CHÚC MỪNG CHIẾN BINH KGU NHÂN NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Tác giả: CucNT
KỸ NIỆM 69 NĂM THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt nam tuyền truyền giải phóng quân, Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ban đầu gồm 34 chiến sỹ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung đã ra đời.
69 năm trôi qua, từ con số 34 người ấy hiện nay lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng dự bị khoảng 5 triệu (Theo số liệu do Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố ngày 30/9/2013 cho tùy viên quốc phòng, tùy viên quân sự các nước).
Dưới lá Quân kỳ, những người lính của nhân dân – Bộ đội Cụ Hồ đã tuyên thệ “ Xin thề: Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để chống xâm lược và bọn Việt gian phản quốc, để giải phóng cho toàn dân Việt Nam, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập, dân chủ, tự do, ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới”.
Trong bài “Cái chết của tướng Giáp” Thomas. A. Bass viết: “Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Quân đội nhân nhân Việt nam đã lập nên những chiến công hiển hách. “Chiến thắng huy hoàng tại Điện Biên Phủ năm 1954 chống người Pháp, chấm dứt cuộc chiến Đông Dương thứ nhất, và Graham Greene đã đúng khi gọi đó là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử thế giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của chủ nghĩa thực dân phương Tây, một đạo quân châu Á đã đánh bại một đạo quân châu Âu trong một trận đánh chính quy. Thông điệp đã vang vọng tới Algeria và các thuộc địa khác, trong khi họ noi theo tấm gương thành công của Việt Nam” Greene viết.
Với chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ nguyên Gíap cùng người lính và toàn thể nhân dân Việt nam đã sắp xếp lại trật tự thế giới. Thế giới mà trước đây những cường quốc tự cho mình quyền xâm chiếm và áp đặt ách đô hộ lên nước khác, biến họ thành thuộc địa, thành những kẻ chư hầu đã vĩnh viễn chấm dứt, mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng , quyền được tự định đoạt số phận của mình. Những người lính mà nhân dân gọi rất trìu mến là “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã tạc dáng đứng Việt Nam vào thế kỹ (Dáng đứng Việt nam- Lê Anh Xuân). Dáng đứng không khuất phục trước đạn bom, dáng đứng hiên ngang bất khuất kiên cường, dáng đứng nhằm thẳng quân thù mà bắn ngay cả khi trái tim đã ngừng đập.
Sau cuộc chiến, trong thời bình người lính vẫn là những con người bình thường nhưng vĩ đaị nhất, họ luôn “từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà hy sinh, mà chiến đấu”.
Viết về người lính đã có hàng vạn bài thơ, trang văn với những lời ca ngợi trân trọng nhất dành cho họ và họ xứng đáng với lòng kính yêu mà nhân dân Việt nam và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới dành cho họ.
Những trang sử chói lọi anh hùng của dân tộc đã được viết nên bởi máu xương người lính.
Sau chiến tranh, những người lính trở về với cuộc sống đời thường và nơi đây họ vẫn luôn thể hiện phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. Em đã gặp những người lính cao thượng, thủy chung son sắt. Anh Liên sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc nhưng gia đình em chỉ nuôi anh 1 tháng thôi, sau chiến tranh anh vẫn tìm về để nói lời cảm tạ. Dù hy sinh, anh Thân vẫn nhờ đồng đội về gặp gia đình em để gửi gắm tình thương yêu, để gia đình khỏi mỏi mòn chờ đợi. Họ đã sống trọn vẹn biết bao!
Tháng 7/2013 em xem chương trình “ Kỹ niệm 45 năm chiến thắng Khe sanh, giải phóng Hoằng Hóa, Quảng trị” do Nguyễn Quang Vinh biên kịch và nhà báo Thu Uyên làm đạo diễm kiêm MC, em đã bật khóc khi Thu Uyên hỏi cựu chiến binh Hồ Bắc “Chú ơi! Bây giờ thanh niên chúng cháu có anh dũng như các chú ngày xưa? “. Người lính Hồ Bắc đã trả lời “Có chứ cháu! Bây giờ bọn giặc mà xâm lăng thì các cháu cũng chiến đấu anh dũng như các chú ngày xưa để giải phóng đất nước, giữ vẹn toàn lãnh thổ, dân tộc ta là vậy mà cháu!”. Em đã gặp rất nhiều quan chức, doanh nhân họ luôn nói rằng tuổi trẻ bây giờ không chịu thương chịu khó, không biết hy sinh như thế hệ cha ông. Thế nhưng người lính Cụ Hồ lại không nghĩ thế, họ vẫn trong sáng dành niềm tin, hy vọng, dành những ý nghĩ tốt đẹp nhất cho thế hệ thanh niên, con cháu của mình. Và em tin là họ đã đúng!
Em gặp ở hội Kgu những cựu chiến binh mà cho dù họ đang phục vụ trong quân ngũ hay đã giải nghệ từ lâu vẫn sáng ngời phẩm chất bộ đội Cụ Hồ. Ngày đầu tiên em gặp anh Chu Kỳ Minh, khi em đang đứng lưỡng lự bên đường, Ngài đại tá đã băng qua đường dắt tay em đi qua dòng xe đông đúc. Hành động ấy làm em liên tưởng đến những người lính đã chở che cho dân làng em những ngày bom đạn. Những việc anh làm, những bài anh viết đều rất “lính”. “ đồng đội” của anh, những cựu học sinh trường Trỗi, Hoàng Anh, chị Thu Hồng là một trong những người nhiệt tình nhất cùa Hội Kgu ở Tp. HCM.
Em gặp Bác Tổng với những hồi ức về đồng đội, ai cũng sắt lòng với những câu thơ khi 2 người lính cõng được anh ra khỏi vùng nguy hiểm thì chính họ hy sinh. Những câu chuyện về người Lính của anh Thông làm ai đọc cũng day dứt, trầm tư nghĩ về những đau thương, hy sinh mất mát mà người lính đã trãi thể hiện tấm lòng của anh Thông chưa bao giờ lãng quên đồng đội. Anh Khánh, anh Phư đi lính không lâu nhưng ký ức của các anh về thời gian ấy không phai. Nhiều khi em không tưởng tượng nỗi, với 1 núi công việc đồ sộ của 1 Phó gíao sư tiến sỹ, giảng viên trường ĐH quốc gia Tp. HCM, ở trong ban điều hành trung tâm nghiên cứu ứng dụng năng lượng sinh học thầy Phư vẫn miệt mài cùng đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sỹ có mặt khắp mọi nơi để tham gia kiếm tìm và ghi chép lại những ấn dấu của các liệt sỹ và anh đã viết những vần thơ cháy lòng về người lính. Sáu năm trước đây, bạn em bị đứt mạch máu não, may mắn thay, ca mổ đã thành công. Bạn em bảo “Không thể tin được thời buổi bây giờ mà có những bác sỹ tài hoa và đức độ thế, bác sỹ hết lòng cứu chữa bệnh nhân mà cương quyết không nhận dù chỉ là một món quà nhỏ”. Mấy năm sau, khi tham gia hội Kgu em mới biết bác sỹ đó chính là anh Hoàng Anh, chồng chị Tuyết. Ở bài viết nào đó chị Tuyết đã viết bây giờ chị và anh vẫn là những người lính. Khi đọc “Anh Sáu Bắc kỳ” (Chu Kỳ Minh), em được biết thêm, anh Thắng cũng là cựu chiến binh. Họ là những anh đầu, chị cả tuyệt vời của chúng em. Em thường trêu anh Thịnh, anh chẳng làm gì cả, suốt ngày chỉ “lăm le” đi quyên tiền giúp đỡ gia đình lính Trường sa thôi. Làm điều đó, anh vui lắm chứ bởi đã cùng Bachai làm được những việc ý nghĩa cho cuộc đời. Dù đôi mắt không nhìn thấy, anh Tuấn của chúng ta chưa 1 phút giây chán nản mà luôn lạc quan, yêu đời, đã miệt mài nghĩ suy để cùng chị Lý viết nên những dòng thơ lục bát chan chứa tình yêu quê hương Tổ quốc. Những người lính khi hỏi về nghề nghiệp, họ thường trả lời: 'Lính mà em!". Vâng! "Lính mà em", câu trả lời đơn giản mà đáng kính yêu biết nhường nào, những người lính thời chiến hay thời bình thật đẹp như câu thơ "Đời lính anh đi, lá Quốc kỳ trên vai rực rỡ". Rất nhiều nữa những người Kgu sáng ngời phẩm chất người lính mà em Cúc chưa biết hết để nêu tên. Cho em được tự hào, hãnh diện về các anh, các chị.
Nhân kỹ niệm 69 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam xin chúc mừng những chiến binh Kgu! Xin chúc các anh chị sức khỏe, bình an hạnh phúc! Xin được tôn vinh và cảm ơn vì những cống hiến lớn lao của các anh các chị cho đất nước, cho dân tộc nói chung và cho Hội Kgu nói riêng.
Người post: CucNT
Ngày đăng: 21-12-2013 16:04
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 11 - 20 của tổng số 25 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |