KGU News >>Văn học >>Thơ
KGU Tạo bài viết  
Most Comment

TRUYỆN CHÙA BỐI LINH (SỐ 7)
Tác giả: TuanDK - Ngày đăng: 23/08/2017 - 2 comments
    Đêm xuân nao nức tháng Ba Chong chong mắt lá cành đa đầu hè Rì rầm thao thức bờ tre Tuần canh đom đóm lập lòe lân tinh Sáng đèn tam bảo Bối Linh Mõ thôi đệm nhịp tụng kinh hàng ngày Đài sen chư phật chắp tay Vô vi nét mặt lạ thay như cười Ngồi quanh Trưng Trắc, mọi người Lắng nghe như nuốt từng lời ước mong: “Tới giờ mọi việc tạm xong Ngày mai binh mã quanh vùng về đây Trước là lễ Phật chùa này Tạ ơn chư Phật bấy nay độ trì Hải Hà mở lượng từ bi Giúp ta...... Chi tiết

TRUYỆN CHÙA BỐI LINH (SỐ 6)
Tác giả: TuanDK - Ngày đăng: 17/08/2017 - 3 comments
    Ghé vai việc nước toan lo Đường đi nước bước phải dò trước sau Hát giang - Bài học đớn đau Lũy thành đâu phải phép màu bên ta Thục Vương xưa dựng Cổ Loa Cơ đồ vẫn bị Triệu Đà phá tan Rồi nay Thi Sách thác oan Lũy cao khôn cản mưu gian giặc ngoài Nước Nam bể rộng, sông dài Núi non trùng điệp, đất đai mỡ màu Con người sát cánh bên nhau Vinh quang đã trải, thương đau đã từng Thiên tai, địch họa vô chừng Ngàn đời đấu cật chung lưng quật cường Ước mong làm chủ một...... Chi tiết

THU GÕ CỬA
Tác giả: Kỳ Minh-Tấn Định - Ngày đăng: 15/08/2017 - 35 comments
      Lâu quá rồi chúng tôi không gặp nhau, nhưng mùa Thu đến dường như một sự ngẫu nhiên để chúng tôi gặp lại nhau và cùng nhau chia xẻ một chút tình trong một bài thơ gọi là "thơ tình mùa Thu". Cả hai thằng đều viết, rồi cũng rất tình cờ nó lại rất khớp với nhau. Thằng "tôi" chỉ là người biên tập cuối cùng và POST lên đây để mọi người cùng đọc. Khổ nào của ai, các bạn cũng đừng nên rạch ròi ra như thế, miễn là cuối cùng các bạn "tiêu hóa"...... Chi tiết

TRUYỆN CHÙA BỐI LINH (SỐ 5)
Tác giả: TuanDK - Ngày đăng: 08/08/2017 - 6 comments
    Đường về Lâu Thượng chiều hôm Bờ tre kẽo kẹt gió nồm nhặt thưa Mái tranh trải mấy nắng mưa Cỏ lan lối cũ đón đưa chân người Vàng son một thuở qua rồi Người sau về lại bồi hồi mắt trông Chim chiều chấp chới từng không Lẻ loi một áng mây hồng về đâu? Ngày xưa rực rỡ gác lầu Mà nay chỉ thấy một màu phôi pha Tháng năm, giặc giã tràn qua Cho hôm nay nỗi xót xa dâng trào Bóng ai thấp thoáng sau rào Ngập ngừng chân định bước vào hỏi thăm Bỗng nghe thoang thoảng hương...... Chi tiết

TRUYỆN CHÙA BỐI LINH (SỐ 3)
Tác giả: TuanDK - Ngày đăng: 20/07/2017 - 11 comments
  Đương quyền Thái thú bấy nay Viên quan người Hán thực tay cáo già Tham lam vơ vét ngọc ngà Chẳng quên chước quỷ, mưu ma giữ mình Biết hàng Lạc tướng bất bình Tất mầm loạn sẽ nảy sinh chốn này Chi bằng hãy sớm ra tay Muốn trừ rắn, phải đánh ngay dập đầu Điểm qua Lạc tướng, Lạc hầu Họ Trưng đã khiến Luy Lâu đề phòng Hùng Vương hậu duệ chính dòng Là niềm hy vọng trong lòng dân Man “Thủ tiêu là kế khôn ngoan Tràng cười đắc ý theo làn gió bay Thiệp hồng...... Chi tiết

Truyện Chùa Bối Linh ( Phần 2)
Tác giả: TuanDK - Ngày đăng: 14/07/2017 - 3 comments
Bạn đọc thân mến! Trước khi vào nội dung cuốn truyện thơ “Truyện Chùa Bối Linh”, tác giả xin có đôi lời giới thiệu tóm tắt về cố đô Phong Châu của nước Văn Lang xưa còn lưu lại trong một số thư tịch cổ cũng như lịch sử chùa Bối Linh - nơi buổi đầu Hai Bà Trưng tụ nghĩa. Chùa Bối Linh (còn gọi là chùa Lâu Thượng hay chùa Hương Sơn) tọa lạc tại xóm Đồi, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì ngày nay. Xã Trưng Vương chính là phần nông thôn còn lại của xã Lâu Thượng, huyện Hạc Trì xưa, trong khi một phần diện tích của Lâu Thượng đã được cắt về các phường Tân Dân, Thọ Sơn và Thanh Miếu. Các bạn sẽ gặp lại địa danh Lâu Thượng nhiều lần khi đọc truyện thơ ở phần sau. Cố đô Phong Châu của nước Văn Lang xưa do các Vua Hùng lập nên chính là khu vực thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Đây là nơi có hình sông, thế núi rất đặc biệt, là nơi gặp nhau của 3 con sông lớn trên miền Bắc nước ta. Nơi sông Đà đổ ra sông Hồng là ngã ba Trung Hà ở phía Tây Bắc Việt Trì, còn nơi sông Lô đổ ra sông Hồng là ngã ba Bạch Hạc ở phía Nam thành phố. Từ Việt Trì nhìn sang phía Tây Nam là dãy núi Ba Vì với ba ngọn núi đứng cạnh nhau. Nhìn sang phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo cũng với 3 ngọn núi đều nhau tương tự. Điều kỳ lạ là hình dáng cân đối của các dãy núi Ba Vì và Tam Đảo chỉ quan sát được khi đứng ở khu vực Việt Trì. Còn nếu bạn đi xuôi về phía Nam hoặc ngược lên phía Bắc thành phố thì hình dáng cân đối của núi Ba Vì và Tam Đảo sẽ không còn nữa. Có nhà thơ đã từng viết: Ô hay núi cứ ba chòm nhỉ Đứng sát bên nhau đến lạ kỳ Đã có Tam Thanh rồi Tam Điệp Lại thêm Tam Đảo với Ba Vì. Và điều kỳ lạ “kép” đó sẽ thấy được trên đất cố đô Phong Châu. Phía Bắc và phía Đông Bắc thành phố là các ngọn núi thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc như núi Sáng, núi hình Nhân, núi Ngòng... Còn phía Bắc Tây Bắc Việt Trì và núi Nghĩa Lĩnh là núi Vạn. Chính trên núi Nghĩa Lĩnh là khu Di tích lịch sử Đền Hùng nổi tiếng. Đứng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh nhìn về phía Bắc ta sẽ thấy 100 quả đồi có hình dáng đàn voi nằm phủ phục. Trong số đó, 99 con voi quay đầu chầu về núi Nghĩa Lĩnh và 1 con voi quay theo hướng ngược lại. Một điều kỳ lạ nữa là ở nơi cổ con voi này có 1 khe nước màu gạch non chảy quanh năm. Từ đó đã hình thành nên truyền thuyết về con voi phản nghịch không chầu về Đất Tổ nên bị Vua Hùng sai xử trảm. Tiếc rằng tới nay, một số gò đất hình con voi đó đã bị san ủi để phục vụ cho việc xây dựng thành phố. Theo bản “Lâu Thượng Thần tích Ngọc phả cổ truyền” do Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính (1525 - 1605) thời Hậu Lê phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) được lưu tại đình Ngoại xã Lâu Thượng cũ thì cung Nội Long với lầu Thượng cao chót vót có đầm hoa sen phía trước mặt là nơi Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng họp bàn việc nước. Cung Ngoại Long là nơi ở của các hoàng tử chi trưởng nhà Hùng. Lầu Phượng là nơi ở của nhà vua và Lầu Hạ là nơi ở của hoàng hậu và các công chúa. Giữa các cung điện trong kinh thành Phong Châu có đường bộ và đường thủy nối liền rất thuận tiện cho việc đi lại và phòng thủ kinh thành. Trường Đông và Trường Nam (mà tiếng địa phương đọc chệch thành “tràng”) là nơi học tập của con em trong hoàng tôc và dân chúng trong vùng. Làng Cả thuộc địa phận phường Thọ Sơn, Việt Trì ngày nay là nơi chế tác trống đồng, vũ khí và các đồ dùng sinh hoạt. Các hiện vật khảo cổ học được tìm thấy ở nơi đây đã chứng minh điều đó. Điện Kính Thiên trên núi Nghĩa Lĩnh là nơi triều đình tổ chức lễ tế trời đất. Sau khi nhà Hùng nhường ngôi cho Thục Phán, An Dương Vương dời đô về Cổ Loa, đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và các Lạc hầu, Lạc tướng cũng theo nhà vua về xuôi thì kinh thành Phong Châu dần trở nên hoang phế. Dân chúng quanh vùng kéo về lập nên làng xã và lấy ngay tên cung cấm nhà Hùng trước đây đặt cho làng xã mình. Do đó mới có các xã Lâu Thượng, Lâu Hạ (đọc chệch từ Lầu Thượng, Lầu Hạ), Phượng Lâu và các thôn Nội, Ngoại (tại vị trí các cung Nội Long và Ngoại Long xưa), các thôn Tràng Đông, Tràng Nam là nơi có Trường Đông và Trường Nam cũ. Vẫn theo bản Thần tích trên, chùa Bối Linh được xây dựng từ thời nhà Hùng ngay cạnh cung Ngoại Long. Vào các ngày sóc vọng và lễ tết, vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng và nhân dân trong vùng đều vào chùa lễ Phật. Điều này hoàn toàn phù hợp với các tài liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói rằng: Đạo Phật đã truyền bá sang nước ta từ thời Hùng Vương và ông bà Chử Đồng Tử - Tiên Dung là hai trong số những người Việt đầu tiên hướng về ánh sáng thiền của Đức Phật. Sau khi kế hoạch liên kết chống ách đô hộ nhà Hán của hai Lạc tướng huyện Mê Linh và Chu Diên bị bại lộ, Thi Sách là chồng Trưng Trắc đã bị địch giết hại và Thái thú Tô Định ra lệnh bắt chị em bà Trưng. Để tránh sự lùng bắt của quân Hán và tiếp tục sự nghiệp cứu nước của chồng, Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị tìm về cố đô Phong Châu của nhà Hùng mong anh linh tổ tiên phù trợ để mưu cầu sự nghiệp lớn. Hai Bà đã lưu lại chùa Bối Linh trong 5 năm, miệng đọc chân kinh niệm Phật mà lòng vẫn hướng về việc cứu nước và khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hùng. Chính dưới mái chùa này, Trưng Trắc đã thảo bài Hịch cứu nước và cùng em tuyên truyền vận động các Lạc hầu, Lạc tướng, tù trưởng cùng hợp sức giành lại độc lập cho nước nhà. Soi Dầu trên sông Lô giáp với xã Lâu Thượng là nơi Hai Bà họp các tướng lĩnh, nghĩa quân trong vùng quanh cố đô Phong Châu. Một ngày đầu xuân năm Canh Tý (năm 40 Công nguyên), nghĩa quân quanh vùng Phong Châu đã kéo về tập trung tại Lâu Thượng. Trưng Trắc đã làm lễ tế cờ và khao quân tại Bến Vò bên bờ đầm Sủ (thuộc xóm Sải, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì ngày nay) rồi chia hai cánh kéo về bãi Trường Sa (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay), hợp cùng các cánh nghĩa quân khác từ khắp nơi trong nước kéo về. Tại đây, một lần nữa Trưng Trắc tổ chức lễ tế trời đất rồi chia hai đường thủy bộ tiến đánh thành Luy Lâu (thuộc Bắc Ninh ngày nay). Trước sức tiến công vũ bão của quân ta, ách đô hộ của nhà Hán nhanh chóng bị đập tan và nước Lĩnh Nam độc lập ra đời. Trưng Trắc lên ngôi vua xưng là Trưng Vương và đóng đô ở Mê Linh (thuộc xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội ngày nay). Sau 3 năm độc lập, nước ta lại bị quân Hán kéo sang xâm lược. Trưng Vương và triều đình Lĩnh Nam cùng toàn dân ta đã anh dũng chiến đấu chống giặc. Do thế yếu nên nước ta lại một lần nữa rơi vào vòng Bắc thuộc. Chị em bà Trưng cùng các tướng lĩnh lần lượt anh dũng hy sinh. Khi viết truyện thơ này, tôi đã mạnh dạn sử dụng các tư liệu trích từ Ngọc phả một số đình, chùa, miếu mạo đã được Nhà nước xếp hạng và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia như: 1. Ngọc phả đình Ngoại Lâu Thượng, Việt Trì nói về việc Hai Bà Trưng về tu hành và viết hịch cứu nước tại chùa Bối Linh. 2. Ngọc phả miếu Mèn thôn Nam An, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội nói về sự hy sinh của thân mẫu Hai Bà Trưng là bà Mèn Thiện. Xin lưu ý bạn đọc rằng: từ “Mèn” là một từ Việt cổ chỉ người phụ nữ được mọi người kính trọng. Các sử gia phương Bắc đã chép tên “Mèn Thiện” thành “Man Thiện” với dụng ý coi thường. 3. Ngọc phả đình thôn Mỹ Giang, xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội nói về thân thế và sự nghiệp của ông bà Đỗ Năng Tế - Tạ Cẩn Nương là thầy dạy văn và võ cho chị em bà Trưng Trắc lúc thiếu thời. 4. Thần tích đình Hạ Lôi, Thạch Thất, Hà Nội nói về người em trai Ún Ba của Hai Bà Trưng. 5. Ngọc phả đình Lim, Tiên Sơn, Bắc Ninh nói về Sùng Lộc Đại Vương là cháu nội 6 đời của Trưng Trắc. Như vậy, ông bà Thi Sách - Trưng Trắc đã có ít nhất một người con trai. Khi kinh thành Mê Linh thất thủ, vị hoàng tử này đã được các bậc trung thần cùng nhân dân che chở, nuôi nấng, sống cuộc đời dân dã. Tới đời thứ 6 đã xuất hiện Sùng Lộc Đại Vương là bậc anh hùng có công giúp dân làng đánh giặc nên đã được dân chúng dựng đình thờ phụng. Hy vọng rằng cuốn truyện thơ về chùa Bối Linh sẽ đem lại cho bạn đọc cái nhìn mới về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng như về thân thế và sự nghiệp của vị nữ hoàng đầu tiên, đồng thời cũng là vị lãnh tụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầu tiên trong lịch sử nước nhà mà các thế hệ mai sau tôn kính gọi bằng Bà. Phần 1 đã được đưa lên và sau đây mời bạn đọc thưởng thức phần 2 của tập thơ.... Chi tiết

Chẳng tiếc, chẳng gọi, chẳng khóc than
Tác giả: ThaoDP - Ngày đăng: 07/07/2017 - 3 comments
НЕ ЖАЛЕЮ, НЕ ЗОВУ, НЕ ПЛАЧУ... Сергей Александрович Есенин (1895-1925) Не жалею, не зову, не плачу, Все пройдет, как с белых яблонь дым, Увяданья золотом охваченный, Я не буду больше молодым. *** Ты теперь не так уж будешь биться, Сердце, тронутое холодком, И страна березового ситца Не заманит шляться босиком. *** Дух бродяжий! ты все реже, реже Расшевеливаешь пламень уст. О, моя утраченная свежесть, Буйство глаз и половодье чувств! *** Я...... Chi tiết

Kiev mãi trong ta
Tác giả: ThaoDP - Ngày đăng: 06/07/2017 - 1 comments
Kiev mãi trong ta     Có ai hỏi thành phố nào ấn tượng ? Xin trả lời :  «  Kiev đấy, người ơi ! » Một xứ sở mang dấu ấn ngàn đời, Là cái nôi nền văn minh Slave ! Một màu xanh của thiên nhiên bát ngát, Ôm vào lòng  truyện cổ tích thần tiên. Sông Dnhép cứ chảy mãi triền miên, lóng lánh dưới mặt trời như khăn san bung lụa. Mùa hè tới, Kiev tựa cô gái Ukraien muôn phần rực rỡ, Phô nụ cười toả nắng đón chào. Du khách là...... Chi tiết

Truyện Chùa Bối Linh
Tác giả: Đỗ Khắc Tuấn - Ngày đăng: 03/07/2017 - 8 comments
Bạn đọc thân mến! Trước khi vào nội dung cuốn truyện thơ “Truyện Chùa Bối Linh”, tác giả xin có đôi lời giới thiệu tóm tắt về cố đô Phong Châu của nước Văn Lang xưa còn lưu lại trong một số thư tịch cổ cũng như lịch sử chùa Bối Linh - nơi buổi đầu Hai Bà Trưng tụ nghĩa. Chùa Bối Linh (còn gọi là chùa Lâu Thượng hay chùa Hương Sơn) tọa lạc tại xóm Đồi, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì ngày nay. Xã Trưng Vương chính là phần nông thôn còn lại của xã Lâu Thượng,...... Chi tiết

QUY NHƠN MÙA BIỂN LẶNG
Tác giả: Nguyễn Đình Phư - Ngày đăng: 18/06/2017 - 14 comments
    Biển yên ả lạ thường, không ai tắm Ngoài xa kia đàn cá mập lượn lờ Gió thổi nhẹ những con tàu đứng lặng Anh một mình, buồn quá biển Quy Nhơn!   Từ bao giờ ai đã cô đơn Con đường nhỏ, lối dài hun hút Ám vào thơ Xuân Diệu, thơ Hàn (*) Vất vưởng những mối tình đơn lẻ.   Quy Nhơn ơi chiều sao buồn đến thế Vài giọt mưa run rẩy giữa nắng tàn Cafe Trịnh (**) xóa tan niềm khắc khoải Vui lên rồi phía biển trăng lên!   Con đường nào anh chẳng nhớ nổi tên Có bước...... Chi tiết


Các bài viết comment nhiều nhất

- ĐỢI CHỜ

  Tác giả: CucNT | Comments: 60

- HÌNH NHƯ,...

  Tác giả: LyTM | Comments: 55

- BÁC ĐÃ VỀ QUÊ RỒI ĐẤY, BÁC ƠI

  Tác giả: HuyenBT | Comments: 53

- ĐẠI TƯỚNG CỦA DÂN

  Tác giả: LyTM | Comments: 42

- BÔNG QUỲNH NỞ TRÁI MÙA

  Tác giả: LyTM | Comments: 41

- RẮC HẠT MAY VÀNG

  Tác giả: LyTM | Comments: 37
.
s