KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 20 Tháng mười hai. 2010

Giáo dục và Đào tạo




Tác giả: ChauHM

Việt Nam có Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo tên gọi thì sự nghiệp Giáo dục và sự nghiệp Đào tạo phải quan trọng như nhau. Nhưng thực tế thì có tới 90% nguồn lực xã hội phục vụ giáo dục, còn nguồn lực dành cho đào tạo hầu như không đáng kể. Vì thế mới dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ biết chữ của Việt Nam là rất cao, nhưng tỷ lệ lao động có tay nghề thì lại rất thấp.

Giáo dục (Education) và Đào tạo (Training) có chức năng rất khác nhau.

Giáo dục chỉ có chức năng giúp người học mở mang kiến thức, còn sử dụng kiến thức như thế nào thì nó không quan tâm. Ví dụ, bạn học về sông Amazon trong chương trình địa lý thế giới. Thầy giáo giúp bạn mở mang những kiến thức địa lý này mà không cần biết trong tương lai có khi nào bạn đến Nam Mỹ hay không.

Đào tạo lại có chức năng khác. Mục tiêu của đào tạo là giúp bạn biết làm một công việc nào đó. Ví dụ, người được đào tạo có thể làm việc trong một dây chuyền sản xuất máy bay mà không cần có kiến thức gì về khí động học.

Chúng ta rất chú trọng công tác giáo dục. 12 năm phổ thông là 12 năm mở mang kiến thức. Rồi 5 năm tiếp theo ở bậc đại học thì kiến thức lại được mở mang. Kỹ sư ra trường kiến thức gì cũng biết, chỉ có điều không biết làm một việc gì cụ thể. Một thầy giáo ở trường Bách khoa Tp.HCM nói với tôi, sinh viên khoa chế tạo máy được học căn bản từ “động cơ đốt trong” trở đi, nhưng về nhà có cái quạt điện bị hỏng cũng không biết sửa.

Số lượng các trường dạy nghề ở Việt Nam ít và không được đầu tư đúng mức. Tâm lý của xã hội cũng có vấn đề - quá đề cao việc học đại học, dẫn đến mọi nhà đều cố cho con em vào đại học. Thi trượt thì thi lại. Chỉ có những em không thể đỗ đại học mới buộc phải vào các trường dạy nghề. Không có tình yêu và niềm tự hào, các em cũng chẳng thể trở thành những người thợ có tay nghề cao!

Rõ ràng sự mất cân đối giữa giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là rất rõ ràng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển, tri thức đang trong quá trình tích lũy và động lực chính cho nền kinh tế trong giai đoạn này phải là những người thợ có tay nghề cao, thì sự mất cân đối này đã giảm đi rất nhiều cơ hội của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nếu có quyền, tôi sẽ đưa ra mô hình giáo dục và đào tạo của Việt Nam như sau:

1. Phổ cập giáo dục toàn dân hết cấp II.

2. Sau cấp II, 40% chuyển sang học nghề phổ thông, 60% tiếp tục học cấp III.

3. Sau cấp III, 60% chuyển sang học nghề cao, 40% tiếp tục học đại học.

Với mô hình này, chúng ta sẽ có cấu trúc lao động hợp lý: 40% lao động phổ thông, 36% lao động có tay nghề và 24% có trình độ đại học và trên đại học.

Rất tiếc là chẳng ai cho tôi cái quyền này.

 


Người post: ChauHM

Ngày đăng: 20-12-2010 18:06






Xem 11 - 14 của tổng số 14 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: ThongNV
20/12/2010 21:47:29

Cái khó nhất trong Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam không phải là sử dụng mô hình nào, mà là do tư duy của chúng ta. Phải có tư duy mới thì mới có cách làm mới được.


Tôi sợ nhất là trong lĩnh vực nào cũng vậy, người ta không muốn để cho "nước nó trong".



Từ: HuongNT
20/12/2010 21:40:52

Tôi thấy Châu đưa ra quan điểm về giáo dục và đào tạo rất đúng. Hồi sinh viên tôi có thân với một bạn người Đức cùng lớp và chúng ta đều biết thời kỳ đó trong phe XHCN thì Đông Đức là một nước có nền kinh tế rất phát triển, có thể khẳng định là hơn mình bây giờ. Vậy mà bạn ấy nói với tôi rằng ở nước bạn ấy tốt nghiệp phổ thông xong đa số học sinh sẽ vào các trường học nghề, chỉ một số ít người học giỏi muốn làm công tác nghiên cứu, giảng dậy thì mới vào đại học. Trong số học sinh học nghề, sau khi tốt nghiệp là thợ ra đi làm nếu muốn học thêm thì chỉ cần một ít thời gian nữa học thêm và trở thành kỹ sư thực hành. Còn ở Việt nam thì nhà nhà đều có quan niệm đã tốt nghiệp phổ thông là phải vào đại học. Có thể nói dân ta đã thực hiện rất triệt để lời dạy của V.I.Lênin"Học! Học nữa! Học mãi".



Từ: SonTM
20/12/2010 21:21:56


Nếu thực sự đầu tư cho giáo dục và đào tạo thì rất tốn kém. Hiện tại ở các trường đại học đầu tư cho phòng thí nghiệm và các xưởng thực hành cực kỳ ít ỏi. Sinh viên hầu như chỉ học lý thuyết, kỹ năng thực hành rất kém vì rất với kinh phí như hiện nay( như ở trường Đại học xây dựng  5.000 đồng/sinh viên x1 buổi thí nghiệm) thì làm được gì? Đối với các trường dạy nghề đầu tư còn tốn kém hơn  nên chẳng ai mặn mà với  loại trường này. Cho nên mới có tình trạng trường đại học dân lập mọc lêm như nấm chỉ để dạy lý thuyết. Xem ra  giáo dục và đào tạo sẽ không thể có bước đột phá trong tương lai gần được!




Từ: NghiPH
20/12/2010 19:14:08

Hãy giả định là Nhà nước đồng ý với mô hình mà Hoàng Minh Châu đề xuất thì Bạn có cách gì để tổ chức thực hiện mô hình này trong thực tiễn đời sống để chúng ta sẽ có cấu trúc lao động hợp lý: 40% lao động phổ thông, 36% lao động có tay nghề và 24% có trình độ đại học và trên đại học?


 




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s