NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9
Tác giả: Tự sướng đào ngũ
Ngày 2/9/1945 Hồ Chủ tịch đã đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, chính thức khai sinh ra nước VNDCCH, chấm dứt sự đô hộ thuộc địa của Pháp. Cũng từ đó ngày 2/9 được gọi là ngày Quốc khánh của nước VN. Tôi luôn gắn với trí nhớ những ngày Tết Độc lập 2/9 (một tên gọi những ngày đầu của ngày 2/9) những năm 1960. Khi đó tôi còn rất nhỏ, thậm chí chưa vào học lớp một. Nhưng tôi vẫn nhớ như in những ngày Tết Độc lập khi đó. Đất nước VN thực ra những ngày đấy vẫn chưa được hưởng độc lập hoàn toàn, kể từ năm 1945. VN khi đó vẫn còn bị chia cắt và miền Nam VN sống rất phục thuộc vào viện trợ của Mỹ. Miền Bắc được độc lập tự do nhưng không một ngày yên ả khi vẫn phải chi viện cho miền Nam. Trong bối cảnh đó, ngày Tết Độc lập 2/9 rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa chính trị. Tôi nhớ vào những ngày đó, bà con các tỉnh đổ xô về HN từ tối 1/9, ngồi kín 2 vỉa hè bên đường Tràng Thi để được xem duyệt binh của bộ đội ta vào sáng hôm sau. Sau khi đi từ Quảng trường Ba Đình qua phố Điện Biên Phủ bây giờ, đoàn quân duyệt binh sẽ đi vào phố Tràng Thi, qua nhà Hát lớn vào Phan Chu Trinh rồi quay ra Hai Bà Trưng, rồi rẽ vào đường Nam bộ (Lê Duẩn bây giờ), đến Trường ĐHBK thì dừng lại và kết thúc. Duyệt binh khi đó còn là biểu diễn sức mạnh của quân đội nhân dân miền Bắc, cổ vũ và tạo niềm tin cho đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh dành thống nhất đất nước.
Với tôi, một đưa trẻ còn chưa đến tuổi vào cấp 1 thì cuộc duyệt binh thật là ngoạn muc. Nhà ông bà ngoại tôi ở phố Hai Bà Trưng nên tối 1/9 tôi đã đến nhà ông bà để chuẩn bị sáng hôm sau xem duyệt binh. Không có truyền hình như bây giờ, bà con nghe tường thuật qua đài phát thanh để biết đoàn quân duyệt binh đi đến đâu rồi. Tôi đứng trên sân thượng tầng hai nhà ông bà ngoại và xem say sưa các chú bộ đôi trong những bộ quân phục mới đẹp đẽ, đi rất đều theo một đội hình khối vuông vắn, tay bồng súng, đội mũ bộ đội, chân bước đều lần lượt đi qua nhà ông bà tôi. Tôi luôn mồm hô “Hoan hô các chú bộ đội” và được ông bà cười tươi xoa đầu cổ vũ.
Đến tối thì tôi được các dì tôi cho ra Bờ Hồ xem pháo hoa, từ nhà ông bà tôi ra đó rất gần, Pháo hoa với tôi, một đưa trẻ nhỏ, thấy đẹp vô cùng với bao sắc mầu rực sáng trong bóng đêm của HN. Tôi còn nhớ thi thoảng lại có một anh thanh niên bời từ hồ vào bờ với mảnh dù trong tay, mảnh vải dù đi kèm với các bông phảo khi nổ sẽ xòe ra để cho pháo hoa rơi từ từ xuống hồ.
Sau này khi Mỹ đánh phá miền Bắc bằng không quân, những cuộc duyệt binh không còn nữa, nhưng vẫn còn những trận pháo hoa vào tối 2/9.
Cứ như thế cho đến khi tôi được cử đi học đại học ở Liên Xô vào năm 1974. Tôi được tiếp xúc với một quốc gia hùng mạnh, cường quốc thế giới khi đó. Những ngày 7/11 (ngày 7/11/1917 là ngày nhân dân Nga tiến hành cách mạng tháng 10 chiếm đánh Cung điện mùa Đông, dành chính quyền về tay các Xô Viết công nông), tôi được tham gia diễu hành tại quảng trường thành phố tôi học, thành phố Kisinhôp của nước Cộng hóa Moldova, nên cũng không biết rõ duyệt binh của họ là gì. Đến tối ngày 7/11 hàng năm, tôi xem trên TV mới thấy duyệt binh của Liên Xô tại Quảng trường Đỏ ở Matxcơva qúa hoành tráng, hơn xa của VN. Hơn bởi bộ đội Hồng quân nhiều hơn, cao to hơn, trang phục đẹp hơn, đi đều hơn, mạnh hơn, hùng dũng hơn, khi qua khán đài luôn hất chân cao thẳng chân, trông rất đẹp mắt. Sau nữa còn được xem các vũ khí hùng mạnh tham gia duyệt binh (ở VN những năm trước khối vũ khí chỉ đi qua Quảng trường Ba Đình chứ không tham gia đi qua các phố nên tôi không được xem các khối vũ khí đó).
Những năm học nghiên cứu sinh (làm luận văn tiến sỹ) ở Pháp (1982-1986), tôi được chứng kiến qua TV lễ duyệt binh của nước Pháp vào ngày Quốc khánh của họ, ngày 14/7, ngày mà nhân dân Pháp đã kết thúc chế độ phong kiến vào năm 1789 bằng việc đánh chiếm ngục Batstille. Đại lộ Champ Elysée nơi tiến hành duyệt binh tại Paris thì không đẹp như Quảng trưởng Đỏ (về mặt duyệt binh), nhưng tôi lại được xem kỵ binh Pháp tham gia duyệt binh, mà các kỵ sỹ có trang phục với mũ rất đẹp. Về vũ khí thì duyệt binh của Pháp không được phong phú như quân đội Liên Xô.
Tôi không rõ duyệt binh ở Mỹ vào ngày Quốc khánh 4/7 được tiến hành ra sao. Ngược lại tôi rất nhớ bộ phim viễn tưởng “Independence Day” (Ngày độc lập), mô tả quân đội Mỹ dưới sự chỉ huy của Tổng thống Mỹ đã đánh bại đội quân từ ngoài hành tinh đến chiếm đóng trái đất. Tôi nhớ phim này vì con người đã chiến thắng bằng cách tải một file virus lên tàu chỉ huy của đội quân ngoài hành tinh để phá tính phòng thủ chống tên lửa của họ.
Đến gần đây tôi rất thất vọng vì vào ngày Quốc khánh 2/9 tại thủ đô HN không còn những hoạt động như trước kia, những cuộc đua xe đạp hay đua thuyền quanh hồ Gươm, không có duyệt binh và không có cả bắn pháo hoa. Có chăng đó là ngày nghỉ cho mọi người, nó có thể là một kỳ nghì nhiều ngày như năm nay 2018. Tôi được biết các nước họ vẫn có nhiều hoạt động vào ngày Quốc khánh, còn tại VN, chỉ những năm chẵn 5 thì mới được tổ chức, còn những năm lẻ không hề có hoạt động gì tại HN (trong khi tại Tp HCM có bắn pháo hoa). Tôi chẳng hiểu vì sao chính phủ và chính quyền HN lại có có thể lãnh đạm như vậy với Tết Độc Lập?
Năm nay tôi đi nghỉ 2/9 cùng gia đình ở khách sạn Marriotte Phú Quốc. Khách sạn này rất đặc biệt ở chỗ nó được xây dựng giống như trường đại học Lamarck của Pháp, mỗi tòa nhà giống như một khoa của trường đại học, với nhiều màu sắc rực rỡ, nằm trên một bờ biển rất đẹp của Phú Quốc. Về đẳng cấp Marriotte Phú Quốc được xếp hạng là một trong những khách sạn có chất lượng cao nhất tại VN.
Ngoài ra chúng tôi cũng được đi cáp treo ra Hòn Thơm. Đây là tuyến cáp treo trên biển dài nhất thế giới, gần 8 km.
Xin cùng chia sẻ với các bạn ít ảnh Phú Quốc của đợt nghỉ 2/9 của chúng tôi.
Người post: NgocBQ
Ngày đăng: 03-09-2018 00:12
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |