KGU Events >>Sự kiện
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 23 Tháng năm 2017

CHIẾN CÔNG THẦM LẶNG MANG Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA MỘT ĐƠN VỊ KỸ THUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM




Tác giả: Diep Chi Mậu

    Đó là thời gian cuối năm 1971. Tại con hẻm nằm sâu trong ngõ Hàng Chuối Hà Nội, một hồi chuông vang lên giữa đêm khuya tĩnh mịch trong căn nhà nhỏ. Tiến sĩ Châu Diệu Ái  vội nhấc máy. Ông nhận ra giọng nói từ đầu dây là của thư kí văn phòng 6a, người giúp việc của Ủy viên Bộ chính trị Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn gọi ông vảo gấp.

     Bộ trưởng tiếp ông tại phòng làm việc của mình. Tiến sĩ Ái nhìn đồng hồ: lúc này đã 11 giờ khuya. Đã quen với phong cách làm việc của Bộ trưởng từ ngày vể làm cố vấn lĩnh vực Hóa học, tiến sĩ biết Bộ trưởng vô cùng bận rộn . Những công việc cấp bách ông giải quyết không kể giờ nào.Lúc này Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc bằng máy bay hầu hết các tỉnh, thành. Tiếng nổ vang rền của bom Mỹ, tiếng súng và ánh sáng tên lửa của binh chủng Phòng không- Không quân ta bắn lên có thể nghe và nhìn từ Hà nội. Mở gói tài liệu từ tay Bộ trưởng, tiến sĩ Ái chỉ thấy một tờ giấy là vỏ trong của bao thuốc lá thông thường không có gì đặc biệt.,1 viên kẹo có giấy bọc rất mỏng và 1 hạt đậu lạc. (đậu phộng). Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn cho biết đây là vật do trinh sát của ta khéo léo thu được từ phi công Mỹ trong trại giam. Gần đây chúng ta cho phép phi công Mỹ được nhận quà từ bên ngoài như bánh kẹo, thuốc lá…được gửi thư về nhà cho gia đình (tất nhiên nội dung đã được kiểm duyệt). Qua nhiều lần để ý theo dõi, trinh sát phát hiện hành động hơi lạ là phi công Mỹ dùng tờ giấy trong bao thuốc gập lại viết lên trên bề mặt của tờ kia.. Bộ trưởng chỉ thị cho ông mang tất cả hiện vật nầy về để tìm hiểu bí mật gì mà nó chứa đựng bên trong.

     Tiến sĩ bậc 1 Châu Diệu Ái vừa kết thúc khóa học tại trường Đại học Kỹ thuật Dresden của nước Công hòa dân chủ Đức ( Đông Đức)., là người có học vị cao nhất vể lĩnh vực Hóa học tại Bộ công an lúc nầy. Ông đang được Bộ trưởng giao thành lập một tổ công tác chuyên nghiên cứu về lĩnh vực khoa học Hóa học được đặt tên là T16 do ông làm tổ trưởng. Người làm phó cho ông là kỹ sư hóa tốt nghiệp loại giỏi từ một trường đại học có tiếng của Liên xô- anh Nguyễn văn Hơn, là người có quê gốc Đồng Tháp, miền Nam tập kết. Sau giải phóng miền Nam anh là tiến sĩ, đại tá trưởng phòng kỷ thuật nghiệp vụ Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh. Còn hai người người nữa là anh Lương Ni (đã mất, về sau là tiến sĩ phụ trách phòng hóa của Phân viện khoa học hình sự tại thành phố Hồ chí Minh) và kỷkỹ sư Hóa  Nguyễn  đình Phúc (Đang nghỉ hưu tại Hà nội). Cơ sở vật chất của T16 lúc ấy hầu như không có gì ngoài một số bàn ghế cũ , hai phòng nhỏ lợp tôn chật hẹp liền kề . Một phòng dùng làm việc ban ngày, ban đêm làm chỗ ngủ cho người chưa có gia đình. Phòng kia làm phòng thí nghiệm hóa. Có lần Bộ trưởng trực tiếp đến nơi thăm, ông thấy không khí quá nóng mà lại không có quạt máy liền chỉ  thị tháo quạt trần của văn phòng ông để gắn cho phòng làm việc của cán bộ T16. Thế mới biết Bộ trưởng quan tâm đến con người và công việc của T16 đến mức nào.(Xin nói thêm thời kì ấy trang bị quạt trần cho phòng làm việc vô cùng khó khăn, phải làm công văn đề xuất và nếu được cấp cũng phải mất nhiều tháng trời).

    Về đến đơn vị, tiến sĩ Ái bàn ngay với anh Hơn cách tiến hành bóc mã các hiện vật sao cho vẫn giữ không cho chúng bị hư hỏng. Họ suy nghĩ những sự kiện gần đây như lần tập kích để giải cứu hụt các phi công Mỹ bị ta giam giữ tại Sơn Tây (Do ta đã kịp chuyển hết số phi công nầy vể Hà nội trước đó một ngày trước khi đặc nhiệm Mỹ tập kích). Họ biết Mỹ rất quan tâm danh sách phi công của mình  bi giam giữ và lên kế hoạch để giải thoát cho số nầy như tung biệt kích, tìm kiếm nhiều nguồn tin tình báo. Ta cũng dự đoán trước âm mưu  trên nên đã chuyển hết số phi công  Mỹ về Hỏa Lò để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Là những người được đào tạo bài bản về lĩnh vực hóa học ở ngoài nước, những lãnh đạo đầu tiên của T16 nhận định trong các hiện vật nầy chứa thông tin rất quan trọng liên quan đến kỹ thuật truyền tin có dính líu đến hóa học. Họ liên tưởng đến cách truyền thông tin có ứng dụng các phản ứng hóa học đang  sử dụng trong giới tình báo  phục vụ chiến tranh lạnh lúc nầy. Họ đọc nhiều tài liệu liên quan đến lĩnh vực trên và làm nhiều thí nghiệm hóa học trước khi quyết định đụng chạm đến các hiện vật. Khi thận trọng bóc hạt lạc họ phát hiện 1 tờ giấy nhỏ với những dòng chữ nhỏ rất mờ. Dùng kính lúp phóng đại họ đọc được những dòng chữ ghi chỉ thị cho phi công Mỹ báo về danh sách có đầy đủ tên, chức vu., địa điểm đang bị ta giam giữ. Các cán bộ T16 nhận định chỉ có kẹo và các mảnh giấy là phương tiện liên lạc. Họ quyết định chọn ra 10 phản ứng hóa học để khám phá nội dung của các tờ giấy còn lại. Lần cuối cùng thực nghiệm với mẫu tương tự bằng phản ứng hóa học có chất xúc tác đặc trưng, tiến sĩ Ái và anh Hơn đã giải mã thành công nội dung của các tờ giấy không màu nầy: Đó là danh sách phi công Mỹ với đầy đủ thông tin về tên họ, chức vụ, cấp bậc, số lính…trong trại giam Hỏa Lò của ta. Kết quả được trình báo trực tiếp cho Bộ trưởng Trẩn Quốc Hoàn. Là vị lãnh đạo tài ba đầy kinh nghiệm từ những ngày đứng đầu ngành công an ngay sau thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do cụ Hồ chí Minh làm chủ tịch, ông chỉ thị cho thành lập phòng kỹ thuật nghiệp vụ mở ra một hướng đi mới phục vụ  cho lực lượng tình báo của ta. Phòng 9 KG1 với bí danh P9 được ra đời từ đó (Là phòng trực thuộc Cục kỹ thuật 1 do ông Minh Tiến làm cục trưởng- sau nầy ông là Thứ trưởng Bộ Công an). Tiến sĩ Châu Diệu Ái làm trưởng phòng, anh Nguyễn văn Hơn làm phó phòng P.9 cùng các cán bộ của T16 lúc ban đầu. Công việc của đơn vị ngày càng nhiều. Họ vừa phải sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho hoạt động tình báo, đào tạo huấn luyện cho tình báo viên sử dụng các sản phầm này và trực tiếp bảo vệ các tài liệu tuyệt mật của cấp trên khi chuyển gửi đi chiến trường và ra ngoài nước an toàn tuyệt đối, kẻ địch chưa bao giờ phát hiện ra. Họ bảo vệ các tài liệu do ta làm để chống làm giả (bảo vệ các chứng minh thư của những người tham gia xây dựng lăng chủ tịch Hổ Chí Minh sau nầy)……Đặc biệt trong quá trình đàm phán và kí kết Hiệp định Paris, bằng kỷ thuật nghiệp vụ này, đơn vị đã góp phần đảm bảo bí mật nội dung tài liệu của phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi vận chuyển công khai đi qua nhiều quốc gia (kể cả qua các nước bạn bè mà ta biết họ cũng muốn biết nội dung của những tài liệu nây). Quá trình ký kết hiệp định tiến hành lâu dài nhiều năm, lãnh đạo Đoàn ta phải soạn thảo nhiều công văn gửi về xin chỉ thị.và các chỉ thị của trung ương gửi sang. Tất cả phải chuyển  công khai bằng người mà không được dùng phương tiện liên lạc khác để đảm bảo bí mật nên khối lượng công việc nhiều và luôn căng thằng. Để tăng cường lực lượng cho P.9, lãnh đạo Bộ cho tuyển dụng nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi từ các nước bạn như Liên xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Balan, Tiệp Khắc, Cu Ba., Rumani Triều Tiên…và trang bị  thêm máy móc hiện đại mua từ nước ngoài với khoảng tiền khá lớn lúc đó. Nhờ mối quan hệ tốt với các tổ chức khoa học và cá nhân ở nước bạn Cộng hòa dân chủ Đức và được lãnh đạo Bộ cho phép, tiến  sĩ Châu Diệu Ái đã gửi nhiều cán bộ kỷ thuật của P.9 sang tu nghiệp về chuyên môn . Mối quan hệ tốt đẹp giữa Bộ Công an  Việt nam và các cơ quan an ninh các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cũng tạo điều kiện để P.9 phát huy khả năng, nhận nhiều tài liệu và phương tiện nghiệp vụ, trao đổi thông tin giúp công tác ngày càng thuận lợi. Đơn vị thường xuyên đón các đoàn nước bạn sang thăm, viện trợ hóa chất và thiết bị mà ờ Việt nam không có. Đó là sự hỗ trợ thiết thực và quí báu để P.9 hoàn thành nhiệm vụ được giao.

      Nhiều năm sau P.9 ngày càng phát triển. Từ chỗ lúc đầu chỉ có 4 cán bộ, nay  số lượng đã hơn 30 gồm nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại bằng máy bay của Mỹ, đơn vị đã sơ tán khỏi Hà nôi nhưng luôn đảm bảo công việc thông suốt. Tiến sĩ Ái nhiều lần trong đêm phải đạp xe hàng chục cây số trở về để nhận chỉ thị của lãnh đạo vì lúc này phương tiện liên lạc và cơ  giới không có Đơn vị đã chuyển chỗ nhiều lẩn để bảo đảm bí mật công tác tai Hà nội

      Sau chiến thắng mùa Xuân 1975 và sau chiến tranh lạnh trên thế giới, khoa học kỷ thuật phát triển mạnh. Các phương tiện thông tin, truyền thông mới xuất hiện càng nhiều.Công việc chuyên môn kỷ thuật nghiệp vụ của P.9 dần dần không còn phù hợp. Lãnh đạo Bộ chuyển hướng P9 sang công tác mới Lãnh đạo đơn vị lần lượt ra đi. Tiến sĩ Châu Diệu Ái tiếp tục con đường khoa học sang học tiếp nhận bằng tiến sĩ bậc 2 ( Tiến sĩ khoa học) Ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện khoa học hình sự sau ngày về nước. Anh Nguyễn văn Hơn học tiếp lên tiến sĩ tại Liên xô và được điều động phụ trách phòng kỹ thuật nghiệp vụ của Sờ Công an thành phố Hồ chí Minh. Nhiều cán bộ khác cũng chuyển đổi sang lĩnh vực mới. Nhiều người trong số họ đã trưởng thành .Đa số là sĩ quan cao cấp giữ chức vụ từ lãnh đạo cấp phòng, vụ, có hai người được phong hàm cấp tướng (Thiếu tướng Lê văn Cương, Thiếu tướng Nguyễn văn Tiếu). Họ hầu hết đã nghỉ hưu và vẫn giữ mối liên lạc trong Hội P.9. Hàng năm họ tổ chức gặp mặt nhau, tổ chức đi tham quan, thăm nhau mỗi khi đau ốm và luôn nhắc về người anh cả của phòng mà mọi người đều kính trọng nể phục. Đó là tiến sĩ khoa hoc Châu Diệu Ái.

     Vài nét về tiến sĩ khoa học Châu Diệu Ái: Ông sinh năm 1934 tai xã Long Hương, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Từ nhỏ ông đã theo chân dạy học của cha đến nhiều nơi như Phan Rang, Bình Định và nổi tiếng thông minh, học giỏi. Năm 1953, khi đang học năm cuối tại trường phổ thông trung học Lê Khiết Quãng Ngãi (cùng thời với nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương), ông được chọn đi học trường sư phạm cao cấp khu học xá Nam Ninh Trung quốc. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, ông được cử đi học tiếp tại trường đại học kỹ thuật Dresden (Cộng hòa dân chủ Đức) từ 1955.

               Về nước  năm 1961, ông được lãnh đạo Bộ giao giữ nhiều công việc quan trọng: cố vấn về lĩnh vực hóa học cho Bộ trưởng, lãnh đạo một phòng kỹ thuật nghiệp vụ ( P9KG1), Viện trưởng viện khoa học hình sự. Do kiến thức uyên bác trong nhiều lĩnh vực và sử dụng thông thạo 4 ngoại ngữ: Pháp, Đức , Anh, Nga Ông đã nhiều lần gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc với Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Gíáp, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng và học tập nhiều kinh  nghiệm, đức tính quí báu từ họ. Sau khi rời Bộ Công An, ông được bổ nhiệm làm viện trưởng viện Dầu thực vật ( Bộ Công nghiệp), Hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học Tôn Đức Thắng Tp HCM. Ở lĩnh vực công tác nào ông cũng đóng góp xứng đáng được cán bộ cấp dưới kính trọng vì tài năng và đức độ. Nay tuy tuổi cao ông vẫn tham gia công tác khoa học (Năm 2015 làm phản biện độc lập tiến sỹ cho luận văn tiến sỹ học viện quân y Hà Nội về giám định ma túy).

 

                

                      (Bài đạt giải A trong cuốn Tự hào một thời vinh quang đáng nhớ của Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2016 nhân kỷ niệm 70 năm truyền thống của Ngành 19/8/1945- 19/8/2015).

 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 23-05-2017 22:10






Xem 11 - 12 của tổng số 12 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: Guest Guest
24/05/2017 23:04:33

An ninh VN mình rất giỏi mà, nhân dân sẽ ko quên công lao to lớn của các anh. 



Từ: ThoaNP
24/05/2017 13:25:38

Anh Lương Ni học NCS Hóa ở KGU mình. Anh rất hiền. Tiếc là chắc anh mất hơi sớm nên không tham gia với Hội được.




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s