VẬN TRÙ TRONG NÔNG NGHIỆP
Tác giả: PhuND
Truyện mini của Nguyễn Đình Phư
Kính tặng anh S. Viện T.K
Những ngày này đi đâu cũng nghe về thời đại công nghiệp 4.0, thậm chí cả trong nông nghiệp cũng có công nghệ 4.0. Nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều buổi Tọa đàm về ngành nông nghiệp 4.0. Có cả hội thảo quốc tế “Nông nghiệp thông minh - Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam”, thôi thì đủ các loại Hội nghị về cuộc cách mạng 4.0 đang ngày đêm diễn ra. Bên hành lang một Hội thảo khoa học như vậy tôi đã gặp lại anh S – người đứng đầu một Viện, nhưng ngày xưa anh cũng từng “tự sướng” như một khoa học gia thứ thiệt. Hồi tôi làm nghiên cứu sinh thì anh là thực tập sinh cao cấp cùng Trường. Trong Hội thảo này, chúng tôi cũng có nhiều quan điểm giống nhau: một nền nông nghiệp đa ngành đa nghề như nông nghiệp nước ta thì không nhất nhất phải theo một công nghệ. Ví như cho hoa màu thì chúng ta cần phải học tập nền nông nghiệp của Israel, đó là nông nghiệp sạch nhà kính, đó là tưới nhỏ giọt, v.v.. Nghề nuôi trồng hải sản thì buộc phải sạch, phải chất lượng và an toàn trong công nghệ chế biến. Nhưng với nền nông nghiệp lúa nước thì phải chú trọng phát triển chất lượng giống, cái này phụ thuộc vào công nghệ gene… và làm sao để người nông dân không bị “hụt hơi”, bị bỏ quên trong việc tiếp cận những giá trị chuỗi vượt bậc mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại cho nền nông nghiệp?
Họp chưa xong vì có nhiều báo cáo, bài phát biểu quá dài, tôi tranh thủ mời anh S đi làm vài vại bia hơi Hải Xồm. Tính khí hồ hởi và vui vẻ của anh vẫn như ngày nào, dù năm nay anh đã ngoại thất tuần, thuộc loại “cổ lai hy”.
***
Những năm 60 – 70 của Thế kỷ XX, phong trào Hợp tác xã (HTX) lên cao ngất trời. Hậu phương thi đua với Tiền tuyến. Khắp miền Bắc đâu đâu cũng tràn ngập khẩu hiệu cổ động: “ Mỗi người làm việc bằng hai”. Chúng tôi các nhà khoa học trẻ cũng rất háo hức. Viện chúng tôi nổi tiếng lắm – toàn các anh tài hội tụ về đây. Biết làm gì bây giờ? Trong khi các nhà Địa chất băng rừng lội suối để tìm mỏ làm giàu cho Tổ quốc, các nhà Vật lý ngày đêm nghiên cứu kỹ thuật rà phá thủy lôi, bom nổ chậm, nhóm “tự sướng” của chúng tôi họp mấy ngày và tìm ra dự án: “VẬN TRÙ TRONG NÔNG NGHIỆP.” Tên đề tài khỏi chê!
Buổi xuất quân chiến dịch về làng của nhóm bọn mình cũng rầm rộ ra phết. Đi đầu là bí thư đoàn thanh niên với “cờ giăng trống nổ”. Ai cũng nhễ nhại đầy mồ hôi đạp xe thật nhanh (dao đó chưa có xe máy như bây giờ), đương nhiên xe con thì càng không thể có, đến như Giáo sư Viện trưởng cũng phải đi làm bằng xe đạp cơ mà.
Gần hai tuần ăn ở cùng xã viên HTX Toàn thắng, sau khi mục sở thị, thậm chí các nhà khoa học cũng xắn quần cởi áo mà “tắc – rị” đi sau con trâu, chúng tôi đã tìm ra phương pháp vận trù trong nông nghiệp, đó là giải pháp “Hai con trâu cùng kéo một cái cày”.
- Hai con trâu kéo một cái cày sẽ cho năng suất cao, có thể cày sâu “cuốc bẩm”.
- Mà một khi cày sâu cuốc bẩm thì lúa khoai ắt sẽ tốt, mùa màng ắt sẽ thắng lợi.
Với phương pháp “tối ưu” này chúng ta có thể đưa năng suất lúa không biết chừng vượt qua 5 tấn mỗi hecta. Nói tóm lại Viện bọn mình cũng đã có đóng góp thành tựu khoa học cho nông nghiệp nước nhà.
Kẹt nỗi, HTX vẫn khoán cho mỗi hộ nuôi một con trâu hoặc bò. Con trâu vì vậy đã trở thành đầu cơ nghiệp của người xã viên. Người ta còn phải thay nhau đi cày bừa bằng chính con trâu vừa tháo ách chưa khô giọt mồ hôi. Lấy đâu ra hai con trâu để cùng kéo một cái cày? Chưa kể việc hai con trâu mà chỉ kéo một cái cày là điều đi ngược lại với khẩu hiệu cổ động cho phong trào "mỗi người làm việc bằng hai ". Vì vậy bài toán vận trù trong nông nghiệp của nhóm bọn mình thất bại thảm hại!
***
Chỉ mới làm vài vại bia mà mặt mũi ai cũng hồng lên rạng rỡ. Anh S. lại hồ hởi:
- Bây giờ thì khác. Chẳng ai dùng hai con trâu cho một chiếc cày. Cũng chẳng cần “lấy cần cù bù thông minh”, vì những thứ tư liệu sản xuất đó đã có các nhà tư bản lo. Mình cứ vay, cứ nhập, … lo gì! Chưa kể cái lực lượng những người nông dân "chân lấm tay bùn" chờ hoài không thấy tiến lên … gì gì đó cũng nát óc suy nghĩ chế ra các loại máy móc phù hợp với đồng ruộng Việt Nam. Họ đã được tự do suy nghĩ trên mảnh ruộng của mình, họ đã có tư duy khác, đó là ”làm giàu một cách chính đáng”. Nghe đâu mấy anh nông dân này còn sang tận Israel làm chuyên gia và sản xuất ra sản phẩm đủ chất lượng để xuất khẩu. “Hoan hô cuộc cách mạng 4.0" và "Hoan hô cuộc cách mạng trí thức hóa nông dân”, nhưng mình thì không thể quên được "BÀI TOÁN VẬN TRÙ ..." thuở nào!
- Vậy thì “zô,…zô !”
Người post: PhuND
Ngày đăng: 20-02-2018 09:09
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |