT thì đau khổ ko biết đến bao giờ mới thống nhất.". Triều tiên – Hàn Quốc nằm kẹp giữa hai thế lực nước lớn TQ và Mỹ, chỉ thống nhất được khi một bên nhả ra (sụp đổ). Tuy nhiên Triều Tiên-Hàn Quốc còn lâu mới thống nhất được, còn bởi họ rất khó đoàn kết dân tộc lúc này, nhất là giới lãnh đạo không thật lòng, mỵ dân, chộp giật,… điển hình như tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc, một gã lươn lẹo, thất đức, vừa rồi hắn gọi những người lính Nam Hàn đã chết ở miền Nam Việt Nam là hy sinh để cho Nam Hàn có tiền phát triển kinh tế. Hắn không biết, hay hắn cố ý quên tội ác của lính Nam Hàn “làm kinh tế” ở Việt Nam !? Giới tinh hoa của Việt Nam đã lên tiếng ngay lập tức, mọi người có thể đọc bài của Nguyễn Sỹ Dũng:


http://vtc.vn/dam-thue-chem-muon-la-muon-doi-xau-xa-d328807.html  


Hay bài của Trần Đăng Tuấn:


http://vtc.vn/quan-diem-la-lung-ve-long-yeu-nuoc-cua-ong-tong-thong-han-quoc-d328768.html


 



12/06/2017 17:29:12

Chào Vancon, lâu lắm mới gặp lại em trên web đàn, em vẫn là 1 cây bút đáng nể của khoa Luật đấy.


Ở DMZ có nhà tưởng niệm, người miền Nam lên đó nhín sang đất Bắc quan sát, hoài niệm. Có đàn tế trời đất, hướng ra phía Bắc, nhiều gia đình miến Nam đến ngày giỗ tổ, giỗ người thân liên quan trên đất Bắc ra đấy cúng vái. Còn rất nhiểu vị trí, đồ vật nói về nguyện vọng thống nhất đất nước Triều Tiên. Nhưng mờ mịt tương lai thống nhất với TT. Dù sao VN cũng hạnh phúc hơn, dù giá phải trả là quá cao.



Từ: Vancon
12/06/2017 16:35:34

Cảm ơn Hội trưởng vì bài viết hay và nhiều xúc cảm. Câu chuyện của người Hàn có gì na ná của VN mình, chia cắt bao giờ cũng tạo ra hệ lụy đau thương cho hàng thế hệ người. Đọc bài hội trưởng, tự nhiên nhớ ra và xem lại phim The Shinder's list, thấy ghê sợ chiến tranh.



Từ: Meomun
11/06/2017 20:36:14

@HT: Lẽ ra VN có thể thống nhất từ năm 1945, hoặc chậm hơn là năm 1954, sau chiến thắng ĐBP, thế mà vì các anh cả, anh hai dẫn dắt mà ta lại thêm 21 năm máu đổ nữa. Cách mà người Đức thống nhất đất nước qua một cuộc cách mạng nhung thì thật văn minh, em đồng ý.



10/06/2017 22:34:50

@MM: Tuy trả giá rất đắt nhưng VN đã thống nhất từ 1975. TT thì đau khổ ko biết đến bao giờ mới thống nhất. Người châu Âu văn minh nên nước Đức thống nhất bằng con đường hòa bình



Từ: Meomun
09/06/2017 22:28:53



Cám ơn anh Tự Sướng vì bài viết đầy sự đầu tư của anh nhé! Gần đây, nhiều tin vui về những thành công liên tiếp đến với FPT, những thế hệ đàn em như MM rất hãnh diện, tự hào. Chúc anh và các “FPTers”  gặt hái thành công nhiều hơn nữa, phát triển hơn nữa!



Đọc bài viết của anh, ngậm ngùi nghĩ tới số phận của cả dân tộc mình, có lẽ dân tộc VN đã trả giá cho sự thống nhất đất nước một cách đắt giá nhất, bằng máu của hết thế hệ này đến thế hệ khác.VN mình đã  phải cố gắng sinh tồn giữa bao nhiêu thế lực nước ngoài, những toan tính thiệt hơn mà trên hết cũng chỉ vì quyền lợi của những nước lớn, và không thiếu sự hiểm độc. Xu hướng vươn tới sự thống nhất thời chiến tranh lạnh bây giờ lại được thay bằng xu hướng ly khai, đòi độc lập. Những liên bang gượng ép rồi cũng tan rã, rồi nhiều quốc gia đã được tách thành 2, 3 quốc gia nhỏ. Tách ra, họ không hề yếu đi, mà lại phát triển hùng mạnh hơn. Em nghĩ thay vì một sự thống nhất gượng ép thì tách ra để thể hiện mình, đó cũng là một điều tốt.  Hihi em “tán” cho vui cuối tuần thôi chứ không có ý gì đâu ạ.


 



08/06/2017 23:13:19

 


@Guest Phạm thi Thơ: Bạn là một NguoiKGU chính hiệu. Danh tính của bạn đã được mổ xẻ khá nhiều ở các còm của bài "Vẫn còn đó một thời tuổi trẻ" của MM. kéo theo xuất hiện một KGB, rồi một FBI. Rất tiếc là bạn muốn ẩn danh. Cũng sẽ có ngày Phạm Thi Thơ sẽ lộ rõ là ai.


KGB hay FBI nên mở chuyên án "Phạm Thi Thơ là ai?". Tôi cũng đang tự mình tìm hiểu, qua cái còm bạn vừa mới viết về tôi


 


 



Từ: Guest Phạm thi Thơ
08/06/2017 19:29:01

Người được Thầy dạy môn Sử ghi hai con mười trong một lần kiểm tra miệng thì rất hiếm.   



08/06/2017 16:48:22

 


Mọi sự chia cắt đều bất hạnh. Sự chia cắt của một đất nước còn bất hạnh hơn nhiều các sự chia cắt khác.


Các nước thắng trận, các nước lớn vẫn có quyền (mà họ tự cho mình) được áp đặt cho các nước khác nguyên tắc sức mạnh của mình. Nhưng câu chuyện ở sự chia cắt này bị kéo dài ra nhiều năm sau này còn do sự khác biệt về ý thức hệ. Nếu cùng ý thức hệ, đã nhẹ nhàng thống nhất (như 3 vùng chiểm đóng của Anh-Mỹ-Pháp đã dễ dàng thống nhất thành Tây Đức).


@Chị Cấp: Đúng là em nhầm. Em đã sửa vào bài. Cám ơn chị


 


 



Từ: Guest Cấp-sv72
07/06/2017 20:38:43

Cảm ơn HT đã cho biết nhiều thông tin về DMZ của TT và Đúc . Một điều thấy rõ là sự chia cắt đất nước Việt Nam , TT và Đức đều không phải là sự mong muốn của người dân các dân tộc này mà là sự chia phần ,can thiệp của các nước khác . Bao đau khổ tàn khốc mà người dân lành phải gánh chịu đằng đẵng trong những năm đất nước bị chia cắt , hầu như gia đình Việt Nam! nào cũng bị mất mát . May mắn dân tộc ta có vị lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh đã dự liệu , tiên tri từng chặng dường để toàn dân tộc cùng theo bước  . Quí giá biết bao khi đất nước hoà bình . Giá mà bài viết của HT được đưa vào sách giáo khoa lịch sử cho học sinh cấp 3 , để lớp trẻ còn biết về quá khứ của dân tộc và thấu hiểu nỗi đau mất mát của sự chia cắt đất nước .





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s