KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 10 Tháng một. 2011

Sóc Tà Thiết




Tác giả: ChauHM

Thế hệ chúng ta đều biết cái tên Lộc Ninh vì thị trấn này vào năm 1973 đã từng là tâm điểm chú ý của cả thế giới. Lúc đó, hiệp định Paris vừa kết thúc, Lộc Ninh trở thành địa điểm tổ chức hội nghị hiệp thương bốn bên: Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam, Chính phủ Mỹ và Chính phủ của Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng chúng ta hầu như không biết gì về một căn cứ quan trọng bậc nhất của cách mạng miền Nam trong thời chống Mỹ, mặc dù căn cứ này chỉ cách thị trấn Lộc Ninh khoảng 10 cây số. Đó là căn cứ của Bộ Tư lệnh Miền, đóng tại sóc Tà Thiết. Hoàn toàn tình cờ, nhờ hứng chí nhận lời đi chơi với mấy người bạn công tác tại quân khu 7, tôi mới có cơ hội biết tới di tích cách mạng quan trọng này.

Tại phòng trưng bày của khu di tích, có ảnh của đủ các vị lãnh đạo Bộ Tư lệnh miền trong thời chiến tranh chống Mỹ như: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà, Phạm Hùng, Nguyễn Thị Định, Trần Độ... Điều đáng khâm phục là, căn cứ này đã giữ được bí mật cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mặc dù ở ngay sát nách sân bay Lộc Ninh của Mỹ Nguỵ. Các ngôi nhà trong căn cứ đều là nhà sàn bằng gỗ, bên dưới có hầm bê tông, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào kiên cố. Tôi đã vào nhà của cố Thượng tướng Trần Văn Trà thắp hương, vào hội trường của Bộ Tư lệnh ngồi họp... Các mái nhà ở đây được lợp bằng lá Trung quân, một loại lá có hình thù giống như lá mít, nhưng luôn giữ được độ ẩm, không bị mục khi ẩm ướt và không bị cong khi khô. Các mái tranh thông thường không thể sử dụng được ở đây vì chỉ sau ba tháng sẽ bị mục nát do mưa rừng và lá cây rụng. Để lợp một mái nhà nhỏ phải cần tới hàng vạn chiếc lá Trung quân. Không chỉ đẹp, bền, mái nhà bằng lá Trung quân là cách nguỵ trang tốt nhất. Các máy bay do thám của Mỹ Nguỵ hàng ngày vẫn lên xuống sân bay Lộc Ninh. Từ trên nhìn xuống, ngôi nhà lợp bằng lá Trung quân không khác gì một đám lá rụng. Ở đây có 9 bồn xăng dưới lòng đất, mỗi bồn dung tích khoảng 200.000 lít, được dẫn từ ngoài Bắc vào, theo một đường ống bí mật chạy qua hàng ngàn cây số, qua đủ mọi địa hình. Khi xe tăng của ta vào giải phóng miền Nam, đã sử dụng xăng ở đây, hoàn toàn gây bất ngờ cho địch. Thật không thể tưởng tượng ngày xưa cha anh chúng ta đã làm những đường ống đó như thế nào, bảo mật ra sao? Chúng ta đều biết đến đường mòn trên dẫy núi Trường Sơn; gần đây biết thêm đường mòn trên biển. Nhưng chắc rất ít người biết đến một đường dẫn xăng bí mật như thế này.

Mười mấy năm trời, những người dân tộc Khơ me và Sting ở đây, đã cưu mang, nuôi nấng và bảo vệ cả Bộ Tư lệnh Miền, ngay sát nách kẻ thù. Chuyện kể rằng, sóc Tà Thiết rất linh, có lần đoàn quân của Trần Lệ Xuân phá rừng lấy gỗ, đến sát sóc Tà Thiết thì dừng lại quay về. Năm 1979, quân Khơ me Đỏ vượt qua biên giới, đến sóc Tà Thiết cũng rút lui.

Nếu xét về thành tích đóng góp cho cách mạng, Sóc Tà Thiết không thể thua sóc Bom bo, nhưng thời chiến tranh thì cái tên Tà Thiết phải tuyệt đối giữ bí mật, còn khi hòa bình thì ai cũng quá bận để mà nhớ tới nó.

Khi những người cán bộ kháng chiến cũ có thời gian quay lại thì đồng bào đã mệt mỏi vì chờ đợi trong nghèo khổ và lãng quên.Tất nhiên tình cảm cũng như lòng tin của họ bị tổn thương nhiều.

Lãnh đạo quân khu 7 đã rất cố gắng đền ơn đáp nghĩa cho đồng bào ở đây. Họ mở đường ô tô đến tận căn cứ xưa. Họ xây những ngôi nhà khang trang ngay trên mặt đường vào khu di tích để tặng già làng và những gia đình có công với cách mạng. Nhưng rất ít người muốn nhận món quà đền ơn đáp nghĩa này. Không chỉ vì họ giận mà còn vì chúng ta không thực sự hiểu họ. Người dân tộc cần rừng chứ không cần đường. Đường mở ra chủ yếu là để phục vụ người Kinh. Thật thà và lạc hậu, người dân tộc luôn bị thiệt trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày với người Kinh khôn ngoan. Đường xá mở đến đâu, người thiểu số rút sâu vào trong rừng đến đấy, y hệt như thú rừng chạy trốn con người.

Tà Thiết ngày nay là một khu di tích quan trọng của Cách mạng.

Nhưng, có vẻ như, nó không còn là sóc của người Khơ me và người Sting nữa.

 


Người post: ChauHM

Ngày đăng: 10-01-2011 11:11






Xem 11 - 11 của tổng số 11 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: HoaNT
10/01/2011 11:50:19

Cám ơn Châu đã nhắc đến địa điểm Lộc Ninh là nơi mà bố của mình đã có thời gian là thường trực  (quân y)của hội nghị 4 bên. Lúc đó mình đang học ở Kis rất hay nhận được thư  của bố từ địa điểm này




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s