KGU Poetry
KGU Tạo bài viết  
Chọn
Mục: Thơ >> Thơ dịch
Thứ sáu 02 Tháng mười. 2015

TA KHÔNG TIẾC, KHÔNG GỌI AI, KHÔNG KHÓC...




Tác giả: HuongNT

 TA KHÔNG TIẾC, KHÔNG GỌI AI, KHÔNG KHÓC...

(НЕ ЖАЛЕЮ, НЕ ЗОВУ, НЕ ПЛАЧУ...)

Xecgây Êxênhin (1895 - 1925) là một trong những nhà thơ thiên tài của văn học Nga đầu thế kỷ XX. Bằng “tài năng thi ca độc đáo” của mình, Êxênhin đã viết lên những vần thơ có sức ảnh hưởng và lan toả mạnh mẽ đối với nền văn học Nga hiện đại. Exenhin là một con người nội tâm, dịu dàng và trữ tình. Thơ Exenhin sâu sắc nhưng thường trầm, buồn. Tuy nhiên những vần thơ buồn vẫn ẩn chứa một tinh thần mạnh mẽ của tác giả. Tôi yêu thơ Êxenhin từ hồi còn học phổ thông. Sau này được sang Liên Xô học tập, càng có điều kiện để được đọc thơ ông bằng chính tiếng Nga thì tôi càng bị thơ ông mê hoặc, quyến rũ. Và bài thơ "Не жалею, не зову, не плачу..." của ông khi được phổ nhạc thì lần đầu tiên nghe bài hát này tôi đã thích ngay.

"Không tiếc thương, kêu gọi, khóc than...", tác giả buồn nhưng cố an ủi mình không khóc. Đã có rất nhiều bản dịch bài thơ này ra tiếng Việt và tôi cũng xin góp một bản dịch của mình.


НЕ ЖАЛЕЮ, НЕ ЗОВУ, НЕ ПЛАЧУ...


Не жалею, не зову, не плачу, 

Все пройдет, как с белых яблонь дым,

Увяданья золотом охваченный, 

Я не буду больше молодым. 


Ты теперь не так уж будешь биться, 

Сердце, тронутое холодком, 

И страна березового ситца 

Не заманит шляться босиком. 


Дух бродяжий! ты все реже, реже 

Расшевеливаешь пламень уст.

О, моя утраченная свежесть, 

Буйство глаз и половодье чувств! 


Я теперь скупее стал в желаньях, 

Жизнь моя? иль ты приснилась мне? 

Словно я весенней гулкой ранью 

Проскакал на розовом коне. 


Все мы, все мы в этом мире тленны, 

Тихо льется с кленов листьев медь... 

Будь же ты вовек благословенно, 

Что пришло процвесть и умереть.

TA KHÔNG TIẾC, KHÔNG GỌI AI, KHÔNG KHÓC...


Ta không tiếc thương, kêu gọi, khóc than,

Tất cả sẽ qua đi như khói vườn táo trắng,

Màu vàng xuộm bao trùm phẳng lặng,

Ta không còn trẻ lại được nữa rồi!


Trái tim ơi, giờ đây sao băng giá,

Không còn đập sôi động như xưa,

Và đất nước của bạch dương óng ả

Không dụ được chân trần dạo bước đi xa.


Hồn phiêu lãng càng ngày càng hiếm

Mi khơi dậy ngọn lửa của làn môi.

Vẻ tươi trẻ của ta ơi, đã mất rồi,

Cả ánh mắt nồng nàn và bao cảm xúc.


Mọi ước muốn giờ đây ta dè dặt,

Đời ta ư? Hay là một giấc mơ?

Như buổi sớm mai mùa xuân đẹp không ngờ

Ta phi ngựa hồng về chốn xa xôi ấy.


Tất cả chúng ta trên đời này đều sống gửi,

Như lá phong vàng bỗng nhẹ nhàng rơi...

Cầu cho mi ngàn đời may mắn nhé,

Cuộc đời nào chẳng bừng nở rồi tàn phai.

                               24/9/2015


Người post: HuongNT

Ngày đăng: 02-10-2015 02:02






Xem 11 - 12 của tổng số 12 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: ThoaNP
02/10/2015 06:26:02

Hương giỏi quá. Em dịch thơ rất sát mà vẫn hay.


Mình cũng rất thích thơ Exenhin, rất thích bài hát này. Đọc bài của Hương là lẩm nhẩm hát theo.


Cảm ơn em nhé.



Từ: Meomun
02/10/2015 04:23:08

@Chị Hương: Hồi học tiếng Nga ở Kish, bọn em cũng được học tương đối nhiều về thơ Exenhin, thi sỹ của đồng quê Nga, người có một bi kịch số phận khá đặc biệt và từ giã cuộc đời khi còn rất trẻ. Đọc tiếng Nga, nghe thầy cô giảng thì thấy hay thật, nhưng dịch thì em chịu. Chị dịch bài này hay quá, dường như cả chục năm trước khi chết, Exenhin đã linh cảm về cái chết của mình qua những câu thơ:



"Tất cả chúng ta trên đời này đều sống gửi/ Như lá phong vàng bỗng nhẹ nhàng rơi..."



Cám ơn chị Hương nhiều.




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s