|
|
Đang xem 55 - 60 của tổng số 60 Blogs.
Очень, очень редко нам иметь возможность поговорить по-русски. Намного реже случай и по-русски поужинать. http://www.flickr.com/photos/7270471@N08/6975643257/in/photostream/ http://www.flickr.com/photos/7270471@N08/6975643607/in/photostream/ http://www.flickr.com/photos/7270471@N08/6829519858/in/photostream/
Đêm nay tôi khai bút Nhâm Thìn bằng đề tài liên quan đến Ngô Bảo Châu mà chắc là sẽ có một số bạn đồng ý, số khác không đồng ý với tôi. Thậm chí bài viết có thể bị ban biên tập đục bỏ vì lý do “đề tài nhạy cảm”. Nhưng tránh né “đề tài nhạy cảm” riết rồi có thành “vô cảm” không? Hơn nữa Ngô Bảo Châu là một nhân vật quen biết với nhiều người KGU, và tên anh cũng đã từng xuất hiện khá nhiều trên trang mạng KGU chúng ta khi anh nhận giải Fields. Mấy hôm nay anh bị người ta “đánh hội đồng”, chẳng nhẽ người KGU chúng ta nín khe? Chẳng là chưa hết ngày Mùng Tết Nhâm Thìn, cư dân mạng sôi sùng sục bàn chuyện “trí thức/trí ngủ” chỉ vì Ngô Bảo Châu nói anh ấy “không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm trí thức” (trả lời PV Báo Tuổi Trẻ). Kẻ bênh vực Châu cũng có, mà kẻ mạt sát còn nhiều hơn. Âu cũng lại một lần nữa ta thấy cái tính xấu của dân Việt mình, ấy là khoái cãi nhau nhưng lại không biết cách chấp nhận sự đa dạng chính kiến, phàm cứ suy nghĩ nào không giống mình thì đều được coi là bỏ đi hết. Các ý kiến phản đối Ngô Bảo Châu tựu trung khẳng định phàm là trí thức thì phải có chính kiến xã hội và phát biểu ra khi cần. Có quý vị đi xa hơn, còn khẳng định như đinh đóng cột rằng trí thức chỉ mới xuất hiện cỡ đầu thế kỷ trước thôi. Vị ấy viết “thời phong kiến tất nhiên cũng có một tầng lớp có học vấn cao. Ở nước ta, họ được gọi là nho sĩ, nếu ai có thêm những phẩm chất cao quý (liêm chính, thẳng thắn, vô tư…) thì được tôn là sĩ phu… Sĩ phu, dù cương trực đến đâu, một khi đã nhận quan tước cũng chớ dại mà “phản biện” vua – sẽ mất đầu ngay. Bạo gan nhất là dám (lễ phép) can vua; can không được thì phải tạ lỗi ngay. Nếu thấy vua còn giận thì phải kịp xin về quê yên phận, tránh hoạ”. http://tintuchangngay.info/2012/01/27/xac-d%E1%BB%8Bnh-khai-ni%E1%BB%87m-tri-th%E1%BB%A9c/ Nếu cứ theo như lời khẳng định nói trên, thì không những văn hào Nguyễn Du ngẩng trời kêu “Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như” không được coi là trí thức, mà cả nhà giáo vĩ đại Chu Văn An viết “Thất trảm sớ” từ quan về quê dậy học cũng không phải là trí thức nốt. *** Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, trí thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh. Trí thức bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ... Trí thức xuất hiện cùng với việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Trí thức không phải là một giai cấp riêng vì nó được thu hút từ nhiều giai cấp khác nhau, không có vị trí riêng trong hệ thống sản xuất xã hội. Trí thức nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay… (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120127/the-nao-la-tri-thuc.aspx) Theo Wiki tiếng Việt, “ở Việt Nam, đã từ lâu trí thức được hiểu đơn giản hơn là những người lao động trí óc (để phân biệt với lao động chân tay) hay phức tạp hơn một chút là những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trí thức không phải là một giai cấp, không chỉ là những người có bằng cấp, càng không phải chỉ gồm những người làm quan. Trí thức trước hết là một con người bình thường, có học, có hiểu biết, có sáng tạo phát minh và đem truyền hiểu biết ấy cho mọi người. Do cách thức đem truyền tâm huyết của mình mà có nhiều dạng trí thức, thông thường họ rất say mê, đầy nhiệt huyết và cũng đầy trách nhiệm với cộng đồng. Họ thường nhanh nhạy tiếp thu mọi biến đổi, chọn lọc và phát triển thành hiểu biết của mình, đến một lúc nào đó khi tiêu hoá tốt những vấn đề tiếp thu chính họ lại là người sáng tạo, phát minh ra những cái mới chưa từng có và khi đó họ phải đối mặt với những bước tiến của xã hội. Nếu xã hội đồng thuận tiến thì họ được ghi công , nếu xã hội chưa đến mức độ tiếp thu được, nhiều khi họ bị quật ngã thậm chí phải thế cả sinh mạng của mình. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD_th%E1%BB%A9c). Theo Wiki tiếng Anh (http://en.wikipedia.org/wiki/Intellectual), “An intellectual is a person who uses thought and reason, intelligence and critical or analytical reasoning, in either a professional or a personal capacity. "Intellectual" can denote three types of people: 1) a person involved in, and with, abstract, erudite ideas and theories; 2) a person whose profession (e.g. philosophy, literary criticism, sociology, law, political analysis, theoretical science, etc.) solely involves the production and dissemination of ideas; 3) a person of notable cultural and artistic expertise whose knowledge grants him or her intellectual authority in public discourse”. (Xem tiếp trong comment) Tags: NgôBảoChâu
Cuối cùng thì kiến nghị của nhóm các nhân sĩ với Quốc hội và Bộ Chính Trị cũng đã được một tờ báo lề phải dũng cảm đăng. Tuy nhiên trang này (Tuần Việt Nam) đang hầu như không vào được. Đề phòng tin tặc Tàu nó phá, hoặc nó chưa phá nhưng bên ta đã sợ nó mà tháo dỡ đi, tôi xin phép anh chị em KGU được cất giữ tài liệu quan trọng này ở đây. Có thể kiến nghị cũng sẽ bị rơi vào sự im lặng đáng sợ ở nơi địa chỉ người nhận. Nhưng tôi nghĩ việc các bác Chu Văn An thời nay đang làm chính là để báo động với toàn dân về vận nước. Là những công dân Việt, người KGU chúng ta hãy lắng nghe họ. *** Ngày 13/7/2011, 20 nhân sĩ, trí thức đã gửi bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay. "Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đang bị uy hiếp" Từ phân tích trên, nhóm nhân sĩ cho rằng "xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ".
Có người bạn gửi cho 3Chai công thức món ngon. Xin hầu lại cả nhà KGU.
NGUYÊN LIỆU: - 12 tháng - Tình yêu - Kiên nhẫn - Can đảm - Cố gắng - Hy vọng - Trung thành - Lạc quan - Tự tin - Hài hước … CÁCH THỰC HIỆN: - Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán… rồi để cho ráo nước. - Trộn đều với: Một chút tình yêu, Một chút kiên nhẫn, Một chút can đảm, Một chút cố gắng, Một chút hy vọng, Một chút trung thành. THƯƠNG QUÝ CHÚC ANH/CHỊ/EM/BẠN LUÔN KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC, AN KHANH THỊNH VƯỢNG…!
3Chai vừa có một chuyến trở về quê, bởi vậy thời gian vừa rồi ít xúât hiện trên mạng. Vẫn lại "vội vã trở về vội vã ra đi" như mọi khi. Thời gian quá ngắn không ra được miền Bắc, chỉ gặp được một số bạn KGU trong SG. Nhưng đã kịp thực hiện được một trong những mơ ước của mình. Xin chia sẻ lại cùng các bạn NHẬT KÝ LÝ SƠN
Tự bạch về Hải Đội Hoàng Sa, 10/11/10. “Mơ một ngày về Lý Sơn thắp hương những ngôi mộ gió chiến binh Hoàng Sa…” Minh Châu, 28/11/10. “Chào Quỳnh Hợp ! Anh về quê Quảng Trị mới vào Quảng Ngãi, nhận được mail của Hợp được nghe phần giới thiệu bài hát và tác giả thật xúc động, dù là người đang sống ở Quảng Ngãi đã trực tiếp tổ chức các đợt đi Lý Sơn tìm hiểu về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, nhưng để viết một ca khúc đầy cảm xúc như Anh Trần Bắc Hải mình thấy như anh Hải đã từng sống và chiến đấu ở Lý Sơn hay Hoàng Sa vậy. Khúc hát vừa bi hùng vừa tha thiết từ âm nhạc dến ca từ, phải nói đây là bài hát viết về Hoàng Sa mình cảm nhận ngay từ khi được nghe lần đầu! Cho mình thay mặt anh em văn nghệ sĩ Quảng Ngãi gửi đến anh Trần Bắc Hải lời chúc sức khỏe và hẹn ngày anh có điều kiện về thăm Quảng Ngãi, Lý Sơn để cùng đi thăm những nấm mộ gió”. 23/12/10. Máy bay ATR xuất phát từ TSN lúc 9 giờ 25, sau hơn một giờ bay xuống sân bay Chu Lai đã thấy nhân viên hàng không cầm biển “NS Quỳnh Hợp” đứng chờ ở cửa đưa cả đoàn vào phòng a. Đinh Tấn Phước. Một nhân vật đặc biệt. Tham gia cách mạng từ phong trào sinh viên trước 75. Tiến sĩ Toán học. Một cuộc tự ứng cử đại biểu QH theo lương tâm và hiến pháp nhưng lại không có phép của Đảng đã đẩy anh ra khỏi ngành giáo dục, dạt sang ngành hàng không, trở thành giám đốc một sân bay. Suýt chết trong một chuyến bay của đề tài nghiên cứu áp dụng GBAS cho HKVN tại Canberra. Tác giả vài tập thơ trong đó có “Chạm Bóng”, giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT VN 2009. Phước tự lái xe đưa chúng tôi thăm Dung Quất, TP Vạn Tường còn đang trong quy hoạch, thăm vùng cửa biển Tịnh Kỳ quê hương của Hải Đội Hoàng Sa, của Trương Đăng Quế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Văn Trà, Võ Bẩm…, thăm bờ rạch Sơn Mỹ của vụ thảm sát năm nào. Thăm nghĩa trang liệt sĩ mà Phước đau đáu muốn đưa mộ gió của Trần Hải bạn anh vào đó mà chưa thành… Xin nợ anh một bài hát về Trần Hải. Đến Vạn Tường gặp Nguyễn Minh Châu đang chờ sẵn. Một người đàn ông xứ Huế dáng phong trần với bộ râu và mái tóc rủ gáy, đa tài, tốt nghiệp Nhạc Viện chuyên về đàn bầu, đam mê dân ca miền Trung và nhiều thứ khác. Châu sẽ cùng chúng tôi đồng hành về Lý Sơn, còn Phước phải trở về công việc nhưng hứa sẽ tiếp tục làm tài xế đưa đón chúng tôi từ Chu Lai đi Tịnh Kỳ và trở về. Thấy chúng tôi lo lắng do hành trình quá xít sao thời gian có thể trễ chuyến bay Chu Lai-SG, Phước động viên: “Cứ đi đi, máy bay sẽ chưa xuất phát để chờ các bạn!”
24/12/10. Sáu giờ sáng Phước đã đến khách sạn đón chúng tôi trở lại bến Tịnh Kỳ để đi tàu khách ra Lý Sơn. Tàu vượt 26km mất khoảng hơn một giờ thì tới đảo. Ngô Nghĩa chờ đón ở bến tàu cùng Huỳnh Minh Hồng, Ngô Công Huy, Đặng Huy Tâm, đều là nhân viên của Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện, làm tài xế xe ôm kiêm hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi trong một ngày lẽ ra vô cùng bận rộn với những Giáng Sinh, những đám cưới đã có hẹn từ lâu… Việc đầu tiên là phi ngay đến bảo tàng Hải Đội Hoàng Sa. Một bảo tàng vừa thành lập, còn khiêm tốn với tên gọi “Nhà trưng bày” với tất cả hiện vật đều là phục dựng và phiên bản. Đặng Thị Hiền hướng dẫn chúng tôi xem các hiện vật mà hầu hết đã có từ trước trong tâm trí chúng tôi. Sừng sững một tượng đài Hải Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Rưng rưng một đôi chiếu cói, một bó dây mây, một tấm thẻ bài, 7 chiếc nẹp tre. Vội vàng ghé thăm mộ gió Hữu Nhật nên về đến khách sạn thì Phó Bí thư huyện đảo Nguyễn Tài Luân đã chờ sẵn. Anh nhận việc tại đảo, tuần 1 lần về đất liền thăm nhà. Một cụm 3 đảo nhỏ chưa đầy 10km2 với 20 nghìn dân. Chưa có nhà máy điện, điện sinh hoạt có từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng, luân phiên mỗi xã tối có tối không. Nguồn nước ngầm lấy chủ yếu từ 2 đầu của Đảo Lớn. Chúng tôi đến mà như trở về giữa bình yên của tỏi và dừa. Tỏi chen lẫn nhà dân. Tỏi trồng trên cát. Lựa chân giữa những hàng tỏi mà bước đến bên những ngôi mộ gió. Có một trường PTTH, một trung tâm y tế, tất cả đều còn rất đơn sơ, như ở phần lớn các miền quê khác. Một ngọn núi lửa cũ sừng sững trên Đảo Lớn. Chân núi một tòa tượng Phật vừa dựng bằng công quả của phật tử Australia. Lưng núi một ngôi chùa có từ 1963. Lên tới đỉnh thì thấy thung lũng xanh có đàn bò thung dung gặm cỏ, nhiều vệt cây cỏ xanh đậm chắc là có khe suối dưới đó nhưng thời gian ít quá chúng tôi không xuống được. Thăm chùa Hang ở phía bên kia đảo, muốn tới được thì phải từ trên đồi đi xuống gần mép nước. Những bàng vuông cổ thụ (ở đây gọi là bàng phễu), những phong ba, mù cu (hải tùng)… là thực vật quen thuộc với xứ đảo mọc sát biển, trên vách đá…, nhưng vào giữa đảo thì vẫn là những mận (roi), ổi, dừa… cây trái quen thuộc của vườn quê miền Trung. Đến thăm tộc họ Phạm của cụ Quang Ảnh. Nhà chỉ còn 2 ông bà già, 5 người con đều đi làm ăn xa trong đất liền. Trong vườn là mộ gió của cụ Quang Ảnh cùng toàn bộ đội thuyền viên 8 người đã ra đi trong một chuyến cuối cùng. Đến thăm tộc họ Đặng, những người đã có công lưu giữ được sắc chỉ Nhà Vua năm Ất Mùi (1835) cử đội thuyền 24 người ra Hoàng Sa. Đau lòng nghe kể đã từng có nhiều sắc chỉ và tài liệu lịch sử khác trên đảo bị mất trong thời gian xung đột Việt Trung 1979-1980. Bàn thờ tộc họ đặt ngay trong nhà ở. Người đàn ông chủ nhà thì đang đi làm ăn trong Tây Ninh, còn lại người em giữ nhà. Anh mời hai ông chú lớn tuổi đến tiếp chúng tôi ngồi trên chiếu cói trải giữa nhà trước bàn thờ. Toàn bộ số tiền giải thưởng của Hội Âm nhạc cho ca khúc Hải Đội Hoàng Sa được chúng tôi trao lại cho gia đình là quá nhỏ nhoi so với những gì họ đã làm cho đất nước, những gì mà họ còn đang thiếu thốn trong cuộc sống hiện tại.
25/12/10. Tám giờ sáng lên tàu khách về đất liền. Chuyến về biển lặng mặc dù đài báo biển sắp động và ngày mai sẽ không có tàu khách nào được ra khơi. Câu chuyện hành trình về Lý Sơn tưởng sắp hết thì khép lại với 2 sự kiện. Trong khi chen chúc giữa lòng tàu để tìm đúng số ghế ngồi, điện thoại và máy chụp hình của mình bị rớt lúc nào không biết. Một nhà sư bỗng kêu to: “Màn hình của ai! Màn hình của ai!”. Xin lại máy ảnh thì tái mặt không thấy điện thoại mà trong đó là rất nhiều số liệu. Minh Châu bật ngay điện thoại gọi số của mình, theo tiếng chuông reo thì lấy lại được điện thoại từ một vị hành khách đang loay hoay tìm cách mở/tắt máy. Bỏ chỗ ngồi lên boong sau hóng gió. Gặp Felix, một anh chàng người Mạc Xây hôm qua đi cùng chuyến với mình ra đảo. Chàng khoe cuốn sổ có rất nhiều hình đen trắng do ông nội anh ta chụp nửa thế kỷ trước ở VN, trong đó có hình 5 người thợ lặn. Ông nội Felix đam mê lặn và quay phim, chụp hình dưới nước. Muốn tìm lại những người bạn lặn ngoài Cù Lao Ré, nhưng cụ đã lìa đời mà ước nguyện không thành. Felix chỉ có cuốn sổ. Anh đến Lý Sơn chìa chúng ra cho những người dân đầu tiên anh gặp trên bến cảng. Họ đưa anh đi vào cuộc tìm. Và cuối cùng đã tìm đến người thợ lặn duy nhất còn sống. Cụ viết một dòng giản dị vào sổ tay của Felix: “Tên tôi là Đặng Văn Xang, địa chỉ…”. Còn tấm hình nhân vật bày? Felix nói anh đã bóc ra tặng cụ Xang mất rồi. Tạm biệt Lý Sơn. Tạm biệt Hoàng Sa. Tạm biệt Phước, Châu, Nghĩa…, những người bạn mới gặp lần đầu. Quỳnh Hợp bảo: “Chuyến đi này đúng là phải có người phù hộ mới được nhiều may mắn và thương yêu như vậy”. Còn tôi, chưa bao giờ thấy tận mắt sức mạnh của âm nhạc như 2 ngày qua. Sẽ nhớ mãi chuyến đi mà trên từng bước chân âm vang nhạc khúc “Hải Đội Hoàng Sa” bi hùng. Nếu đến Lý Sơn, bạn nhớ ghé thăm nhà bảo tàng Hải Đội Hoàng Sa. Tôi sẽ đón bạn ở đó cùng bài hát ấy.
Một bài hát rưng nước mắt. Một mảnh Tổ Quốc bị cắt lìa. Bài hát đã cho tôi thêm rất nhiều bạn mới mà tôi chưa hề gặp. Bài hát đưa tôi về với những người bạn cũ thời trai trẻ. Cảm ơn Ngọc đã lập ra trang mạng này để có chỗ cho Hải Đội Hoàng Sa gặp người KGU. Cảm ơn Trự đã chia sẻ cảm xúc với tôi ngay ngày đầu Hải Đội Hoàng Sa lên mạng KGU. Cảm ơn Hạnh đã "sởn da gà" khi nghe Hải Đội Hoàng Sa. Cảm ơn Lam đã nhắc nhở về Hải Đội Hoàng Sa trên làn sóng xanh đang chờ đợi người nghe bình chọn trong tháng 11 này. Những người bạn già KGU của tôi ơi. Cảm ơn các bạn đã nghe Hải Đội Hoàng Sa. Bây giờ là lúc gửi Hải Đội Hoàng Sa cho các con, các cháu, cho học trò của bạn, và cho bạn của chúng nó nữa. Địa chỉ Hải Đội Hoàng Sa như sau:
http://www.lansongxanh.vn/Play/MediaPlayer.aspx?type=audio&check=1339&id=4019 Thân mến, Trần Bắc Hải Tags: Hoangsa |