KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 13 Tháng ba. 2011

Cảm thông và chia sẻ với nhân dân Nhật Bản




Tác giả: NghiPH

Cảm thông và chia sẻ với  nhân dân Nhật Bản

 

               HuyTQ, NghịPH

 

. Xin được tỏ lòng cảm thông và chia sẻ với nhân dân Nhật Bản

 

Chúng ta vô cùng bàng hoàng, sửng sốt khi nhận được tin về trận động đất cường độ 8,9 độ xảy ra ngày 11/3/2011 và trận sóng thần kinh hoàng ở các tỉnh Duyên hải Đông Bắc Nhật Bản gây thiệt hại lớn về người và tài sản.  

 

Thủ tướng Nhật Naoto Kan cho biết trận động đất 8,9 độ Richter hôm qua là một "thảm họa quốc gia chưa từng có". Cơn địa chấn mạnh nhất trong 140 năm, kéo theo con sóng thần cao tới 10 m quét qua một loạt thành phố và thị trấn ở vùng đông bắc, hủy hoại tất cả những thứ gì trên đường đi của nó.

 

Đường sá, nhà cửa, xe cộ,... chỉ còn là một đống tan hoang sau trận động đất, sóng thần. Theo tin tức nhận được đến thời điểm này ít nhất 1.600 người đã thiệt mạng và hơn 10.000 người mất tích.

 

Nhân dân Nhật Bản thường xuyên gánh chịu hậu quả nghiêm trọng của động đất và sóng thần. Tuy nhiên, chưa có trận động đất và sóng thần nào lớn như vừa qua. 

 

Chúng ta - những người dân ở một đất nước đã được nhân dân Nhật Bản “nhường cơm sẻ áo” trong nhiều năm qua xin được tỏ lòng cảm thông và chia sẻ với những mất mát, đau thương mà nhân dân Nhật Bản đang phải gánh chịu, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc đến toàn thể nhân dân Nhật Bản, nhất là những gia đình có người thân bị mất.

 

Với truyền thống kiên cường và ý thức tự tôn dân tộc rất cao, nhất định nhân dân Nhật Bản sẽ vượt qua những khó khăn do động đất và sóng thần gây ra. Nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới luôn đứng bên cạnh ủng hộ và chia sẻ với nhân dân Nhật Bản.

 

. Cảnh báo động đất, sóng thần và hạn chế thiệt hại như thế nào?

 

Trận động đất lớn kéo theo sóng thần tàn phá Nhật Bản tiếp tục đặt câu hỏi:  Người ta có thể làm gì để cảnh báo sóng thần, hạn chế thiệt  hại do sóng thần gây ra?

 

Vụ động đất kéo theo sóng thần là minh chứng cho sự yếu ớt của con người trước thiên nhiên. Nó cũng cho thấy loài người rất khó khăn trong chuẩn bị trước thảm họa chết người, kể cả với một quốc gia giàu có và có kinh nghiệm phòng chống động đất, sóng thần như Nhật Bản.

 

Theo TS.Tiziana Rossetto - giảng viên về công trình chống động đất tại University College London, các biện pháp phòng ngừa bao gồm thiết kế nhà chịu được sóng đập hay các hệ thống cảnh báo sớm, kể cả chương trình giáo dục và chiến lược di tản. Nhưng bà cũng cảnh báo: "Hệ thống cảnh báo sớm hữu hiệu tới đâu còn phụ thuộc vào chuyện sóng thần có xa hay không, vì nếu quá gần thì sẽ không hiệu quả cho lắm."

 

Đối đầu với các lực lượng thiên nhiên không thể dừng được như sóng thần - cơn sóng lớn do các chuyển động như động đất dưới đáy biển gây ra - thì cách tốt nhất là di dời dân chúng vào bờ và lên cao càng sớm càng tốt. Các hệ thống cảnh báo tinh vi trên thế giới có thể phát hiện sóng thần bằng đầu cảm ứng.

 

Các quốc gia sau đó dùng tin tức trên truyền hình và truyền thanh, cũng như hệ thống loa để cảnh báo dân chúng. Tuy nhiên, như trong trường hợp sóng thần ở Nhật Bản vừa qua, khi động đất xảy ra rất gần bờ biển thì chính quyền chỉ có từ 5' đến 10' để cảnh báo dân chúng. Tương tự vậy, ở Hawaii cũng có hệ thống tín hiệu trên đường chỉ dấu tuyến nhanh nhất để lên vùng đất cao an toàn hơn trong tình trạng khẩn cấp.

 

Di tản một thành phố có thể không phải luôn có thể thực hiện trong thời gian ngắn, cho nên dân chúng có thể được hướng dẫn lên tầng cao của nhà hay bãi đỗ xe nhiều tầng. Ở Nhật, người ta đã thử nghiệm kết cấu nâng đứng, là các bệ dàn chứa người rồi nâng lên cao qua khỏi cơn sóng thần.

 

Các tòa nhà nhạy cảm như nhà máy điện hạt nhân cần được xây dựng xa bờ biển  và thiết kế tự động ngừng hoạt động ngay khi phát hiện động đất.

 

Di tản cũng không phải là giải pháp dễ cho nhiều hòn đảo nằm thấp.

 

Thử nghiệm một thiết kế từ nhóm kiến trúc sư Đại học Harvard, các nhà nghiên cứu dùng bồn tạo sóng và phát hiện thấy cho phép nước đi qua tốt hơn là ngăn dòng nước. "Thay vì ngăn cản sóng, quý vị cho phép sóng đi qua kết cấu và tạo ra thiệt hại ít nhất. Các cửa lớn và cửa sổ là nơi để nước đi qua." Mục tiêu của thiết kế là bảo vệ tòa nhà và giúp dễ dàng sửa chữa sau đó, với giả thiết là người trong đó đã chạy hết lên cao. Cửa và cửa sổ bị hỏng dễ sửa. "Cửa bên trong nằm thẳng hàng hơn là đan xen. Nếu cửa nằm lẫn lộn thì sóng bị kẹt ở trong nhà".

 

Một vấn đề quan trọng trong các thiết kế nhà là bảo đảm các bức tường chịu lực không bị sóng đánh trực tiếp khiến toàn bộ kết cấu bị sụp.

 

Phải chăng cách duy nhất để loại trừ nguy cơ liên quan đến sóng thần là không sống gần bờ biển?

 

Lời nhắc đó đã từng được thực hiện trước đây. Sau vụ sóng thần tàn phá thành phố Hilo của Hawaii vào năm 1946 và 1960, chính quyền di dời dân chúng vào sâu trong đất liền.

 

Trái đất là cái nôi nuôi sống chúng ta. Tuy nhiên, trái đất cũng mang lại nhiều điều bất trắc, đau khổ cho con người. Điều này có tính quy luật. Loài người phải tìm cách sống chung với thiên tai, tìm cách dự báo, phòng ngừa. Và khi thiên tai xảy ra biết xử lý nhanh chóng, biết hợp tác, chia sẻ và thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

 

Con người cũng không nên tạo ra các "thiên tai" như làm những hồ chứa nước khổng lồ, những tòa nhà cao chọc trời... từ đó sinh ra những dư chấn và động đất lớn.   

 


Người post: NghiPH

Ngày đăng: 13-03-2011 11:11






Xem 11 - 18 của tổng số 18 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: HuyenBT
14/03/2011 21:18:33

Em luôn là người ngưỡng mộ tính truyền thống Nhật, tính dân tộc Nhật, và thường muốn học hỏi ở họ nhiều. Em biết, từ trước đến giờ, người Nhật trong những lần gặp nạn, thường từ chối nhận viện trợ tiền bạc, chỉ nhận sự giúp đỡ về sức người, về tinh thần. Thế mà lần này, họ xin quan tài. Xót lòng vô cùng! Họ muốn tổ chức tang lễ các nước gửi quan tài đên ngay, vì, như chúng mình đã biết, số người chết tăng lên nhanh, và không thể để người chết nằm như thế. "Nghĩa tử là nghĩa tận". Người châu Á mình quá hiểu điều này!


 



Từ: NhuanNT
14/03/2011 18:59:52

May tuần trước suốt ngày VT truyền tin về lụt lội ở Qeensland, rồi đến động đất ở Newzeland, và bây giở là Nhật.


Người Nhật gìn giũ truyền thống, kien cường vươn lên từ đống tro tàn cua WW2. Bây giờ họ có nhiều đK hơn để vượt nhanh qua thử thách này.


Tôi chỉ buồn mà suy ra rằng con người mong manh nhu vậy, chỉ là một thành viên tồn tại chung trên trái đất cung mong manh này mà sao lai phá phách trái đât như mình là người chủ duy nhất?  Những thị trấn, nhà cửa, tàu thuyền, ô tô...mà con người cho là đẹp đẽ, là thành công đã chả có ý nghĩa gì với Mẹ thiên nhiên và giờ đây chỉ là đống rác khủng khiếp. Trước mắt tôi là một ví dụ của luật vô thường.


Toi tin vào ngày tận thế. Vậy thì ta nên sống kiêm tốn hơn, yêu thương và chia sẻ với mọi chúng sinh và chả nên phủ hết mặt  đất bẳng gạch ngói, xi măng hay bê tông cót thép.



Từ: ChauHM
14/03/2011 13:30:12

Tôi có anh bạn mới trở về từ Tokyo sau trận sóng thần. Trong tình trạng giao thông tê liệt, anh phải mất 9 tiếng mới ra được tới sân bay.


Anh có hai ấn tượng đặc biệt:


1. Người Nhật không hề hoảng loạn, mặc dù tai họa là quá khủng khiếp.


2. Cả thế giới đã có mặt để giúp đỡ nước Nhật. Người giúp tiền, Người giúp phương tiện, sức lực.


Hội ta cũng nên có hành động cụ thể hơn là chỉ chia sẻ về tình cảm.


Cá nhân nào muốn giúp Nhật Bản, có trực tiếp đóng góp qua đường link quốc tế sau:


 http://www.amazon.com/b/ref=amb_link_355543322_2?ie=UTF8&node=2673660011&pf_rd_m=ATVP DKIKX0DER&pf_rd_s=right-csm-1&pf_rd_r=1S3HDB87J2WENR9ZWV1J&pf_r d_t=101&pf_rd_p=1290864082&pf_rd_i=507846


 




14/03/2011 09:18:13

Chúng ta cảm thông và chia sẻ sâu sắc với nhân dân Nhật Bản.


Là một dân tộc bị tàn phá trong các cuộc chiến tranh, hơn ai hết chúng ta hiểu nỗi đau mất người thân.


Trong những ngày gần đây,  người ta viết nhiều về bản lĩnh Nhật Bản: bình tĩnh và đoàn kết trong hoạn nạn. (Mình rất ấn tượng với bức ảnh một anh lính trẻ cõng cụ già. Hình ảnh này tương phản với các hình ảnh của lính Nhật Hoàng năm xưa. Chỉ một bức ảnh thôi cũng nói nên nhiều điều).


 Lính Nhật ngày nay


  Lính Nhật hoàng trong vụ thảm sát Nam Kinh


 


Một dân tộc có bản lĩnh chắc chắn sẽ vượt qua gian khó để làm lại từ đống đổ nát. Mong các bạn Nhật nhanh chóng khắc phục hậu quả.



Từ: Meomun
14/03/2011 07:46:50

Còn em, sau khi chat với cô bạn đang định cư ở Nhật, thấy cô ấy bảo cả nhà bình an, cũng yên tâm. Cô ấy bảo sau đó rất đau đầu và người cứ váng vất, quay cuồng. Còn khách hàng Nâật của em thì vẫn yên lặng, mặc dù ngay sau sự kiện, em có gửi email hỏi nhanh: "Mina san, daijyoubu desu ka?"  Không biết họ ra sao, vì sau đó không thấy ai phản hồi cả. Sáng nay ra công ty sớm để check mail công ty, vẫn không thấy tin tức gì. 


 


Em thích một bài báo nói về phản ứng của người dân Nhật, chính quyền Nhật trước thảm họa. Rất bình tĩnh. Dân không túm năm tụm ba để "tám", chính quyền không quá bi lụy và truyền thông cũng thế. Còn ở VN, trong một số thiên tai đã qua, các MC đài truyền hình VN sẽ có phản ứng khác hẳn: nét mặt, giọng nói cực kì biểu cảm, nhiều khi lại phản tác dụng.


Một dân tộc đã biết gạt những đau thương mất mát và cả nỗi nhục của kẻ bại trận mà đứng dậy từ đống tro tràn thế chiến II để làm nên một nước Nhật hùng mạnh, dân tộc ấy có đủ ý chí để vượt qua những thử thách này. Em tin như thế.



Từ: KhoaDT
13/03/2011 21:09:55

Cũng như NV Hải, tôi có nhiều gắn bó với các đồng nghiệp Nhật Bản, với nhiều công trình cùng đồng tác giả Nhật. Một trong những đồng nghiệp ở CNS trong campus của RIKEN có reply cho biết tình hình của họ, tôi paste dưới đây để anh em KGU ai quan tâm thì biết thêm về tình hình xung quanh trung tâm gia tốc lớn nhất của Nhật J-PARC gần Sendai. Người Nhật có tinh thần rất quật cường và nhẫn chịu thiên tai, họ chắc chắn sẽ vượt qua thử thách lớn lao này! 


Dear Khoa-san



Thank you very much for your kind e-mail.
Fortunately, all of the people around the CNS and the RIKEN RIBF campus 
are fine as well as my family.
And so far, no serious damage was found in the facilities in the RIBF.

However, Tokai area where J-PARC locates seems to suffer from serious effect.
In J-PARC, there seems to be not very serious human damages we suffered from 
the earthquake, as far as I know.

I attach below the message from Nagamiya-san for the J-PARC.

Susumu Shimoura
CNS, University of Tokyo

> Begin forwarded message:--------------------------------------

> From: "NAGAMIYA, Shoji at home"
> Date: 2011-03-13 08:24:19
> Subject: Re: Damage to J-PARC

> Thanks for your concerns.  Yesterday, I was very tired and
> wrote a message for the J-PARC buillding and machine alone.

> In so far, we have not heard anyone in and around the J-PARC
> were injured or dead.  This is the first thing that I worried,
> but I was very much relieved by hearing it.  We were lucky 
> since in the next power generator area outside the campus, 
> four people were unfortunately dead.

> Nishikawa-san and I are discussing how to transport non-
> Japanese people in T2K from the area, since although everyone
> is fine, the foods, electricity, water, etc. are limited.

> Shoji Nagamiya 

> Begin forwarded message: --------------------------------------

> Dear J-PARC IAC and A-TAC members

> You might be worrying a big earthquake effect in Japan.  At that
> time (which was yesterday) I was in Tsukuba.  Today I drove to
> Tokai to see J-PARC.  At least, there were no Thunami effect on
> J-PARC.  Buildings were very strong so that from outside there 
> were no significant damages for all buildings, whereas many roads
> around the J-PARC were severely damaged.  In Linac and MLP big
> gaps of 20-50 cm were detected, primariy since the road is dropped
> whereas J-PARC buildings remain as they were.

> We designed to tolerate up to 10 meter of Tsunami.  This time, 
> very fortunately lower than this limit.  Neigbours (north of
> J-PARC) had a significan Tsunami effect, though.

> The beam was on when this big Earthquake hit.  We immediately 
> stopped the beam.  There were not hints that magnets fell down.  

> All roads from KEK to Tokai are damaged, in particular, freeway.
> Trains also.  Accesses are therefore very bad.  Today I used 
> normal road from my house to J-PARC.  It took over 7 hours for 
> the round trip (usuallly about two or two and a half hours using 
> freeway)

> Since the accelerator is very delicate one, we all would like to 
> start to study it from Monday, next week.  I do not know how long 
> it deos take to recover to the original shape.

>           2288;     Best regarsds,  Shoji Nagamiya


> Begin forwarded message: --------------------------------------

>> Dear All,
>> Sakaba-san of Futaba Co. kindly informed me that:
>> he was working in the North-Hall of KEK at the earthquake.  North-west
>> side wall of the Hall was collapsed, but no body including him was
>> injured.
>> His colleagues were working in the Hadron-Hall of J-PARC at that time.
>> They escaped safely with other people. They saw that a part of the
>> beam line structures and other places such as gas-bottle station were
>> deformed and/or moved. A part of roads in the J-PARC were also
>> colapsed. It does not seem that tsunami reached in the hadron hall. It
>> is still inhibited to access there and more detailed damages are
>> unclear.
>> Noumi



Từ: HaiNV
13/03/2011 16:55:09

Mình đã viết comment bên "Diễn đàn" để nói lên một phần tình cảm của mình đối với Đất nước và Con người Nhật Bản trong lúc này: http://www.studentkgu.vn/forum/posts/id_119/title_-ng-t-v-song-th-n-t-i-Nh-t/.  


Mình chỉ xin nói thêm: những địa danh miền Đông Bắc nước Nhật, kể cả hải cảng Minamisanriku, nơi cả thành phố (thị trấn) bị thiệt hại về người khủng khiếp nhất (hàng chục ngàn người đang bị mất tích) mình cũng đã từng đi qua. Mình vẫn còn nhớ hình ành những thành phố xinh đẹp ven biển, một bên là đồi núi một bên là biển xanh hiền hòa, nay bỗng chốc hoang tàn, đổ nát và chết chóc thảm khốc. Thật đau xót và thương tâm!    


Khi còn ở Nhật, bọn mình hay "tranh luận" thân mật với các bạn Nhật và các nước khác về "Sức Mạnh Nhật" (Japanese Power), "Sức mạnh VN"...Mình luôn khâm phục và tin vào Sức Mạnh của Người Nhật!  Nước Nhật sẽ kiên cường vượt qua nỗi đau thương, mất mát to lớn này! Xem thêm các ý kiến nhận xét về người Nhật trong lúc gian nguy:


http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/12262/vi-sao-nguoi-nhat-khong-hoang-loan-.html



Từ: NguyetTM
13/03/2011 13:51:23

Anh Nghị viết bài như lời phát ngôn của nhà Ngoại giao vậy. Đúng là ngòi bút của TBT có khác.


Đúng là thương người dân Nhật qúa. Bao nhiêu người thiệt mạng, bao nhiêu người mất tích, nhà cửa, thành phố tan hoang ! Trời đất mà nổi dận thì con người khó tránh nổi chịu đòn lắm. Thôi thì hãy bảo nhau gìn giữ Đất Mẹ, bảo vệ tài nguyên, sinh thái, nếu chẳng may có sóng thần thì nhanh chân cao chạy xa bay như anh Nghị bầy nhé.


 




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s