KGU News >>Người KGU >>Chúng ta
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 13 Tháng một. 2011

Khối keo ( phần 2)




Tác giả: BinhNH

 

Học trong lớp với các bạn Nga cũng có rất nhiều chuyện buồn cười. Chúng tôi nghịch , trêu đùa nhau chưa đủ, đối với các bạn Nga chúng tôi cũng không “ tha” . Lớp tôi có 1 bạn nam tên là Vitali Maievski, người đậm, mặt rất trẻ con, cận thị nặng , đến 7 diop thì phải. bạn ấy cùng nhóm với chúng tôi khi làm thì nghiệm hóa. Tính Maievski rất trẻ con , chân thật lại hay nói . bạn ấy học hóa rất giỏi, như có khiếu bẩm sinh vậy. Tất cả chúng tôi  hay trêu Maievski, nhưng  Maievski “ sợ” Hương Hương lớp tôi nhất. Chả là Hương Hương rất giỏi tiếng Nga, bạn ấy đấu khẩu với Maievski , và người thua bao giờ cũng là Maievski. Có lần Hương Hương phạt , giấu kính của Maievski đi,  làm cậu ta phải làm thí nghiệm theo “ chỉ đạo” của Hương…Đặc biệt có hôm Maievski tranh luận gì đó với Hương Hương, đang lúc cậu ta hăng hái nói, thì Hương Hương nghiêm nét mặt nói : Maievski ,  Ia Proshu vashix ruk. Thế là Maievski đỏ dừ mặt , chuồn mất luôn. Hóa ra các bạn nam Nga cũng dát thế đấy…

C¸c bạn Nga cïng lớp ra ga năm 1977 tiễn 17 b¹n VN chóng t«i vÒ n­u­íc

Tuổi trẻ,  ngoài học hành, thể thao , ăn nhiều , chúng tôi cảm thấy như lúc nào cũng thiếu ngủ. Tôi còn nhớ,  sinh viên nước ngoài tiếp tục học tiếng Nga đên hết năm thứ tư ĐH, vào năm thứ hai,  sau các giờ nghe giảng buổi sáng, chúng tôi đã rất buồn ngủ, tiếp đó chúng tôi lại có giờ nghe Magnitaphon tiếng Nga. Hôm ấy, đoạn băng mà chúng tôi nghe là nói về bà Crupskaia vợ của Lê nin. Nghe đến đoạn Crupskaia phát biểu , băng cứ rít rít, thế là Hoa lớp tôi tức mình phát biểu: Nghe cứ như mèo kêu ấy. Chẳng may, lớp trưởng lại nghe được, hết giờ bạn Minh lại mời Hoa ra nhắc nhở : Sao bạn lại nói vợ lãnh tụ nói như mèo kêu. Nếu các bạn Nga nghe được thì sao? Hoa trả lời : Tôi nói bằng tiếng Việt và nói băng như mèo kêu chứ không phải nói lãnh tụ. Minh chịu thua. Sau khi tốt nghiệp về nước, Hoa là nữ đầu tiên của 9 đứa chúng tôi được kết nạp Đảng, rồi bạn ấy liên tục làm bí thư đảng ủy và chủ tịch công đoàn suốt mấy chục năm ở Viện VSDT trung ương. Chúng tôi nói đùa : Hoa còn là cán bộ Đảng trước cả Nghiêm Xuân Minh.

 

8 bạn Nam Hóa 77 trong hội diễn năm 1977

 

Hiện nay ban Nghiêm Xuân Minh là vụ trưởng một vụ ở Bộ KHCN.Bạn Mậu là cán bộ lãnh đạo cấp cục ở Bộ GD, bạn Sinh Hoa là giảng viên Trường ĐHXD, bạn Hiến làm giáo viên ở Nghệ an, bạn Trự là TS khoa học ở  viện khoa học nhiệt đới và môi trường TP Hồ chí Minh, bạn Sơn trước làm ở Viện KTQS nay đã nghỉ, bạn Tuấn vẫn đang “chiến đấu” ở Nga. Riêng chú Cường là nổi nhất : với danh hiệu GS, nhà giáo nhân dân , anh Cường đang dạy ở ĐH Đà Nẵng.  Bây giờ bạn Minh và 7 bạn nam của lớp chúng tôi gặp chúng tôi đã có thể mỉm cười và nói chuyện được vui vẻ ( tất nhiên chỉ được vài câu, sau đó lại bị các máy nói phát thanh liên tục, chẳng có chỗ chen vào nữa) chứ nhớ lại hồi trước thì chuyện này hiếm khi xảy ra. Nói là hiếm vì vẫn có những trường hợp chúng tôi rất nhẹ nhàng với các bạn nam.. Ví như cứ cuối tháng là chúng tôi lại cử Lan hoặc Thanh xuống tầng 2 ( Ở Ob. Hóa thì nữ ở tầng 3 và nam ở tầng 2) để “nhẹ nhàng” tâm sự với các bạn nam về vấn đề tài chính. Chả là các bạn nữ ăn nhiều, xem phim nhiều nên tháng nào cũng vậy,  chưa hết tháng đã hết tiền. Người được chúng tôi hỏi nhiều nhất là : Chú Cường, bạn Trự hoặc bạn Hiến…Sở dĩ chỉ Thanh và Lan làm đại sứ của chúng tôi được vì hai bạn này nói có nhẹ nhàng hơn các bạn còn lại. Chúng tôi không “ tiến công”  các bạn khác,  vì đã có lần một bạn nam nói: Tháng nào các bạn cũng vay tiền, đều được 60 rup như nhau cả,cho các bạn vay thì chúng tôi làm thế nào? Lúc ấy chúng tôi tức mình lắm, nhưng sau thấy cách lo lắng của các bạn nam cho chúng tôi, chúng tôi hiểu rằng đấy là một “ biện pháp giúp đỡ” các bạn nữ ít biết lo này… Riêng chú Cường đã quen việc này đến nỗi : có lần bạn Thanh vừa xuất hiện và nhẹ nhàng : anh Cường ơi, chưa kịp nói hết câu, chú Cường đã hỏi: Bao nhiêu?. Làm Thanh chỉ còn việc nói  ra con số cần thiết. Bây giờ chú Cường đã phân tích rõ khi ấy tại sao lúc đó chúng tôi gọi chú là anh rồi…Được cái chúng tôi giữ đúng nguyên tắc, đúng đàu tháng là trả hết ngay các khoản nợ kia…

 

Các bạn Nam và Vinh học Hóa Ly

Nếu ai nghĩ, Hóa 77 chỉ được cái nói nhiều chẳng biết làm gì là không phải đâu nhé. Ngoài tội ăn , nói, ngủ nhiều. Chúng tôi cũng có việc rất chăm. Cứ như đồng hồ vậy. Đúng 4h chiều ( trừ ai có việc ở phòng thí nghiệm) là cả 9 đứa chúng tôi quần áo chỉnh tề , gọi nhau ríu rít ở hành lang tầng 3: các cậu ơi, đi thôi… và chúng tôi cùng nhau tiến … ra sân bóng. Thường thì Phong mang quả bóng chuyền cùng 8 đứa ra sân bóng. Vì chúng tôi có 9 đứa nên ra sân bóng chuyền đã được ¾ sân rồi, chỉ cần thêm 3 người là chúng tôi đã có thể chiến đấu tới tận 9 giờ tối (vào mùa hè) ở dưới sân. Tính ra , có lẽ chúng tôi dành cho cái sân bóng ( mà nay đã thành bể bơi) thân yêu ấy tới ¼ số giờ làm việc của một ngày. Chơi bóng chuyền quả là hợp với chúng tôi, được hò hét, được nhảy nhót, lại vui vẻ …Rồi vào các kỳ Đơn vị tổ chức thi đấu giữa các khoa, chúng tôi ở sân cả ngày luôn, chỉ từ sân bóng , ra nhà ăn rồi lại về sân. Khoa nào đấu bóng chuyền, bóng đá chúng tôi đều tới cổ vũ cho đội chúng tôi thích. Mà cũng chẳng hiểu sao , thường chúng tôi cổ vũ cho đội nào là đội ấy thắng. Chính vì thế, mỗi khi có trận đấu của khoa Hóa, chú Tín ( NCS khoa Hóa, cây đập)và chú Ban ( NCS khoa Hóa , cây nêu) lại gọi : mấy đứa đi ngay ra sân đi….

 

Cứ ra sân bóng là vui nhất

Các bạn nam lớp tôi rất chăm học và luôn học giỏi, điểm cao,  các bạn ấy cũng chăm chơi thể thao , nhưng tham gia có giờ giấc chứ không vô tội vạ như chúng tôi. Thấy các bạn nam cũng có “ năng khiếu” , thế là vào hè năm thứ 4, nhân Hội diễn hàng năm, bọn con gái lớp tôi đã nghĩ ra một việc : con gái Hóa 77 hoạt náo thì là chuyện quá thường, chẳng ai lấy làm lạ nữa. Nhưng nếu các bạn nam hóa 77 mà lên sân khấu diễn thì sẽ là sự lạ. Thế là chúng tôi thuyết phục hai bạn Minh và Mậu lên sân khấu trong tiết mục múa Hồ Thiên Nga theo nhạc của Traicovski và múa tự biên. Tôi và Lan cùng Hương  chịu trách nhiệm đến nhà hát Kishinhov nằm trên Đại lộ Lenin để mượn bộ váy múa ba lê cho bạn Mậu,  Còn bạn Minh là vai nam múa ba lê cùng Mậu. Hướng dẫn múa là Thanh và Lan.  Kết quả khi bạn Minh và Mậu xuất hiện trên sân khấu cả 9 đứa chúng tôi cùng nín thở. Đến lúc cả hội trường vỗ tay và cười như vỡ câu lạc bộ trước tiết mục đặc biệt này, chúng tôi thật thích thú.

Trong 9 đứa con gái , Phong và Hương Hương có giọng hát hay nên thường hát trên sân khấu, Hoa và Thục cũng được chọn hát tốp ca, ngoài ra Lan, Thanh biểu diễn các tiết mục múa rất nhuần nhuyễn. Riêng 2 Bình ít khi “ được “ gọi vào các đội hình chính thức. tuy thế  hai Bình không lấy làm buồn, vì còn bận việc khác… Ấy chính là việc đi xem phim. Chẳng hiểu sao cứ học bài là hai Bình buồn ngủ, không thể ngồi Krasnui ygolok được quá 30 phút, ấy thế mà rất chịu đựng gian khổ để đi xem phim ( Hồi ấy chả cấm phim tư bản còn gì)……Phim chiếu ở Dom Kultury  ngay cạnh Ob thì đơn giản , tối đi xem rất tiện. Nhưng có những hôm gió rét, rạp xa , có phim hay , hai Bình vẫn lặn lội đi. Mà nào đi có dễ. Đang giờ học bài, ở tầng 3 đi xuống cửa Ob là phải qua tầng 2, nơi có góc đỏ của các bạn nam ngồi học. Chỗ ngồi gần cửa để học lại là của Nghiêm Xuân Minh. Có lần 2 Bình xuống cầu thang đi xem phim đã bị Minh phát hiện ra , bạn ấy chạy ra cầu thang gọi 2 Bình trở về học. Rút kinh nghiệm, lần sau chúng tôi đi từng người và không cười nói ầm ĩ nữa. Thoát ra khỏi cửa là chúng tôi như chim sổ lồng. Nghĩ lại sao hồi đó trẻ con đến vậy… Về sau, khi đã lên năm thứ tư, giờ tự học nhiều,hai chúng tôi mua báo Kishiney, toàn tiếng môn, mỗi mục phim ở các rạp là bằng tiếng Nga, thế là chúng tôi bí mật , cứ xem theo chương trình đó mà đi xem hết các phim ở các rạp khác nhau , xem hết cả ngày , từ sáng tới tối mới về. Hồi đó làm gì có xe máy hay Taxi mà đi, toàn đi xe Bus khắp thành phố để xem phim cho đúng giờ, đúng rạp mà chúng tôi  đã căn trên báo… Có lần chúng tôi đi xe bus đến một nơi ở ngoại ô , xa lắm, để xem ở một rạp nhỏ, ít người . Xem xong khi về trời tối mịt ,  đi cũng hơi run, hai đứa liều thật…

 

Hai Bình năm thứ nhất Đại học

Chúng tôi không chỉ chơi đâu, đến mùa thi cũng học chứ, không thì bị đuổi về nước mất. Trong 9 đứa chúng tôi có Phong, Vinh học  giỏi, thông minh, bạn Thục  học chăm , theo đúng kế hoạch , Thanh cẩn thận chắc chắn, Lan , Hoa có trí nhớ tốt, Hương Hương chăm chỉ lại giỏi tiếng Nga. Đối với các bạn nam lớp tôi, chỉ có hai Bình là đáng lo nhất vì không có ưu thế chăm học. Vào kỳ thi năm thứ ba, hồi ấy là mùa hè, chẳng hiểu ai về nước mang sang cho chúng tôi quyển bài hát in 100 bài hát cách mạng chống Mỹ. Học thi mệt, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn ra sân bóng chuyền, thế là lại bị nhắc nhở là ôn thi còn ham chơi… Chúng tôi liền nghĩ ra cách giải trí khác. 9 đứa sang ban công buồng Lan ở với Hương và Thục trên tầng 3, đối diện với sân vận động và mở quyển bài hát chống Mỹ ra hát từ đầu đến cuối. Rồi hứng lên, chúng tôi nhảy múa. Các bạn nam ở tầng 2 bị tiếng hát ầm ĩ và tiếng chân nhảy ầm ầm của chúng tôi làm mất tập trung, nhưng cũng chịu không nói được vì chúng tôi đang vui. Cuối cùng các bạn ấy gọi  Thanh  ra nói riêng là: các bạn hát nhiều quá , đặc biệt trong những người hát nhiều nhất lại có những bạn học chưa  giỏi.( Ý là nhắc hai Bình đấy).

Đến ngày đi thi, các bạn nam bao giờ cũng học đầy đủ và đi thi sớm nhất. thường thì các bạn ấy vào thi đầu giờ và ra khỏi phòng thi với điểm 5 , ai bị 4 có vẻ ân hận lắm. Bảy bạn nữ lớp tôi vào trả bài sau một chút, cùng với các bạn Nga. Riêng hai Bình đến phòng thi thường là muộn nhất, hoặc sang hẳn buổi sau, vì còn ôn bài trước giờ thi, chẳng hiểu sao khi ấy học mới “ vào”. Hai Bình do đó cũng là những người trả bài sau bảy bạn gái cùng lớp. Lúc trả bài xong khéo cũng phải là 2 giờ chiều. Thế mà ra khỏi cửa phòng thi, chúng tôi đã thấy bạn Minh lớp trưởng chờ sẵn , bạn ấy đi theo chúng tôi với vẻ mặt  lo lắng,  rồi hỏi : Hai Bình thi thế nào? Chúng tôi không hề quay lại , trả lời ngay : trượt rồi , rồi về luôn. Chắc lớp trưởng khi đó lo cho tình hình chung của lớp lại bị hai Bình kéo xuống.. . May sao, trong cả 6 năm học dù rất nhiều lần cận kề “ hiểm nguy”, nhưng hai Bình đã dũng cảm” thoát hiểm”  không hề bị trượt hoặc đuổi thi, lại còn có những môn thi đạt điểm 5 . Dĩ nhiên, chắc cũng một phần nhờ có sự kiên trì “ dõi theo” của lớp trưởng và các bạn cùng lớp.

Nữ dự bị khóa 77 trên tàu Rạng đông Leningrad hè 1972

( Như Anh , Cao Mai, N.Bình , Phong, Vinh)

Phải nói chính 9 đứa con gái chúng tôi giúp đỡ nhau nhiều , không chỉ trong các sinh hoạt mà cả trong học tập,  Ngoài ra, bạn Tuấn , bạn Sơn cũng nhiều lần lên tầng 3  giảng bài giúp cho mấy bạn nữ lười học.

Nhớ lại chuyện sau nhiều lần 9 đứa con gái bị  bạn Minh, bạn Sơn, hoặc chú Cường góp ý về các “ tội “ nghỉ học hoặc mất trật tự, …., bọn con gái quyết định đặt tên cho bạn Minh là “bố già” , còn bạn Sơn là “ bố trẻ”. Để khi ra hiệu cho nhau không phải nhắc đến tên các bạn đó, khỏi “ nghĩa lộ”. Bạn Sơn rất chăm học và học cũng rất giỏi, bạn ấy ít nói, vẻ mặt rất nghiêm nghị, hình như chẳng biết đùa. Đã vậy, chúng tôi đành phải trêu xem phản ứng của bố trẻ ra sao. Hôm ấy là ngày 1 tháng 4 ( hình như năm học thứ 1 thì phải), trời vẫn rét, tuyết chưa tan, đường vẫn còn băng. Chúng tôi đều như nhau , ai cũng mong thư từ Việt nam sang, thư nhà phải đi tới cả tháng mới tới tay chúng tôi. Mong tin nhà nên ai cũng chờ thư. Sáng sớm hôm đó , chúng tôi xuống tầng 2 ( tầng các bạn nam ở) . Việc này ít khi xảy ra, vì chúng tôi suốt ngày ríu rít 9 đứa với nhau đã hết thời gian rồi…. Thế là vào ngày 1 tháng 4 ấy chúng tôi gõ cửa phòng bạn Sơn và ‘nghiêm túc” báo tin : Bạn Sơn có thư từ Hà nội đấy,  nhưng thư lại tới Trường chứ không về ký túc xá. Thế là bạn Sơn vội chạy bộ đến trường để nhận thư. Khi về đến Ob., bạn ấy bực lắm,  phê bình chúng tôi : Sao lại nói sai sự thật thế. Chúng tôi trả lời : Hôm nay là ngày nói dối mà. Bạn ấy chán quá, bảo chúng tôi  : đấy là ngày đối với người Nga không phải cho người Việt nam …

Vào khoảng năm thứ 3 Đại học, hình như vào giờ Etika thì phải. 17 học sinh Việt nam lớp tôi học chung trong phòng học ở tầng 3 , phía có cửa sổ nhìn ra đường tới cửa chính Glavnogo Korpusa. Chẳng biết vì sao, hôm ấy giáo viên đến muộn , chờ cả nửa tiếng chẳng thấy giáo viên đến lớp, 8 bạn nam lớp tôi xem chừng sốt ruột lắm. Nhất là trong khi 9 đứa con gái hò hét, nghịch ngợm như ong vỡ tổ. Các bạn nam chịu không nổi nên lần lượt ra hết ngoài hành lang cho đỡ ầm ĩ. 9 đứa chúng tôi nói chuyện xong, quay ra thấy chỉ có 8 cái cặp để ngay ngắn trên mặt bàn hàng ghế đầu, còn người thì đã biến mất khỏi phòng từ lúc nào, chúng tôi chẳng rõ. Các bạn này lạ thật , ham học thế mà bỏ cặp sách trong lớp để đi đâu? Chẳng nghĩ ngợi nhiều, chúng tôi tìm cách treo tất cả 8 cặp lên móc cửa sổ trên cao. Thế rồi ít phút sau thày giáo đến, các bạn nam vội vào lớp và giật mình chẳng thấy 8 cái cặp đâu. Chúng tôi bấm bụng nhìn nhau… Các bạn nam sau phút ngỡ ngàng, cũng tìm ra 8 cặp ở sát trần nhà phía trên cửa sổ, các bạn ấy chẳng hề giận chúng tôi… may quá.

 

 

Nghịch với tuyết

Hồi đó thông tin duy nhất từ gia đình là thư từ, điện thoài riêng ở các gia đình còn hiếm lắm, nói gì đến các phương tiện thông tin hiện đại như bây giờ… hơn nữa  thư  hồi đó chỉ gửi được qua  bưu điện,  lại chuyển bằng tàu hỏa từ VN sang nên đi chậm, chúng tôi thường phải theo dõi   tin nhà  qua hệ thống đài truyền thanh của ký túc xá mà phòng nào cũng có. Vào cuối tháng 12/1972 qua Radio chúng tôi nghe tin B52 ném bom Hà nội, đặc biệt là  phố Khâm thiên bị nặng. Ném bom rải thảm Hà nội ư? Gia đình chúng tôi đều ở đó, cả 9 đứa cùng ôm nhau khóc,  lo nhất là Thục, nhà Thục ở phố Khâm thiên, chúng tôi nhìn nhau , vừa lo cho gia đình Thục vừa nghĩ tới gia đình mình… Phải mất khoảng 2,3  tuần sau, chúng tôi mới tin chắc gia đình chúng tôi không sao, đặc biệt nhà Thục cũng không việc gì, bom rải ở ngay đoạn trên , cách nhà bạn ấy 1 quãng phố. Thật may mắn. Chuyện thư ngày ấy còn mang đến nhiều chuyện vui nữa chứ không chỉ tin buồn: chị Hoàng Hoa xinh đẹp nổi tiếng ở Kishinhov, học hóa trên chúng tôi 2 năm. Chị nổi tiếng không chỉ vì xinh mà còn về tài nói tiếng Nga như người Nga, về dáng yểu điệu chứ không chạy nhảy ầm ĩ như chúng tôi. Và hay nhất là chị đã có người yêu ( mà người yêu chị hẳn là  phi công lái máy bay Mic đánh trả máy bay Mỹ cơ đấy nhé). Thế là hàng tuần chúng tôi đều thấy chị có những lá thư với phong bì màu xanh gửi tới, chúng tôi bắt chị đọc cho nghe, thế mà chị cũng chiều chúng tôi, đọc cho nghe những bức thư rất lãng mạn trong thời chiến ấy….Về sau, anh Thiều,  người yêu chị hy sinh,  chị Hoàng Hoa sau khi tốt nghiệp về nước đã lấy chồng , vẫn là một phi công anh hùng khác,  tên là anh Soát…Chuyện nghe thư và còn viết cả thư cho người yêu các chị năm trên của chúng tôi thì có nhiều,  trong đó có  chị Xuân , học Hóa trên chúng tôi cả 5 năm. Nghĩa là khi chúng tôi học hết dự bị là chị tốt nghiệp về nước. Chị yêu anh Vịnh, học ở Bungari, chúng tôi được chị cho xem thư, rồi chị còn cho chúng tôi  viết cả thư cho anh Vịnh, dù không quen , chúng tôi vẫn viết thư trêu anh Vịnh, nhiều phen anh Vịnh cũng hoảng , do không biết nội dung thư của chúng tôi  thực hư ra sao…Sau khi tốt nghiệp về nước, tình cờ hai Bình lại vào làm cùng 1 cơ quan, và làm việc  đúng phòng Xuất nhập khẩu với anh Vịnh. Ba anh em thân nhau vì có chị Xuân là người thân chung rồi còn gì… Anh Vịnh , chị Xuân có con đầu lòng là Biên tập viên Quang Minh nổi tiếng ở chương trình thời sự đó… Hóa ra, 9 đứa bọn tôi tuy nghịch ngợm những cũng được nhiều chị năm trên tin tưởng tâm sự đấy chứ.

9 đứa Hóa 71- 77  chúng tôi khá thân thiết với các chị Hóa 70-76 . Các chị có 4 người : Thảo, Loan, Thoa ,Thủy. Hai Bình ngay từ ngày đầu sang đã “được” chị Đặng Phương Thảo ưu ái chọn ở cùng phòng ( Và 2 Bình ở cùng chị Thảo suốt 4 năm liền cho đến khi chị Thảo về nước). Hương Hương, Thu Lan và Thục ở cùng chị Thủy. Vinh và Phong ở cùng chị Thoa. Dần dà chúng tôi phát hiện ra, không chỉ Phong lớp tôi đan len giỏi ( chúng tôi đứa nào cũng là học trò đôt của Phong về khoản đan len) mà Hóa 76 còn có anh Thái Minh Sơn đan len tuyệt giỏi luôn. Anh Sơn hồi đó da trắng như tuyết, môi đỏ như son lại đan len trên tài tất cả con gái nên chúng tôi lấy làm kỳ lạ lắm… Bây giờ tôi đang thắc mắc sao hồi đó bọn chúng tôi chưa tổ chức cuộc thi đan len giữa anh Sơn và Phong nhỉ? Chỉ biết là đến năm thứ hai  tất cả 8 đứa con gái còn lại đều đã tự đan áo lên cho mình, đan  được cả cho các bạn. Tiến bộ ra phết.

 Hóa 71- 76 còn có chú Lam . Chú là cán bộ đi học, hồi đó tính tình dí dỏm nên cũng đã từng  thân với chúng tôi,  chú tả 9 đứa chúng tôi, từng đứa một , theo kiểu châm biếm : đều rất xấu xí, nhiều khuyết tật… ấy thế mà chúng tôi chẳng hề tự ái hay giận gì chú, ngược lại lấy làm khoái nữa đằng khác…Từ sau khi về nước chúng tôi không còn liên lạc với chú Lam nữa.

 

9 nữ 77 tại 5 khẩu súng

Hồi đó, lũ chúng tôi thường rủ nhau đi học và cả khi từ trường về cũng đi cùng nhau nên rất vui. Nhiều khi nói chuyện, cười vang cả quãng phố. Vào những kỳ đi nghỉ hè chúng tôi hay chia nhau ra từng nhóm, ít khi đi cùng nhau được cả 9 đứa. Vì có lần, đi nghỉ ở nhà nghỉ Lesnoi thì phải. Chỉ có 4 đứa cùng đi , mà chúng tôi đã bị góp ý là đêm đến nói chuyện nhiều quá làm các nhà nghỉ xung quanh( dù đã cách cả vườn cây) vẫn bị mất giấc ngủ.  Nhưng đặc biệt chín đứa chẳng cãi nhau bao giờ. Đúng là chẳng vấn đề gì 9 đúa chúng tôi  không  tranh luận với nhau rất hăng , nhưng khi đã quyết định làm việc gì thì bao giờ 9 đứa cũng thống nhất. Đúng là chỉ cần 1  trong 9 đứa chúng tôi không có cảm tình với ai là 8 đứa kia cũng cảm thấy như vậy. Ngược lại 1 đứa  thích tính ai đó, cả 8 đưa kia cùng quý người đó luôn. Chắc đó là một trong những đặc điểm của 9 đứa bọn tôi , và đặc tính ấy vẫn nguyên xi cho tới tận bây giờ.

( Hết phần 2) 


Người post: BinhNH

Ngày đăng: 13-01-2011 21:09






Xem 11 - 17 của tổng số 17 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: VinhDT
14/01/2011 23:06:38

Đọc đến đoạn Maevski trốn biệt sau lời tỏ tình của Hương thì mình cười lăn ra. Còn câu chuyện hội thoại của Thục và Maevski cũng rất đặc sắc. Cậu Bình nhớ giỏi thật


Mọi người xem bài này thì không còn quên là hóa 77 còn có 8 anh rất kiên cường nữa đấy.  



Từ: HoaNT
14/01/2011 19:39:16

Tiếc nhỉ ngày xưa lớp mình chẳng bao giờ có được tiết mục văn nghệ chung cả nam với nữ. Ai cũng có năng khiếu văn nghệ thế mà cứ phải cảnh nữ đóng giả nam và ngược lại. Hồi đấy giá như cứ nhích lại gần nhau thì khối keo này không biết thế nào nhỉ?



Từ: VinhTQ
14/01/2011 15:32:13

Sau ít ngày chờ đợi, Khối keo Phần 2 đã xuất hiện đáp ứng lòng mong mỏi của bạn đọc như chúng em đây.  


Đọc chuyện của lớp các chị sao ma thú vị quá. Đến tuổi U 60 mà các chị vẫn giữ được nét hồn nhiên như thuở nào thật là quý. Lớp Hóa 77 đặc biệt quá, cặp song Bình (Trần và Kều) làm cho lớp các chị càng đặc biệt hơn. Đọc chuyện em rất kính phục anh Nghiêm Xuân Minh - người đã âm thầm chăm sóc các chị. Hy vọng sớm ăặp các anh chị đã thỏa lòng ngưỡng mộ từ lâu


Câu chuyện cũng nhắc đến một hoàn cảnh tương tự của bọn con gái lớp Luật 1 tụi em. Số là do chi tiêu thiếu điều độ, thích gì cũng mua như đĩa hát, tranh nghệ thuật và thậm chí là búp bê nữa nên ngân khố cuối tháng của tụi con gái bọn em cũng cạn sạch. Có tháng 4,5 đứa con gái chẳng có đủ 11 kopech để mua bánh mì. Sáng - nhịn đói, trưa đi học về -  nhịn đói.  Chờ chiều nhận tiền học bổng nhưng lâu quá, đói vàng cả mắt. Thế là "bò" xuống chỗ bọn con trai xin tiền mua bánh mì ăn đỡ. Chúng nó cũng chẳng khá gì hơn,  gom tất tần tật cũng vừa đủ tiền mua một cái bánh mì ăn đỡ với nước trà đường. Bây giờ nghĩ lại thấy thật buồn cười cho những ngày vô lo.


Thật vui khi được nhớ lại kỷ niệm xưa.


 



Từ: ThucPT
14/01/2011 10:09:03

"Học hóa keo, hoài có hóa keo


Mắt có mờ thêm, lưng có eo


Thôi, cố lên thêm vài chú "át". (atlitrờ : 5 điểm)


Mai ai hai điểm, tớ cho gà "


Tác giả  nhưng câu thơ trên là của các bạn lý 71-77 tặng "chính chị" - chín chị hôm thi môn hóa keo. Đọc Khối Keo của cậu, tớ nhớ ngay ra bài thơ này.


Cậu giữ lửa và truyên lửa tiếp cho "cửu nữ và bát quân " đi nhé



Từ: ThoaNP
14/01/2011 01:27:23

Thôi Bình kều ơi, tha cho Meomun đi. Em còn trẻ mà, chưa gì đã bắt MK!



Từ: BinhNH
13/01/2011 22:17:43

Đúng rồi em ạ. Chính anh Thiều ấy đấy. Chị vừa phải ghi chú thêm "phần 2" vào bài rồi. Chị không nhớ hết cả đâu, Các chị lớp chị cùng nhau nhớ lại để chị viết mà.Còn nhiều chuyện, chỉ lo em không có sức để chịu đựng thôi .


3 Chị Bình lúc nào cũng sẵn sàng đón em cùng hội MK



Từ: Meomun
13/01/2011 22:08:46

Em phục các chị, sao có thể nhớ chi tiết đến thế, sau bao nhiêu năm! Chị Bình ơi, đến bây giờ em vẫn chưa phân biệt được các chị Bình: nào là Bình Phạm, Bình Kều, Bình Khàn và còn mấy chị Bình nữa! Nhưng vẫn cứ thích nghe chuyện của các chị, có lẽ thời SV của các chị vô tư , đầy chất sinh viên vì chưa bị "phân tâm" như sau này.


Chị nhắc tới anh Thiều, phi công. Có phải anh hùng Vũ Xuân Thiều, người bắn rơi B52 đầu tiên của VN không? Bao nhiêu năm trời người ta chỉ nói đến Phạm Tuân, mãi sau này chiến công và sự hy sinh dũng cảm của anh hùng Vũ Xuân Thiều mới được công nhận. Em đọc về VXT, không ngờ cuộc đời ngắn ngủi của anh ấy có liên quan đến một nguoi KGU.


À chị ơi, bài này phải gọi là Khối Keo II chứ!


 




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s