ĐÓN NGƯỜI THÂN
Tác giả: CucNT
Để từ biệt nơi mình gắn bó cả đời người, cả tuổi ấu thơ đầy ắp mộng mơ và tuổi thanh niên sôi động, những năm tháng đi làm với cơ quan đoàn thể với bao kỷ niệm buồn vui với bạn bè đồng chí để đến một nơi xa định cư khi bóng đã xế chiều quả là không đễ. Thế mà đôi “tình nhân chung thân” Khánh – Hiền đã làm điều đó, rời xa Thủ đô Hà Nội để vào định cư tại Tp.HCM. Những người con Kgu ở Tp.HCM đã dang rộng vòng tay đón anh chị Khánh- Hiền gia nhập vào Hội KguHCM với tất cả niềm vui như đón những người con thân thương nhất. Mở đầu cho sự sum họp ấm cúng ở Tp.HCM là buổi gặp mặt tại nhà anh Phư vào sáng Chủ Nhật ngày 16/09/2012.
Nhà anh chị Khánh- Hiền ở nhà Bè, nhà anh Phư ở Quận 2, nhà em Cúc ở Quận Gò Vấp, tính về không gian thì đó là 1 cái tam giác mà mỗi cạnh là chiều dài nhất của Tp Hồ Chí Minh. Có ai đó nói rằng “khoảng cách không gian là khoảng cách lòng”. Nếu không phải là buổi gặp của những tấm lòng thương yêu nhau thì khoảng cách đó để làm chúng ta tìm ra những lý do thuyết phục nhất để mà vắng mặt. Tối thứ 7, anh Thắng đã gọi cho em Cúc: “Em có đi được không? Anh sẽ tới đón!”. “Đi chứ! Đón anh Chị Khánh- Hiền – những nhân vật tích cực nhất của trang web Kgu mà, nhưng anh ở Quận 1 mà xuống tận Gò Vấp đón em Cúc rồi đi ngược lên Quận 2 tới nhà anh Phư thì quá tội”. “Chuyện nhỏ, xa nữa anh cũng đón được mà!”, anh Thắng quả quyết. Cuối cùng thì quyết định, anh Thắng sẽ tới đón anh Khiêm ở Quận Tân Bình, anh Uyển sẽ chở em Cúc đi vì anh Uyển gần nhà em Cúc hơn. Đúng 10 giờ, anh Uyển đã ở trước cửa nhà em Cúc. Đoạn đường quả là dài, ngày chủ nhật nên người đi trên đường thật đông. Em Cúc ngồi sau xe nói chuyện ríu rít và anh Uyển đi rất cẩn thận. 11 giờ thì tới nơi, nhà anh Phư ở Phường Trần Não, quận 2, tọa lạc trong một khu vườn đầy cây trái. Ở đất Sài thành mà đủ đất làm nhà rộng rãi khang trang lại còn vườn trồng các loại cây ăn trái và rau thơm thì đáng nể thật. Vườn không rộng nhưng thiết kế của chủ nhân thật hài hòa. Tới nơi thì đã thấy chị Lan vợ anh Phư và Meomun tất bật rộn ràng bên bếp. Anh Uyển giới thiệu, “Uyển thì chị Lan biết rồi, còn đây là em Cúc”. “ Chị biết rồi, chị cũng vào trang Web Kgu đọc mà, em là tác giả “Anh trai tôi” đúng không? Nhìn ngoài em cũng dễ thương như ảnh trong avatar”. Thật là xúc động! Một lát nữa thì anh Thắng, anh Khiêm, anh Tường, anh Khánh, chị Hiền tới. Anh Tường ở Quận 8, anh Thắng ở Quận 1, Anh Khiêm ở Tân Bình, Meomun ở Bình Thạnh, em Cúc và anh Uyển ở Gò Vấp, anh chị Khánh-Hiền ở Nhà Bè- Mọi miền của Tp. Hồ Chí Minh đã tụ hội về nhà anh Phư – Quận 2. Con trai anh Phư 30 tuổi trông cháu thật chững chạc và đẹp trai khỏe mạnh cũng ngồi cùng bàn tiếp bạn của bố. Hẳn là cháu tự hào lắm về ba, mẹ của mình. Tất cả ngồi vào bàn, chủ nhà thật là hiếu khách, cơ man nào là thức ăn, anh Thắng còn mang tới nào giò chả bánh dày, bánh quế. Anh Phư mở đầu: “Hôm nay nhân dịp vợ chồng anh Khánh vào định cư tại Sài Gòn nên chúng ta họp mặt tại đây để chúc mừng sự kiện này. Thế là gia đình kgu ở Sài Gòn kết nạp thêm thành viên mới!”. Anh Khánh mang tới 3 chai rượu, có lẽ dự định cho cả nhà cùng say. Tất cả cùng nâng ly. Rượu vang cho phụ nữ và rượu Bầu Đá (đặc sản Quy Nhơn của Meomun) cho đàn ông. Bánh mì đen trộn hạnh nhân mới ngon làm sao. Tất cả vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả, nhớ những kỷ niệm của những năm tháng đã qua, về tình anh em bạn hữu của Kgu hiện tai và cả trong tương lai.
Anh Thắng rút điện thoại ra gọi điện cho một người, người bạn thân thiết của Kgu mà ở cuộc vui nào mọi người cũng nhắc tới. Em Cúc ngồi gần bên nên anh Thắng đưa điện thoại cho em Cúc "Anh Minh à! Em đây, anh có nhận ra em không?” “Không! Anh chưa gặp em nhưng trong tất cả những người bạn Kgu, anh yêu quý Meomun nhất“. "-Là em mà! tháng trước em mới gặp anh ở Hà Nội”. “Anh không nhận ra, chỉ biết rằng anh qúy Meomun nhất”. Em Cúc đành đưa điện thoại cho Meomun và thầm ước “giá mình viết truyện làm thơ hay như Meomun hẳn anh Minh đã nhớ mình”. Anh Thắng đưa cho Meomun miếng bánh mì đen “Lúc ở Hà Nội, anh Minh bảo chuyển cho Meomun nửa chiếc bánh mì đen, giờ anh đưa cho em đây!”. Câu chuyện xoay qua những người bạn của Kgu và tất cả đều nhắc tới anh Kỳ Minh với tình thân thiết và biết ơn vì anh đã tham gia tất cả việc của Hội Kgu như chính người Kgu. Anh đã nhiệt tình post bài, nhiệt tình còm bài những bài thơ của anh thật hay. Và không thể không nhắc đến những bài viết rất hay của bạn anh, anh Tấn Định.
Em Cúc ngồi gần bên chị Hiền, chị nhỏ nhắn, dễ thương và năm tháng không che dấu được vẻ đẹp của một thời thiếu nữ. Chị sinh năm 1948, em Cúc nhẩm tính, em Cúc sinh năm 1966. Như vậy, chị hơn em Cúc 18 tuổi. “ Chị trẻ thật đấy! Không biết 8 năm nữa, em có trẻ được như chị bây giờ?”. Chị mới vào, hẳn là sẽ nhớ Hà Nội nhưng chị đừng buồn nhé! Gia đình Kgu trong này vui lắm”. “ Ừ ! Rồi chị sẽ quen dần thôi em”.
Câu chuyện tiếp theo nhiều đề tài. Em có cảm tưởng anh Thắng không chỉ là Viện trưởng Viện sinh học mà là Viện trưởng của tất cả các viện, lĩnh vực nào anh ấy cũng biết và đề tài nào anh nói chuyện cũng hấp dẫn. Rồi anh nói tới điều ai cũng nghĩ tới trong mỗi cuộc vui: “Cảm ơn những người con yêu quý của dân tộc đã hy sinh để chúng ta có được cuộc sống bình yên hôm nay". Anh Tường mới là người đọc thơ hay nhất, giọng anh vang lên tha thiết khi đọc lại 4 câu thơ của Lê Bá Dương:
“ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ!
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.
Chúng ta đã nghe câu thơ này không biết bao lần và bây giờ nghe lại vẫn rất xúc động.
Anh Phư – Một người lính đã từng tham gia chiến trường trước lúc qua Kishinew học đã đọc cho mọi người nghe bài thơ anh sáng tác.
Bài thơ mang tựa đề “ CỒN CÀO GIỮA THÁNG MƯA NGÂU”
Tháng bảy mưa ngâu
Mình nhớ bạn
Nhớ chiến trường xưa một thời bom đạn
Tháng năm qua rồi, bạn ở nơi đâu?
Trời miền Tây xanh trong đau đáu,
Nước Miền Tây mênh mông đỏ ngầu,
Bạn nằm lại bên bờ sông Hậu
Trong một đêm bom chụp, pháo bầy.
Đồng đội đã về thành từ đây
Chưa kịp vui lại ngược lên biên giới,
Chưa được một ngày thảnh thơi
Trả lời bạn: Chúng mình giờ ở đâu?
Tháng bảy mưa ngâu
Mình nhớ bạn
Nhớ chiến trường xưa một thời bom đạn
Tháng năm qua rồi, bạn giờ ở đâu?
Ngược đôi bờ sông Hậu, Đi tìm nơi bạn nằm
Đất đổi sông dời, nước lặng tăm….
Chẳng biết bây giờ bạn nằm ở đâu?
Tháng bảy mưa ngâu,
Mình tìm bạn
Kết một vòng hoa thả trên sông.
Tất cả lắng lại xúc động, hình dung ra những đồng đội của ta đang nằm xuống dưới những tầng đất đá, chưa về!
Nhiều món ăn quá, món nào cũng ngon. Và em Cúc như một đứa trẻ vui hí hửng khi được các anh khen món nộm bắp chuối ngon, người Bắc, Trung Nam gì cũng ăn được. Dù đã có rất nhiều món ngon do tự tay mình chế biến, chị Lan còn bảo phải hỏi Meomun cách chế biến món patê cá thu ngừ. Mấy chị em khen nhau “Phụ nữ chúng ta giỏi thật”.
Muôn thủa tình yêu vẫn là đề tài làm say đắm lòng người. Anh Uyển hát bài “Hờn dỗi”. Giọng anh tha thiết vang lên: "Còn nhớ còn thương xin quay về bến đợi người ơi! Để bến đò xưa không còn ai cứ gọi "Ơi đò!”.
Hình như anh Uyển đang hát cho riêng em Cúc vậy. Nhưng không, anh Thắng bảo: “Chỉ có trường hợp “Chung thân’ như Khánh Hiền còn mỗi chúng ta đều để lại sau lưng những đôi mắt huyền nhung nhớ , những lời hẹn thề bỏ ngỏ dọc triền sông… Anh Châu đến, có muộn một chút nhưng những cánh tay lại nâng ly chạm vào nhau để uống mừng những niềm vui. Câu chuyện lại tiếp tục rôm rả, mọi người lại nói tới trang Web kgu, công lao của Hội trưởng và sự tận tâm của Bác Tổng cũng như sự nhiệt tình của bao anh chị em đã viết bài đã Còm bài như chị ThanhLK, Chị Lý, anh Minh và đặc biệt gần đây có nhiều phóng sự thật hay, thật ý nghĩa của các chị ChiNB, NguyệtTM, BìnhNH, HoaNT…. Anh Châu mang theo máy nhạc nhỏ và tất cả nói chuyện trong tiếng nhạc Nga du dương. Anh Châu kể về những điều mà anh tin trong Đạo Phật, về thầy giáo của anh khi đặt câu hỏi “ WHO are you?” và cách học viên trả lời. Có lần Cúc nói với anh Khánh “Sao mà anh biết lắm thế? Đề tài nào anh cũng có đường link để minh họa, rồi Cúc gọi anh Phư là nhà của các loại nhà, anh Thắng là tổng hợp của mọi loại tri thức và giờ tròn xoe mắt mà nghe anh Châu kể chuyện. Các anh biết nhiều quá, cả một kho tàng tri thức trong đầu các anh. Rồi chúng tôi hát, bài hát mà ai cũng hát được và ai cũng yêu thích: “ LÀNG TÔI“ Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau Bóng tre ru bên mấy hàng cau Đồng quê mơ màng … Anh Minh Anh đến, anh mừng rỡ khi thấy em Cúc. Anh Minh Anh học trước em Cúc 2 năm, là chồng chị Meomun, anh thật hiền lành và lúc nào cũng ủng hộ chị Meomun làm mọi việc trong hội Kgu. Chị Meomun xin phép về trước cùng anh Minh Anh. Cuộc vui lại tiếp tục. Anh Châu mở cho mọi người nghe những bài hát về Hà Nội và anh tiết lộ, trong USB của anh có 50 bài hát Nga và 50 bài hát Việt hay nhất. Hình như lúc nào kỷ niệm về những tháng năm sống trên đất nước Xô viết vẫn tràn ngập trong tâm hồn anh. Thảo nào anh đã náo nức về nguồn đến vậy. Chị Lan lại mang thêm món ăn mới, mở thêm hộp oliu, thêm cả những trái táo, chùm dâu gia chín mọng. Cuộc vui như chẳng bao giờ chấm dứt. Chợt anh Tường thông báo Meomun nhắn tin qua nhà Meomun chơi. Thế là cả hội lại kéo qua nhà Meomun. Chia tay chủ nhà, chị Lan mang cho anh Khiêm, anh Uyển, em Cúc những cây cảnh để mang về trồng và mỗi người một túi quả anh chị hái trong vườn. Chị Lan nói với em Cúc: "Anh Phư thật thà lắm, nghĩ sao nói vậy, em là đồng hương, em góp ý với anh giúp chị nhé!". Chợt nhớ trước đây hễ bạn gái học cùng trường với chồng đến chơi, mình thấy khó chịu giờ mới thấy lòng mình hạn hẹp. Và rồi mới thấu hiểu vì sao anh Phư có thể vừa làm tốt vai trò một giảng viên đại học vừa viết bao nhiêu sách lại có thế dành thời gian cùng các nhà ngoại cảm rong ruổi mọi nơi đi tìm mộ liệt sỹ. Và hiểu vì sao nhà anh Phư ở Quận 2, rất xa nhưng lúc nào cũng là nơi hội tụ đông vui của bạn bè. "Đằng sau sự thành công của người đàn ông là bóng dáng người phụ nữ” và bóng dáng nhỏ bé của chị Lan đã bao trùm lên mọi thành công của chồng mình. Bước ra khỏi nhà anh Phư em còn ngoái lại nhìn bức tranh thêu hoa Hoàng Lan thật đẹp treo trang trọng trên tường giữa 2 bằng khen dành cho PGS. TS Nguyễn Đình Phư. Anh Khánh, chị Hiền xin phép về vì chưa quen đường Sài Gòn. Em cứ nhắc mãi với anh chị: “Rất vui vì anh chị vào định cư tại TP Hồ Chí Minh!” Đúng lúc này anh Khánh thông báo, anh Nông Văn Hải vừa gọi điện thoại chúc mừng Người KGU TpHCM đón anh chị Khánh- Hiền hội nhập KGU Tp Hồ Chí Minh và chúc anh chị sức khoẻ, mọi sự an lành! Anh Thắng lại chở anh Khiêm, anh Tường chở anh Châu, anh Uyển chở em Cúc, tất cả kéo sang nhà Meomun ở Bình thạnh. Mấy lần gặp trước cứ thấy Meomun ủ rũ, muốn ôm lấy chị mà nói lời an ủi nhưng rồi em đã đứng lặng lẽ từ xa, chỉ biết giữ trong lòng mình “Thương chị biết mấy!”. Hôm nay, Meomun đã tươi tình hơn, đối mắt sáng như mắt mèo mun đã lấp lánh trở lại. Tất cả lại ngồi xung quanh bàn ăn uống và nói chuyện tiếp về cuộc sống, về những áng văn thơ. Anh Châu lại mở cho mọi người nghe bài hát tiếng Nga, bài ivuska do ca sỹ Lumila zưkina hát. Tiếng hát vang lên ngọt ngào, tha thiết lắng đọng bao cảm xúc. Trong giây phút xúc động đó, em Cúc muốn người thân của mình cũng được thưởng thức nên em đã bấm điện thoại để cho người đó được nghe. Và bên kia bàn Meomun cũng đang ghé điện thoại vào bản nhạc. Một phút trôi qua, em Cúc tắt điện thoại, chợt nghe tiếng Meomun gọi cho anh Kỳ Minh “Anh Minh, anh có nghe thấy bài hát tiếng Nga không?”. Một sự trùng hợp thật kỳ diệu, em Cúc bấm điện thoại cho anh Tấn Định nghe, còn Meomun đang gửi thông điệp tới anh Kỳ Minh. Nếu 2 người bạn lính đó đang ngồi cùng nhau, họ có cảm thấy thú vị không? Chẳng ai muốn rời ngôi nhà của Meomun vì tình cảm đang nồng ấm quá. Nhưng đã 7 giờ tối rồi, em Cúc rời khỏi nhà lúc 10 giờ sáng nên đành xin phép ra về. Chào anh Minh Anh, chị Meomum và con gái rất dễ thương của chị. Mong được đọc tiếp những bài viết rất tinh tế sâu sắc và những lời còm sắc sảo của chị trên văn đàn và tin rằng gia đình Kgu đã dành cho chị tình yêu thương trân trọng để những buồn đau trong lòng chị đi qua. Về tới nhà, anh Khánh nhắn là anh đã hẹn với Meomun dịp khác sẽ đến. Đúng đấy anh chị Khánh – Hiền ạ! Anh chị sẽ gặp nhiều những thành viên khác của gia đình Kgu và nỗi nhớ Hà Nội sẽ nguôi ngoai trong lòng anh chị. Chúng ta là một gia đình nên ở Hà Nội hay Sài Gòn cũng sẽ ấm áp như nhau thôi. Anh Thắng nhắn tin "Anh đã đưa anh Khiêm về nhà và anh đã về tới nhà an toàn. Em yên tâm nhé!” bao giờ cũng vậy, Hội trưởng đọc thấy trong mắt em nỗi boăn khoăn khi mọi người ngồi uống rượi suốt buổi, khi về sợ không an toàn. Một ngày Chủ nhất trôi qua thật ý nghĩa. Em Cúc đã được hòa chung niềm vui đón anh chị Khánh- Hiền, được sống trong tình cảm ấm áp của người Kgu và học thêm được bao kiến thức từ các anh các chị. Xin được cảm ơn gia đình Kgu!
Người post: CucNT
Ngày đăng: 20-09-2012 22:10
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |