KGU News >>Người KGU >>Chúng ta
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 15 Tháng mười một. 2017

NICK NAME - GIAI THOẠI SINH VIÊN




Tác giả: Meomun


NICK NAME  VÀ GIAI THOẠI SINH VIÊN

 

                                    (Để nhớ về những năm tháng vô tư...)

Khi MM và các bạn đến Moldova, khoa Luật chỉ có các anh sinh viên Việt Nam năm thứ tư và năm thứ năm, không có cô gái nào. Có lẽ sau mấy năm không có sinh viên Việt Nam, nên khóa dự bị năm ấy được các anh khoa Luật giúp đỡ rất  tận tình. Nào là đưa cả lũ đi mua đồ mùa rét ở...Deski Mir, đi chụp ảnh, tham quan thành phố và hồ Komsomol huyền thoại...Đối với những cô bé, cậu bé lần đầu tiên xa nhà, mà lại đi Tây nên có biết bao bỡ ngỡ. Hồi ấy, sinh viên Việt Nam ở Liên Xô nói chung đều như một bước đệm chuyển tiếp giữa những cấm đoán khắc nghiệt và ..sau đó lại quá dễ  tính. Các chú Sứ cũng nương nhẹ chuyện yêu đương, học hành, buôn bán của sinh viên ta hơn so với những năm trước. Thường thì 2 sinh viên Việt nam từ năm thứ tư  hay ở chung với nhau để tiện sinh hoạt, học hành và để ...chẳng ai mắng khi để đống bát đĩa bẩn dưới gầm giường, rồi không gian tràn đầy mùi cá kho, tiếng máy khâu chạy rè rè... Thời ấy ai gõ cửa phòng các anh thì 1 lúc sau mới có một cô gái với cái đầu tóc hạt dẻ hay vàng hoe thò ra với vẻ mặt khó chịu như kẻ đang ngủ say mà bị phá đám. Rồi mua vải "bò", đinh quần, mác da mua từ Việt Nam, hay từ "Mát"  gửi xuống, đóng kín cửa, đạp máy khâu sản xuất quần "bò" hàng loạt với mác "Lewiss" để phục vụ nhân dân Liên Xô cũng đơn giản.


Từ Ob 12 (dự bị) đến Ob 10( Luật) cách nhau chừng vài trăm mét. Khi quen thân rồi, "bọn dự bị" nhà MM hay được các anh rủ cả bọn sang ăn cơm. Phải nói các  anh giai Luật KGU hồi ấy rất khéo tay, việc chuẩn bị một bữa cơm chục người ăn là chuyện quá đơn giản với họ. Họ kể cho các em đủ chuyện về sinh viên Việt Nam ở Moldova ra sao. Từ chuyện ăn thịt chó (chẳng biết có thật không) và " hù dọa" các em về chuyện học phải thế này, thế kia, thầy nào hiền, thầy nào khó... Những ai học khoa Luật ngày đó đều "lạnh gáy" với thầy  Kibak -thầy dạy luật dân sự.  Mấy  năm trước, trong chuyến thăm của vợ chồng thầy Kibak và một số các thầy khác sang Việt Nam, thầy mang theo cả những danh sách sinh viên, bảng điểm của sinh viên Việt Nam mà thầy vẫn còn lưu giữ, đôi mắt, nụ cười của thầy vẫn như xưa, thông minh và hóm hỉnh, chẳng trách ngày xưa sinh viên vừa ...khiếp vía, vừa buồn cười. Hôm gặp các thầy cô, MM nói chuyện  với vợ  thầy Kibak và bảo: "Ngày ấy chúng em sợ thầy lắm". Cô cười:- Ôi chả phải chỉ có các em!Cô cũng sợ ông ấy một phép và ngay cả hàng xóm cũng sợ ông ấy!"  MM nhắc đến thầy Kibak  bởi vì các anh khoa luật ngày ấy có nhiều chuyện liên quan đến thầy - "dũng sĩ diệt sinh viên" (các anh phong cho thầy "chức" ấy ) để dọa đàn em. Thực ra sau này đến khóa của MM thì thầy Kibak cũng không đến nỗi đáng sợ, nếu cứ học hành "đàng hoàng", hihi.


(Trước cửa Ob 10- mùa picnic)

Đặc biệt thú vị là hồi ấy, hầu như anh nào cũng có "biệt danh" và ai cũng vui vẻ chấp nhận, ngay cả khi các "biệt danh" đó có thể coi là "hỗn danh" nữa.  Các anh đều đã trải qua thời áo lính, xuất ngũ rồi mới thi đại học nên có anh như anh Trấn, anh Nghi hơn "bọn trẻ con" những 15-17 tuổi. Có lẽ cái vẻ tinh nghịch của các anh là kết quả của những năm mặc áo lính, và sau đó "nhất quỷ nhì ma" của sinh viên nữa, nên câu chuyện của các anh luôn làm cho các em năm sau ngỏng cổ lên nghe và phục sát đất. Phải nói là các biệt danh ấy đúng với người đến như thế! Nghe biệt danh của các anh, cứ như lọt vào...Sở Thú. Nào là anh Bình Ếch, anh Quang Gà, anh Chế Cóc (mà lại là Cóc "Nhébơ", tiếng Nga có nghĩa là bầu trời!!!), là đồng hương Thái Bình của MM và nữ Đại sứ. Các em thắc mắc sao gọi anh Chế là Cóc Nhébơ (небо) thì các anh ấy nửa đùa nửa thật bảo:- Thế bọn em  không biết Cóc là cậu ông giời à!!!. Nhưng có lẽ các anh ấy còn lý do khác để suốt ngày trêu anh Chế. Đó là chuyện  khoảng năm thứ 2 gì đó có môn Luật Lao Động cũng khá là "xương" do thầy Petrov dạy. Thầy dạy đến khái niệm "làm việc quá giờ", ("Сверхypочные работы") và hỏi anh Chế là những công việc ấy là như thế nào? Anh Chế Cóc chỉ nghe thấy từ thầy nói cái gì là "trên cao"... nên anh trả lời thầy: "đó là những công việc ở trên cao, ở trên trời", thế là có cái nick name chuẩn men cho anh Chế  là "Cóc Nhé Bờ". Gắn với anh Chế Cóc là câu chuyện của anh Trấn (biệt hiệu là "Zệch", vì anh Trấn học dự bị ở Azjerbaizan rồi mới về Kishinev). Anh Trấn là già nhất hội, khi anh vào lính thì có đứa trong số MM và các bạn mới ra đời. Anh có tài lẻ, làm thơ, nặn tượng, sưu tập tem... và đặc biệt là hiền lành. Có hôm anh Chế Cóc Nhé Bờ mua một đôi giày nhưng không đi vừa nên cho anh Trấn. Anh Trấn không mất tiền mua mà lại được đi giày mới nên cảm động lắm. Vì thế các anh giai khoa Luật  mới có những câu thơ khiến mọi người cười sặc như: 

"Hoan hô chú Cóc

Tặng bác Zệch đôi giày

Giày há mõm, lại không dây

Che đôi chân thối thêm duyên dáng ...

Sung sướng từ nay, Zệch có giày! " 

Còn anh Chiến Thổ (anh là người dân tộc Tày hay Mường gì đó), trắng trẻo xinh trai, đeo kính trắng. Anh ít nói, nghe mọi người tán chuyện rôm rả thì cũng chỉ mỉm cười. Vừa rồi, MM mới biết là anh Chiến và anh Nghi đã mất lâu rồi.

 (Anh Chiến, anh Hoàn và 2 em dự bị)

Anh Vinh (bây giờ là giáo sư Võ Khánh Vinh) thuộc hệ rất nghiêm túc trong học tập. Thế mà chả hiểu sao anh lại phải gánh nick là "Vinh... heo", só rì giáo sư). Hồi ở bên đó, thi vấn đáp các môn và sợ nhất là về các trước tác của cụ Mác, cụ Lê. Làm sao mà đọc và hiểu được những gì học năm thứ nhất thì anh Vinh học năm thứ 5, các anh rất bận. Nào là đi săn lùng mua bàn là, nồi áp suất, thuốc tây để còn đóng thùng mang về nước, mà hàng hóa ở Kishinev cũng rất khan hiếm. Đi xa, mệt mỏi thì chịu được, nhưng ngại nhất là cảnh dân sở tại nhìn mình mua đồ, mua mà cứ như tận diệt, đến lượt họ thì chả còn gì mà mua. Nào là viết luận án, chuẩn bị bảo vệ...Thế mà hồi ấy, không những anh Vinh mà có anh Dũng và anh Hoàn đã bỏ công ra phụ đạo cho MM và "nữ Đại Sứ" bằng cách tóm tắt nội dung của các trước tác cho các em. Các anh bảo đến lúc thi chỉ cần nói những điểm chính là ổn rồi, mà đúng là ổn thật, vì nói đúng những gì các anh đã dạy!

Ngoài anh Vinh, anh Dũng Mao (MaoTrạch Đông)- người xứ Nghệ cũng là người dày công đèn sách và cũng là người hay giúp đỡ các em. Anh thấp người,lại bị hói đầu hơi sớm và hay bị các anh khác trêu khi có mặt các em năm sau. Anh Thái thì kể chuyện là  mỗi đêm, trước khi đi ngủ thì anh Dũng đặt chỉ tiêu nhổ một sợi tóc cho trán cao hơn, nhìn trí thức hơn. Nhưng anh Dũng thấy mỗi ngày một sợi thì ít quá, anh nhổ tăng thêm, nhưng vì nhổ nhiều tóc quá mà anh Dũng bị hói đầu. Còn tại sao gọi anh  là "Dũng Mao"thì không rõ. Có lẽ là do tính cách anh Dũng có gì đó hơi "Maoit" chăng?

Năm ấy còn anh Phúc Vịt, anh Ngưu Trâu (trước là đại biểu quốc hội) và anh Hoàn. Anh Hoàn không có nick name, người duy nhất là học sinh phổ thông đi thẳng vào đại học chứ không trải qua thời lính như các anh khác. Anh Hoàn thông minh, tốt bụng, học giỏi nhưng sức khỏe không được tốt. Anh rất gầy gò, hay ốm, chắc là do di chứng hồi nhỏ bị thương do bom đạn Mỹ.


(anh Hoàn và 2 em đồng hương xứ Nghệ +  quê lúa)

Về chuyện học, các anh hồi ấy toàn đi lính về, lớn tuổi, ngoại ngữ không tốt lắm nên không phải ai cũng chăm học. Việc dậy đi học Para đầu vào mùa đông lạnh giá là phép thử khó xơi với nhiều người. Do nghỉ nhiều quá, thầy giáo có lần hỏi tại sao không đi học thì các anh nói:- Bọn tôi bị yếu sức khỏe là vì chúng tôi đã từng phục vụ trong quân đội, bị thương...Thầy tỏ vẻ nghi ngờ. Thế là các anh gọi toáng lên:"- Hoàn đâu, cho các thầy xem vết thương"! Rồi anh Hoàn chạy tới, vạch cái lưng đầy sẹo của mình thì các thầy thương quá! Các anh liền nói: - Đấy, thấy chưa,"malenki" như "Khoàn" thế mà người đầy vết thương, chúng tôi đi lính về còn bị  nặng hơn...    

(Anh Thái - phía trái ngoài cùng và các em dự bị)


Nhân vật anh Thái, mà các anh gọi là "Thái Lọ" và "Thái Phiên Dịch" cũng là nhân vật cá tính. Anh Thái là người có mặt trong nhiều giai thoại sinh viên Việt Nam ở Kishinev ngày ấy. Tất nhiên, đã là giai thoại thì khả năng đúng/bịa là 50/50, MM xin lỗi các anh trước nhé!  Nghe các anh kể là có lần gặp thầy Kibak, anh mau mắn chào:- Zdrastvuiche Kibaka ! Các anh khác cười ầm lên thì anh giải thích:- Chia "cách 2" thì phải là Kiba"KA", đúng rồi!!! Còn chuyện nữa là có lần anh bực mình với ai đó nhưng không đủ tiếng Nga để phân bua, cãi vã. Mặt đỏ gay, anh mắng họ: - Tы là, Tы  là...đồ con khỉ ! Thế là cái nick name "Phiên dịch" là rất hài hước với anh Thái. Năm 1989, lúc đang loay hoay ở sân bay trên Mát để về nước, MM tình cờ gặp lại anh Thái, anh đưa đoàn công nhân nữ Việt Nam sang Liên Xô làm việc, thế là cái nick "Thái Phiên dịch" năm nào  là quá chuẩn, hihi.

 Một sự khác  biệt là anh Thái ăn mặc bảnh bao nhất hội. Chắc là do chăm chỉ nấu ăn nên anh thuộc loại có da có thịt chứ không gầy gò xanh xao, tóc dài kín cổ  như nhiều anh khác. Anh mát tính, rộng rãi, hay giúp đỡ các em ở phần ...logistics như  lâu lâu lại cho các em những gói "Veda" của Tiệp , (kiểu như bột nêm Knor bây giờ) ngày ấy rất hiếm. Lần đầu tiên MM và các bạn mới biết quả "óc chó" (Orkhec) là hồi anh Thái đưa cả nhóm đi chơi hồ Komsomol. Lúc mọi người ngồi dưới bóng cây và lâu lâu có những quả màu nâu rơi xuống gốc, anh Thái nhặt và lấy cục đá đập vỡ rồi đưa cho chúng tôi ăn thử, anh nói đó là quả óc chó. Mà cũng tội nghiệp anh Thái. Nhiều khi bị các anh khác "kê" trước mặt bọn con gái năm sau, thế mà anh chẳng giận bao giờ, cứ cười hề hề.

Đến thời MM và các đàn em khác, khoa Luật không có "biệt danh" nào đáng kể, các cặp yêu nhau, lấy nhau đều được nghiễm nhiên kèm tên của "người" kia, chắc để khỏi bị lạc, hic. Còn "Tú Voi" là nick thay cho "Tú Anh" vì lúc mới sang, ăn được đồ ăn tây nên bạn khá  "xổ sữa", có phần tròn hơn các bạn khác. Năm sau nữa cũng chỉ có Hà Phích (cái phích nước ấy), Hà là bà xã của Đức Chi, hiện hai bạn đang làm việc ở Nha Trang. Bây giờ gặp lại, các bạn không còn "voi" hay "phích" nữa nên ít ai còn nhớ các nick name đáng yêu như thế!      

Khoa toán thì đa số là nam, có vài người trùng tên nên phải đặt nick name để dễ phân biệt. Thế mới có hai anh Dũng Dù và anh Dũng Đần. Dò hỏi mãi mới biết "Dũng Dù" là do có dạo anh học nhảy dù. Dũng "đần" - chả ai hiểu vì sao có nick như thế, vì anh Dũng Đần -ông xã của Mỹ Hương khoa Luật lại cao ráo, đẹp trai và chẳng "đần" tí nào. Rồi đến hai bạn Vinh Sọc và Vinh Tơ... người KGU mình thật hóm hỉnh, hài hước. À bên Toán còn có bạn Ninh "Bọ"- là đồng hương Thái Lọ của MM chứ không phải vì có xuất xứ  là dân " Bọ" .

12 Nov 2017





 


Người post: VanNH

Ngày đăng: 15-11-2017 20:08






Xem 31 - 40 của tổng số 55 Comments



Từ: Guest Phạm Thị Ngọc Hoa Hoá 72
28/11/2017 14:13:31

Thật đáng nể cái "bảo tàng di động"của MM. Đến cái ảnh cưới của chính mình mà mình còn không có, mà MM còn có cả ảnh của Anh Xuyến (Ngựa cả). Mà thật, nhìn anh Xuyến khi ấy thật là xao xuyến. Ánh mắt, nụ cười sao mà phúc hậu. MM có một ông chủ hôn mát tay! Hiền nhắc đến Ông thầy "Má Đào" làm nhớ môn Hoá kỹ thuật. mình có một điểm ba trong sổ thi là ở môn này. Lý do rất đơn giản: mình nhất định không tin là từ cát có thể nấu thành thuỷ tinh, lại còn nhiều màu sắc lung linh. Sau nhìn bảng điểm Bà Ngựa muốn mình thi lại để nhận bằng đỏ. Mình nói: kệ! Giữ làm kỷ niệm. Mà kỷ niệm thật! Giờ thì điểm ba hay điểm năm cũng vui.



Từ: Meomun
27/11/2017 21:25:20

 @a Hiền: Chắc anh Phùng muốn đến 40 tuổi sẽ trở thành ...Thủ tướng, như Trương Đình Anh của FPT, hì hì? 


 



Từ: HienVC
27/11/2017 21:08:58

Các anh chị khóa 73 đặc biệt là Hóa 73 có thể bật mí cho các ACE KGU biết tại sao anh Phùng DQ lại có nickname là "Thủ tướng" được không ?



Từ: KhanhT
24/11/2017 18:42:40

Cảm ơn Thoa và MM. Nhin A.Xuyến và mọi người cảm thấy xao xuyến thật!



Từ: Meomun
23/11/2017 21:21:35

 


 


 


Lễ hội "Mùa thu vàng" đầu tiên tại Moldova. Bọn dự bị chúng em được các anh giai khoa Luật đưa đi chơi. Anh ngồi hàng phía trước là anh Chế (có anh Luật xem ảnh và nói: - Tay Chế Cóc khôn thật, ngồi để người ta không biết mình cao thấp thế nào.)  Đứng phía tay phải là anh Bình Ếch, phía tay trái là anh Sáng thì phải.Đứng gần anh Sáng, phía tay trái là đ/c Phó Chủ Tịch TP Hà Nội- Lê Hồng Sơn với nét mặt ngày ấy rất "baby". Nữ đại sứ Thanh Huyền thì đang "tóc gió bay bay"



 


 


 


 


 


 



Từ: Meomun
23/11/2017 21:07:08

 


Có Iem có iem đây! Đây là chú Xuyến (chủ hôn, thay mặt đơn vị) trong đám cưới SV khoa Luật (Iem), sở dĩ chú được gọi là ...chú vì chú chỉ thua bố mẹ chúng em chừng 1-2 tuổi. 


 



 


 



Từ: Meomun
23/11/2017 21:06:13



Chú Xuyến và bạn Quỳnh Anh khoa Toán, phù dâu. 



 


 



Từ: ThoaNP
23/11/2017 20:33:04

@Anh Khánh: Trong khi chờ MM khảo cổ, em gửi anh xem 2 ảnh chụp nhóm Ngựa con ở 2 đợt Du Xuân 2011 và 2012, có anh Xuyến. Trong ảnh Du Xuân 2011 còn có con anh Xuyến, cháu Minh, đứng giữa em và anh Xuyến.



 




Từ: KhanhT
23/11/2017 13:36:44

@MM. Sao không post ảnh của "chủ hôn" lên lun, nhìn cho đỡ nhớ



Từ: Meomun
22/11/2017 19:58:42

@Chị Thoa: Chị nhắc đến chú Xuyến, em còn giữ được ảnh chú 30 năm trước, hồi ấy chú là "chủ hôn" trong đám cưới của bọn em. Nhanh quá, thời gian!      





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s