KGU Poetry
KGU Tạo bài viết  
Chọn
Thứ tư 28 Tháng tám. 2013

GÓC TRỜI HÀ NỘI




Tác giả: LyTM

Làm sao hiểu thấu trời Hà Nội,

sớm mờ sương bao phủ dáng thần tiên

gió mơ hồ như ngủ nhành liễu rủ,

trời giấu riêng mình, Hà Nội cổ linh thiêng!


Một góc xưa im lìm trong bí ẩn,

mờ khói hương chìm đắm giọt trầm hiền,

rêu phong phủ bao điều ta muốn hỏi,

mà ngỡ mình lạc cổ tích không tên,...


Này góc Thành xưa, lưu dấu vết

những thâm cung bí sử giữa thiên nhiên,

những câu chuyện tình, lệ hóa thành cây cỏ,

những mảnh đời, ai biết mộng hóa tiên,...


Cung điện nguy nga, lòng người gửi lại,

cong lưỡi liềm một góc của trời nghiêng,

gối với nhau trong chiều dài lịch sử,

biết nói gì đây, những nét cũ Thánh hiền?


Sớm họa mi còn nhỏ to ríu rít, 

chiều hoàng hôn ai hong tóc, dáng nghiêng,

những thành lũy của bao thời xưa cũ,

giấu ở trong bao uẩn khúc nỗi niềm?


Góc Hà Nội, thâm trầm hương tỏa khói,

như đi vào cõi mộng của hiền nhân,

ôi ngàn năm, ngàn ngàn năm một cõi

về mênh mông, sâu lắm vẫn ngủ yên!


Còn lưu mãi với dòng đời bất tận,

dáng hiên ngang tuẫn tiết bậc trung kiên,

bao đời vua, triều đại nào còn lại,

khối căm hờn không khuất phục ngút một miền?


Hà Nội mờ sương, không gian hoang hoải

mây lãng đãng che, trăng cũng phủ màu thiền,

trời dịu dàng, thanh khiết thoảng hoa hiên,

U tịch, rêu phong còn ngủ trang sử cổ!

 


Người post: LiTM

Ngày đăng: 28-08-2013 06:06






Xem 1 - 10 của tổng số 31 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest Nguyễn Trung Anh
23/07/2014 07:54:57

Bài thơ quá hay, bao điều còn chưa biết Hà Nội ơi?



Từ: Guest BM
15/09/2013 20:21:39

@ anh Tuấn DK:


Ngàn ngàn đời, Thu gọi lá bay,


đậu hồn thi sỹ, vạn kiếp say


Hoàng thành mây rợp, Thu vẫn thế,


cứ về, lá rớt, nẻo xưa nay,... 



Từ: Guest Tuấn ĐK
15/09/2013 10:38:48

          Bao nét thu xưa quyện nét nay


          Theo dòng lịch sử lá thu bay


          Cảm hoài xao động hồn thi sĩ


          Thi hứng Thăng Long mãi mãi đầy.



Từ: Guest BM
14/09/2013 21:51:11

Hà Nội đêm về ngậm hương hoa sữa,


Vấn vương chi hồ mù mịt màu sương,


bước chân ai, cứ chậm dần dần,


kỷ niệm níu hay tìm về ký ức?


 


Đêm yên tĩnh, chỉ có hương sữa thức,


đọng giọt trong bên mắt lá non tơ,


những nụ xinh xinh đang đậu hững hờ,


chờ bình minh sớm tinh khôi mở cửa!


 


Ta đi giữa mờ hương màu sữa,


chợt thấy mơ hồ nụ nhỏ nở xinh,


chúm chím chi mà ngây ngất hương tình


để mãi lung linh sao trời nhấp nháy!



Từ: Guest Lê Hiền Lương
12/09/2013 16:26:21

Một bài thơ quá hay, xúc động ngắm Hà Nội ngủ và thức



Từ: HoaNT
02/09/2013 19:39:29

Lý ơi đọc  Góc trời Hà Nội thấy lâng lâng, tiếc nối ngôi nhà phố cổ Hà Trung mà cả nhà mình đã gắn bó hơn 20 năm mà phải bán đi. Lúc phải chuyển nhà thằng cu bé nhà mình rưng rưng nước mắt tần ngần mãi mới từ biệt được ngôi nhà. Đến tận bây giờ tối nào mấy mẹ con nhà mình vẫn một vòng quanh phố  cổ Hà Nội mà không thấy chán, hàng ngày vẫn đi qua chợ Hàng Bè, Hàng Da mua thứ ăn sau giờ làm việc mặc dù nhà mình ở bây giờ đằng sau là chợ Ngọc Khánh rất tiện, thói quen khó bỏ.



Từ: Guest ThongNV
02/09/2013 17:32:49

Bổ sung:


1.Ăn rau muống sống làm vết sẹo lõm xuống, rất tốt cho người có cơ địa sẹo lồi.


2. Vết sẹo trên mặt hoặc những nơi quần áo không che khuất không nên ăn rau muống khi vết seo đang mọc da non, vì vết sẹo bị đen.


3. Để tẩy độc cơ thể (kể cả tẩy độc thuốc bệnh) thì dùng rau ngót tốt hơn rau muống.



Từ: Guest HQ
02/09/2013 14:30:56

Chị Thu, các OB chưa có lên tiếng nên HQ gửi chị bài sưu tầm về rau muống. Chị về Việt Nam chọn rau muống ngon và sạch để dùng:


Theo đông y, rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt... Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như: protein, lipid, tro, canxi, phốt pho, sắt, kali và các vitamin B1, B2, C2, PP và nhiều acid amin...
Bí quyết dùng rau muống

-Thanh nhiệt giải độc: Ăn rau muống luộc tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang cho con bú, người bị táo bón, tiểu đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy nước rau muống quấy bột).

Chứng kiết lỵ : Thường gặp mùa hè thu (ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt sau chuyển sang kiết lỵ, phân có nhầy màu đỏ trắng, đau thắt bụng): lấy một bó rau muống tươi nhặt rửa sạch, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.

Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói.

Say sắn, ngộ độc sắn: một nắm rau muống nhặt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống làm sạch cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.

Chảy máu cam, ho nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, lỵ ra máu...: Giã rau muống uống nước cốt hoặc thêm đường, mật ong.

Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g, hoa râm bụt trắng 250g hầm với thịt lợn hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.

Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g nấu nước uống (rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).

- Quai bị: Rau muống 200 - 400g luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.

Lở ngứa, loét ngoài da, zona: Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.

Rôm sảy mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm. Rau muống một bó rửa sạch, thái nhỏ; gà lông vàng, chân vàng, da vàng 1 con làm sạch mổ moi bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con choai choai (gà giò).

Làm mất tác dụng của những thuốc đã uống, giải độc: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

Chữa vết thương, vết mổ sâu rộng: Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo).









Rau muống luôn gắn liền với cuộc sống của người Việt.





Giảm đường máu: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên.

Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy (củ năn) 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.

Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).

Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.

Trị bệnh trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100g... 

Sốt, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán sẽ giảm sốt và khó thở.

Mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ. Ðánh nhuyễn đắp vào chỗ đau.

Nhuận tràng: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Nước tiểu đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống. Mỗi lần 30 - 50ml. Uống trong 5 - 7 ngày.

Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.

Cầm máu, lưỡi đỏ rêu vàng, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, hoa cúc 12g, nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.

Sản phụ khó sinh: Giã rau muống lấy nước cốt hòa ít rượu cho uống.

Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g; Hoa dâm bụt trắng 250g hầm với thịt heo hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.

Phù thũng toàn thân do thận, bí tiểu tiện: Rau muống 1 nắm, râu ngô 12g, rễ tranh 12g; Sắc nước uống một lần. Hoặc rau muống 1 bó, rửa sạch, thái nhỏ. Gà vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) một con làm sạch, bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con. Trong sách có dặn cố gắng làm sạch nhưng hạn chế rửa nhiều nước.

 Những trường hợp dùng rau muống nên thận trọng








Tuy nhiên, nếu không dùng rau muống đúng cách sẽ làm phản tác dụng.




- Huyết áp thấp; Huyết áp cao, nhịp tim chậm.

- Suy nhược nặng, hư hàn.

- Với vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, rau muống có thể làm sẹo lồi xấu.

- Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. 



Từ: Guest Quang Tèo
01/09/2013 21:24:59

Thu ởi, Thu ơi, ngày nhỏ mình bị ngã sứt bên má, ba mẹ cũng hổng cho chén rau muống, sợ lồi một cục thì xí trai. Thu hỏi xem nhóm OB cho ý kiến thôi, chớ thực tế đã có, ông cha xưa vẫn bảo rứa!


LiTM, guest cũng là một Nhân đấy nha, còn là Nhân tuo- tuo nữa đó, đừng rầu guest hén



Từ: CucNT
01/09/2013 20:24:58

Chị Lý ơi! "toàn thấy guest, không thấy chủ nhà đâu cả'. Chủ nhà phải gõ tay trái như bác Tổng vẫn chẳng thể bỏ qua 1 áng thơ về Hà Nội như của chị đấy. Em cứ đọc và nhâm nhi thưởng thức, cứ từ từ mới com rồi gói trọn lại là ý em là y chang như ý của tất cả. Có vậy mới đủ vì lúc nào cũng nói được 1 câu "thơ chị Lý tuyệt quá!" thì mòn qúa rồi.


Hồi trước em cứ bái phục anh Khánh vì đề tài nào cũng có đường link. Hồi này nơi anh Khánh ở rớt mạng hoài thì đã có chị Vân Anh. Thật tuyệt vời! chợ Kgu của chúng ta càng ngày càng sầm uất và đầm ấm!




Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s