KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 26 Tháng mười. 2010

Món nợ trong đời




Tác giả: HuyenBT

      Món nợ trong đời

          HuyềnBT- Kisinhốp

 (Về chuyến “Trở về” Moldavia lần thứ 2 của anh Lê Huy Hàm)

 

 “Món nợ lớn nhất trong đời người là tình cảm”- lời Phật dạy thế. Phải vậy không, mà trong cuộc sống này, ta từng gặp, từng chứng kiến bao nhiêu cuộc “trở về chốn cũ, người xưa”, đôi khi chỉ để thắp lên bia mộ một nén hương; đôi khi chỉ để nói một lời xin lỗi, hay đơn giản là quỳ xuống, lặng im… đôi khi lại là một nét mặt hân hoan, ôm trên tay tấm bằng khen, tấm huân chương, hay chỉ là bản báo cáo khoa học, một bài văn, bài thơ vừa mới được đăng, một bản nhạc vừa mới phát sóng… để kính dâng lên bố mẹ, thầy cô, bạn bè chí hữu, để thay lời cám ơn.  Câu: “Bát cơm Phiếu Mẫu, ngàn vàng trao tay” nói  đến “cơm”  đến “ vàng”, nhưng mà để nhắc đến cái “tình” phải trả.

       Không biết có phải vậy không, mà anh Hàm “thổ lộ” với tôi trong một cái thư với vài dòng ngắn ngủi: “Lần này anh ở lại lâu lâu, cũng là để “trả nợ” Moldova!” Tôi hiểu, đây không phải là những lời “đao to, búa lớn”, mà là lời tâm sự thật, một ý nguyện! Vậy cho nên, mấy cái vụ  “lãng mạn sinh viên” , “đi thăm nàng ở bờ bên kia sông Днестр .”.. tịnh không thấy nhắc lại. – “Chương trình của anh như thế này, Huyền này: ngày...anh đọc báo cáo khoa học về ngô ở Moldova; ngày... anh  ra nghĩa trang thăm mộ thầy anh; ngày...gặp thầy cô giáo cũ; ngày…anh gặp bạn bè cũ ; ngày...anh ra Chợ Trời...”

       Tôi lẳng lặng ghi vào sổ tay, để sắp xếp thời gian, phương tiện, và lặng lẽ gạch chéo các địa điểm như: thăm pháo đài cổ, thăm quan tu viện, ăn trưa ở trong rừng Codru, đi Night Clup, ném bowling...Chúng tôi chỉ có một chương trình, một hướng đi – trở lại ân tình của bao nhiêu năm trước.  

       Tôi rất tiếc vì đã không đến dự được buổi hội  thảo ở Viện Hàn lâm khoa học, nơi anh Hàm đọc bản báo cáo về ngô cho Moldova. Ăn “мамлыга” của Moldova 6 năm sinh viên, 3 năm nghiên cứu sinh, giờ mới thấu hiểu hạt ngô, mới biết người Moldova cần những gì ở hạt ngô. Đấy là đã từng “đem chuông đi đánh nước người”, đã từng  trình bày về cây ngô trước Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Sĩ, từng “nằm vùng” ở Zurich 2 năm trời, để trồng cho ra được một giống ngô, (mà kết quả là phải dùng thang trèo lên để tìm hái bắp, tháng 10 rồi, mà hạt ngô mới chỉ còn “ngậm sữa”). Rồi rút kinh nghiệm, rồi thêm nọ, bớt kia, rồi “vật vã” trong phòng thí nghiệm...nay mới dám trở về trường cũ, gặp thầy cũ, bạn cũ (cũng tham dự hội thảo khoa học đó), để  “khoe” rằng, chỉ mất có 8 tháng, thay vì 5-7 năm để lai tạo một giống ngô thích hợp, cho cả Moldova nữa. Nghe nói, hội thảo vỗ tay vang rền, làm “đứt quãng” mấy lời khen có tinh chất “phát hiện”, và “tiên đoán” của mấy đứa bạn tây cùng lớp ngày xưa: “Thảo nào  ngày xưa, tao đã thấy là lạ, cậu này cứ xuống nhà ăn là hỏi có “мамлыга” không ! Ghê thật, “nó” nghiền ngẫm vấn đề từ ngày ấy !!!”. Còn ông đại diện của phía Chính phủ đến dự thì gật đầu tâm đắc lắm (cũng xin lưu ý là chuyên ngành học của ông này là môn Lịch sử КПСС).

Vậy là, với bản báo cáo khoa học đó, anh Hàm đã trả được  một cái  Зачет”, làm mát lòng, mát dạ thầy cô!

 

 

       Sáng ngày thứ Bảy, tôi dành trọn vẹn một cậu lái xe cho anh Hàm, (không phải Petia, cậu này được lệnh trực chiến  ngày Chủ nhật để đợi lệnh của anh Hàm). Đó là một ngày trĩu nặng: anh ấy đến thăm thầy của mình ở Nghĩa trang. Quà cho thầy, không còn được là chiếc Caravat bằng lụa tơ tằm, có dòng chữ  “made in Vietnam”, với màu sắc mà ngày xưa thầy yêu thích nữa. Chỉ là mấy bông hoa cúc vàng, lặng lẽ nằm trên mộ thầy...Mùa thu đổ vàng vào nắng, đổ gió vào lá rụng, đổ bồi hồi vào từng suy tưởng, đổ rưng rưng lên mắt, lên môi... Tôi muốn nhường lời cho anh Hàm, cho mt bài viết riêng ca anh y v câu chuyn này.

             

 

             Ngày Chủ nhật, Petia gọi điện, hỏi sao đến giờ này mà không thấy ông khách gọi điện nói đến đón.

Tôi gọi lại cho anh Hàm, thấy giọng anh ấy hổn hển như người ta vừa đi,vừa chạy. -“Anh đang ở đâu đấy?”-“Anh đang ở trên đường Lê nin”, (chợt nhớ, là đã lâu lắm rồi không được nghe tên đường phố ấy, bây giờ nó là Đại lộ Stefan Đại Đế, ai có quên tên, thì cứ đến thẳng tượng đài của ông Vua nước Moldova đó, mà đọc dòng chữ ghi ở bên dưới). –“Thế sao giọng anh lạ vậy?” –“Anh vừa đi, vừa chạy!” (đoán đúng không!)

“Sao vậy?” –“Không kịp em ơi, anh muốn đặt chân đến từng góc phố, từng tòa nhà, cả Универмаг, cả Детский Мир, cả Chợ Trung tâm, cả Chợ Trời nữa!”- “Anh mua gì ở chợ Trời?” – “ Tìm anh S!”- “Ai chỉ cho anh, anh S đứng ở đâu?” –“Cứ ra quầy bán đồng hồ thôi! 30 năm trước anh ấy bán đồng hồ mà!” Trời đất, niềm tin “ngây thơ” của anh Hàm, hóa ra lại “trùng” với sự thật!

 Ba mươi năm trời, người đồng hương ấy vẫn ngồi đúng ở góc ấy, đúng trong chỗ ấy, bán đúng mặt hàng ấy: những chiếc đồng hồ! Có lẽ chỉ có mẫu mã, tên gọi của đồng hồ là thay đổi, còn khách hàng, vừa có thể gọi là có thay đổi, vừa lại có thể hiểu là không. Vẫn nguyên những cô gái mới lớn ấy, 30 năm trước ra chợ, ngồi cả nửa giờ, ngẩn ngơ ngắm, mẩn mê uớm thử những món trang sức vừa đẹp, vừa sang, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị  “trưng”, thì nay “nàng” ra chợ, gặp lại ông chủ bán hàng rất tử tế khi xưa, để chọn mua món quà sinh nhật cho cô con gái vào tuổi thiếu nữ. Tóc người bán hàng đã ngả mầu sương, còn những chiếc đồng hồ thì cứ mới lên mỗi ngày, theo “mốt”, thiếu nữ thành thiếu phụ tìm đến mua cũng là để đáp lại chút lòng tử tế của ông bán hàng. Người ta đùa: “Nếu không phải là người thích ngồi yên một chỗ như ông ấy, thì chắc bây giờ ông ấy mở được cả một xưởng sản xuất đồng hồ rồi ấy chứ!”. Mỗi người một lẽ sống. Anh Hàm  đến Chợ Trời là để thăm ông bạn đã từng một thời gắn bó, chia xẻ khi xưa.

 

             Ngày thứ Hai, kế hoạch lại bị thay đổi.

Kế hoạch cụ thể là thế này: Huyền à, hiếm có khoa nào mà các bà giáo yêu thương, chăm sóc, gắn bó với học sinh Việt Nam như khoa Sinh của anh! (Tôi cũng đã nghe câu nhận xét này của các chị khoa Hóa, của các anh khoa Lý…chỉ khác là phải thay đổi một số từ ở vế thứ hai, thành: “như khoa Hóa của chị, như khoa Lý của anh…”).

Bao nhiêu năm trước, anh toàn được các thầy, các cô “nuôi”: làm thí nghiệm  chiều muộn: -putebrot  làm sẵn trên bàn đấy, nhớ ăn một chút, kẻo đói! Chạy, chuyện phòng học, không kịp ăn trưa:- cầm  quả táo ăn  tạm đi! Ngay nghỉ cuối tuần, con trai, ngại nấu: - đến nhà tôi ăn trưa nhé...nấu nướng đủ món, vừa cho ăn, vừa cho nói đủ thứ thắc mắc về bài vở, vừa gói cho mang về ăn bữa tối...-“Do vậy mà anh muốn lần này được mời tất cả thầy cô giáo đến restaurant, thử một lần không phải tất bật nấu nướng, chỉ mặc đẹp, đến ngồi vào bàn đã dọn sẵn đồ ăn sang trọng, giữa những lần nâng ly thì đi vài điệu “Waltz”, hay “Tango…rồi thì chuyện trò, chụp ảnh…Kế hoạch đặt ra đẹp như mơ.   

         Vì vậy, mà nó chỉ là một giấc mơ. Gặp ngay sự phản ứng quyết liệt: “ Không có restaurant nào hết! Cậu quên chúng tôi là ai à?  Мы- Большие хозяйки! Cậu nghĩ là bọn ấy nấu ngon hơn chúng tôi à? Chỉ được mấy cái bông hoa tỉa tót, trang trí  lòe loẹt mà thôi, chúng tôi còn lạ gì. Mà giá cả thì “cắt cổ”, ăn mà nghẹn ứ trong cổ, nuốt không trôi, thì cậu bảo ngon ở đâu ra? Với lại...(bắt đầu tấn công thêm một hướng khác), ngồi trong nhà hàng nó khách khí lắm, sánh sao bằng ta ngồi ngay trong phòng thí nghiệm (dẹp mấy cái bàn có ống nghiệm vào một góc (hôm nay không có ai làm thí nghiệm hả, may quá!), phòng thí nghiệm của ta, ta quen hàng mấy chục năm nay, đến cái mùi của nó cũng dễ chịu, đúng không các bạn? (tất cả gật đầu).

Chúng tôi chỉ thích toàn“quân ta với nhau”, nói chuyện gì cũng được, cười bao nhiêu cũng được, chứ cứ có mấy ông hầu bàn, đứng chắp tay nhom nhom bên cạnh, cam giác như bị theo dõi, ăn nói gì được!”.

Những lời thuyết phục, vừa hùng hồn về mặt biện chứng, vừa quá dư về mặt âm lượng, nên hai học trò phải cúi đầu, kính cẩn làm theo. Anh Hàm đưa một phong bì tiền dầy cộp cho các cô, bảo, vậy thì trăm sự nhờ các cô, sửa soạn cho một bữa ăn thật tươm tất!”. Các Большие хозяйки liếc qua một cái, là biết ngay “định lượng”, liền rút phắt một nửa số “cồm cộm” trong phong bì đưa trả lại: cầm lấy, làm sao mà xài hết bằng này. Đây là Moldova chứ có phải là Tokio, hay Zurich đâu! Anh Hàm vừa cất giọng yếu ớt: коньяк...  -“ Sẽ có коньяк, loại 5 sao hẳn hoi (chúng tôi hơi lo, bà có nhầm 5 sao với 5 năm tuổi không đấy?). Nhưng sự đã rồi, chỉ biết ngồi đợi.

            Lúc 12 giờ trưa, thi “bàn tiệc” đã được накрыт. Ý ới gọi nhau vào ngồi. Bát đĩa đủ mầu, đủ kiểu (thế mới biết “вкус bao giờ cũng разный”(!). Thức ăn được trút ra từ những chiếc Balka lớn nhỏ, tùy vào món ăn được dùng trong  đó.Tỏa mùi thơm ngào ngạt, lần đầu tiên thấy mùi axit trong các ống nghiệm bị át hẳn đi.

            

Gắp thức ăn cho nhau, rót rượu vào ly cho nhau, vẫn tranh thu hỏi nhau công thức nấu món này, món kia. Cuối cùng thì cũng dẹp được trật tự. Ông thầy anh Nông Văn Hải (cũng là thầy anh Hàm và một anh Hải nữa, hình như họ Trương), đứng lên hắng giọng, phát biểu cái “Tost” đầu tiên, cái Tost khai mạc cho buổi liên hoan. Thầy nói dài, càng nói càng cảm kích. Cả căn phòng lặng đi, chỉ tiếng thầy với những hồi ức về kỷ niệm cũ, về tấm lòng thương yêu, trìu mến đối với học sinh Việt Nam, về lòng tự hào, và cảm phục những người học sinh cần cù, chăm chỉ, thông minh, học hành cũng có tâm, lao động cũng có tâm, làm việc gì cũng có tâm. Rồi thầy cảm ơn tình cảm của học trò Việt Nam, về về đạo lý tôn sư trọng đạo của người Việt... rồi lại có đôi chút buồn buồn xen vào về thực trạng học trò bây giờ...

 

 Cuối cùng thì không khí phấn chấn, vui vẻ hẳn lên, khi thầy nâng ly chúc cho tương lai tươi đẹp của đất nước Việt  Nam, với những người chủ nhân là cựu học sinh KGU. Tất cả cùng chạm ly, và cạn ly. Chỉ lúc đó mới phát hiện ra rượu коньяк, chắc lúc đó không phải là 40 độ nữa, mà 40,5 độ. Vì ly rượu được giữ trong tay suốt 30 phút bài phát biểu của thầy, nó được hâm nóng thêm nửa độ nữa rồi.

 Cô Maria Naumnovna được trân trọng mời ngồi chỗ đầu tiên của dẫy bàn. Cô là khách từ Odessa lên. Cô  đã chuẩn bị cho chuyến đi này từ mấy tháng trước, khi được tin học trò từ Việt Nam sang dự Hội nghị Khoa học ở Moldova. Cô chuẩn bị về tinh thần, về sức khỏe, về thời gian, để “bấm đúng ngày” của buổi gặp gỡ thì cô có mặt đúng giờ chính trong căn phòng của khoa Sinh yêu quý này của cô. Cô đã già rồi, nhỏ bé, ngồi lọt thỏm trong ghế, trước ngồn ngộn đồ ăn, thức uống. Cô hầu như chẳng ăn uống gì. Con mắt nhìn vừa như thấy mọi thứ đều quen thuộc, mà như ngỡ ngàng. Cô chỉ muốn ngồi ngắm mọi người, mọi thứ, trên môi luôn thấp thoáng nụ cười (mom mem). Chị Linh và các chị học sinh của cô ơi, trong cô thật phúc hậu, như một người mẹ, như một người bà hiền lành.

              Trong bữa ăn, còn nhiều người phát biểu lắm, nhiều câu chuyện được kể ra, nhiều kỷ niệm được nhắc đến, cả những cái tên học trò ngoại quốc, từng ấy năm trời, mà quen như tên con cái trong nhà! Có công trình nghiên cứu nào nói về vấn đề: tình cảm cũng nuôi dưỡng trí nhớ không nhỉ?

             Có một câu hỏi được đặt ra: “ Các em có bao giờ thấy ngại ngùng khi các em tốt nghiệp KGU, một trường đại học nhỏ nằm trong một nước cộng hòa nhỏ xíu, đến nỗi, nếu dùng tay chỉ trên bản đồ, thì ngón tay che lấp gần hết cái đất nước chưa đến 3 triệu dân này không?”. Câu hỏi thì chứa đầy băn khoăn, còn câu trả lời thì chứa đầy tin tưởng: “Chúng em rất tự hào là học sinh KGU! Những gì thầy cô trao cho chúng em ở KGU, luôn là những nền tảng kiến thức vững chắc nhất để chúng em cảm thấy mình không có gì kém cỏi so với chúng bạn! Chúng em đã và đang là những công dân tốt, những người phục vụ hiệu quả, cống hiến cho đất nước mình. Những bản tóm tắt số liệu đang trưng bày tại Góc Việt Nam trong Nhà bảo tàng trường Đại  học Tổng hợp Moldova, mới chỉ nói lên được phần nào niềm tự hào của chúng em khi được học ở KGU. Chúng em có “Hội người KGU” ở Việt Nam, có trang Web riêng...Và chúng em còn cố gắng dậy dỗ con cái theo “tinh thần KGU” nữa ! Nếu được lựa chọn lại một lần nữa, chúng em vẫn sẽ chọn KGU!”

                

    Những suy nghĩ thật lòng, bao giờ cũng có sức truyền cảm lớn, Thầy cô hoan hô. Có người cười rất tươi, có người lặng đi, rơm rớm nước mắt. Người KGU, chắc hiếm ai phủ nhận, khó mà tìm thấy ở nơi nào, lại có những người nhớ trường, yêu thầy và gắn bó với nhau như người KGU chúng mình...(Thầy của anh Nông Văn Hải đã ôm hôn anh Hàm và nói nhờ chuyển những cái hôn này  đến “các Hải của tôi!”).

 

Cả bữa tiệc cứ lâng lâng, pha lẫn quá khứ và hiện tại như thế...

 

      …Bỗng cửa phòng rón rén mở, một bà giáo già bước vào. Mọi người đứng dậy ôm hôn cô thắm thiết. Thì ra, cô vừa chạy thẳng từ bệnh viện đến đây. Cô ở dưới tỉnh lên Kisinhốp điều trị bệnh, phải nằm viện cả tháng nay rồi, được mời đến gặp mặt, cô trốn viện chạy ra. Những con người thật tình nghĩa. 

Anh Hàm ơi, nợ tình cảm, chắc không bao giờ trả hết được đâu!

 


Người post: HuyenBT

Ngày đăng: 26-10-2010 16:04






Xem 1 - 10 của tổng số 22 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: CuongLV
25/08/2011 07:25:20

  Gửi Huyền BT


      Bài em viết rất hay, thật sự cảm động mà minh chứng hùng hồn là sự hiện diện của 21 comments từ các thành viên KGU. Nhưng anh cứ nghĩ : liệu có đẹp hơn không nếu em sửa thành Món nợ ân tình thay cho Món nợ trong đời ?.   



Từ: TungDX
20/06/2011 21:20:01

 


"Món nợ lớn nhất trong đời người là tình cảm"- 


Chúng tôi chỉ có một chương trình, một hướng đi - trở lại ân tình của bao nhiêu năm trước.


Vậy là, với bản báo cáo khoa học đó, anh Hàm đã trả được  một cái "Зачет", làm mát lòng, mát dạ thầy cô!


Quà cho thầy, không còn được là chiếc Caravat bằng lụa tơ tằm, có dòng chữ "made in Vietnam", với màu sắc mà ngày xưa thầy yêu thích nữa.


Tôi muốn nhường lời cho anh Hàm, cho một bài viết riêng của anh ấy về câu chuyện này.


Trời đất, niềm tin "ngây thơ" của anh Hàm, hóa ra lại "trùng" với sự thật!


Các Большие хозяйки liếc qua một cái, là biết ngay "định lượng", liền rút phắt một nửa số "cồm cộm" trong phong bì đưa trả lại: cầm lấy, làm sao mà xài hết bằng này. Đây là Moldova chứ có phải là Tokio, ..


Cô đã già rồi, nhỏ bé, ngồi lọt thỏm trong ghế, trước ngồn ngộn đồ ăn, thức uống. Cô hầu như chẳng ăn uống gì. Con mắt nhìn vừa như thấy mọi thứ đều quen thuộc, mà như ngỡ ngàng. Cô chỉ muốn ngồi ngắm mọi người, mọi thứ, trên môi luôn thấp thoáng nụ cười (mom mem)


Anh Hàm ơi, "nợ" tình cảm, chắc không bao giờ trả hết được đâu!


Nếu chưa có KGU


Thì sao được thưởng văn "Thư ký" Huyền


Sâu lắng, rung động, nét duyên


Xem là lôi cuốn đọc liền một hơi


 


 



Từ: LyTM
18/04/2011 13:09:36

Cả hai người, Huyền và Hàm, hai Đại sứ đúng nghĩa đấy của Người KGU và những gì tinh túy của NGười KGU, món nợ mà hai người đã nói nhiều người trong đó có hai người trả được nhưng chắc chả bao giờ chúng ta trả được hết. Thời gian đã quá dài, các thầy cô đã đi theo cụ Lenin gần hết, trong đó có các thầy cô của chị Lý. Mình là người chẳng có duyên để gặp lại thầy cô, có thế đó cũng là số phận. Ngày trở về chị còn nhận được quà và thư của thầy cô đến ba làn nhưng rồi sau đó thì không nhận được thư và đến mãi sau này mới biết về trường hợp thầy cô của chị ra đi. Em Vân và Mai đã có bài cảm động về cô, chị đã khóc khi đọc bài đó mà không thể viết được gì.


Cảm ơn các bạn, tình cảm của các bạn đối với thầy cô và trường cũng làm nhẹ lòng những người chưa làm được gì cho thầy cô như tôi.



Từ: BinhNH
05/12/2010 13:15:06

Huyền ơi,


Hôm nay chị mới đọc bài viết này của em. Chị đã khóc dù bọn chị không biết anh S là ai? Dù ngay cả Huyền cũn chiỉ chiêm ngoỡng trên ảnh, Video và đọc mail... nhưng vẫn thấy như hiện ra mọi cảnh em tả . Văn hay lại có hìn aảnhvaàcaả mùi vị, âm thanh.


Mau về Hà nội cho bọn chị chiêm ngưỡn nguườithaật nhé.



Từ: NhanBT
09/11/2010 10:21:30
Giờ mới biết cách vào để viết comments.
Chị Huyền ơi, đọc bài này của chị mà rơi nước mắt vì xúc động. Bao năm rồi hình ảnh thành phố nhỏ bé, với cái ký túc xá trên đỉnh dốc vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí. Bao năm rồi hàng cherry ấy có còn nguyên, có còn trổ hoa vào mỗi tháng 4 hay không?
Thỉnh thoảng chị nhớ viết "tùy bút" về thành phố của chúng mình nhé. Con gái em vẫn tự nhận mình là người KGU, vẫn vào trang Web của hội ta đấy.Cháu tự háo mình cũng là một phần của thành phố ấy, nơi bố mẹ cháu gặp nhau, nơi cháu được sinh ra và sống những năm đầu đời ở đấy
Chị nhớ post thêm mấy bài thơ hồi sinh viên của chị nhé


Từ: LinhND
02/11/2010 23:29:41
Hôm nay mới đọc bài này, Huyền ạ. Ảnh thì đã xem và chị nhận ngay ra cô M.N.
Cám ơn H có nhiều dòng viết về cô của các chị. chỉ tiếc cô ở Odessa, ko nhờ em năng lại thăm cô được.
Cô bệnh nên doctor ko cho đi xa về VN đấy.
Trưa nay nhận được thuốc em gửi do hạnh gửi vào, chị chạy ngay vào viện, mò tới phòng Hồi sức tích cực thì nhìn thấy Vân ở đó. thấy vẻ mặt thẫn thờ của nó chị rớm nước mắt và ôm Vân với hy vọng san sẻ buồn đau.
Vân cám ơn em đã gửi thuốc. các chị mong gặp em.


Từ: HuyenBT
02/11/2010 04:50:59
Vâng, chi ChiNB, và các anh chị ơi, ở đời, không phải việc gì cũng kịp làm. Thôi, thì cúi đầu chịu lỗi vậy, rồi giữ lại trong lòng. Miễn là có cái để giữ lại trong lòng, vậy là đã được hưởng Bao dung, và Tha thứ rồi. Và thế là mình được thanh thản, phải không chị?
Cac anh chị nói đến vai trò"thư ký", trong chuyến đi của anh Hàm, em thì chỉ luôn xin nhận em là thư ký của nguoiKGU thôi. Vì nguoiKGU, mà em "vác tù và",vừa "rúc" lên âm vang "Bà Đại sứ", vừa giai điệu "Thư ký", vừa loắt choắt "chú Lượm giao liên",vừa là Tour Guide,vừa là "đầu bếp",khi nguoiKGU cần ăn cơm Việt.Em viết nhật ký chuyến đi, vì em biết nguoiKGU mong mỏi đọc điều ấy hàng ngày.Mà "đương sự" thì chỉ cười, chẳng viết.Gửi bài cho anh ấy "kiểm duyệt trước"("quyền tác giả"mà),anh ấy chưa đọc, đã post bài lên.Lại chỉ cười. Quá tin tưởng, hay không thèm chấp? Chỉ có anh ấy biết.


Từ: HuyenBT
31/10/2010 05:41:18
Anh Ngọc ơi, "Đuội" lắm, anh Hàm đọc báo cáo bằng tiếng Anh,hỏi sao không đọc băng tiếng Nga, thì chỉ cười trừ.Về khoản "dũng cảm"-"xông vào(tiếng Nga)liều mình như chẳng có"(Nguyễn Đình Chiểu)- thì anh Ngọc hơn đứt rồi!
Anh Ngọc "làu bàu" thế chứ, có ai mà viết được "Trở về" theo kiểu "chạy việt dã" của anh! Ngày tháng và sự kiện cứ cuốn đi như gió!Ngồn ngộn sự việc, em cảm thấy anh lúc nào cũng hổn hển viết,như vừa đi, vừa chạy vậy.Đúng là phong cách viết của Người yêu "Hành Khúc Thổ Nhĩ Kỳ"


Từ: LamTB
30/10/2010 15:12:38
Cám ơn Huyền đã viết chi tiết về buổi họp mặt tại Kaphedra Biochemistry. Nước mắt tràn, chị như nhìn thấy Cô M.H, người mẹ hiền tận tụy của mình. Cô đấy ư, đã quá nhiều thay đổi, chỉ có đôi mắt và nụ cười vẫn như xưa. Chúng con thật có lỗi vì chưa trở về được. Mong Cô giữ sức khỏe.
Không gian PTN và các thầy cô khác cũng trở lại trong ký ức: Thầy Vaeindraun,thầy đã đến TpHCM năm 1990, thầy Vaxili, Cô vừa chạy về Kaphedra từ bệnh viện..


Từ: HuyenBT
28/10/2010 21:59:05
Anh Trần Bắc Hải,em phải viết rõ ràng, đầy đủ tên, để em ghi nhớ,chứ từ trước đến nay, em luôn nhầm lân với 3Chai, với "Chàng ngựa lâm"...và nhiều thứ khác nữa.Thế cho nên em mới "bỏ quên" tên anh trong danh sách" các Hải" của thầy Grigorchanu. Em thực sự xin lỗi anh.Tội em tày đình, dám bỏ sót một học trò cưng như thế.Em đã biết cách chuộc lỗi này như thế nào rồi.Thế nào rồi anh cũng sẽ biết.



Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s