|
|
Đang xem 19 - 27 của tổng số 39 Blogs.
CÁI HỐ VÀ NHỮNG CHI TIẾT MÁY Hôm ấy tôi đang ngồi trong kho cập nhật lại một số mặt hàng, thì Toni xuất hiện. Cậu đến như một cơn lốc, chạy lại phía tôi, giống người ta bắt được vật quý, đang bỏ công lùng kiếm. - Đây rồi, đi ! Kim My sang đây một chút. Toni, cậu dược trung chẳng thèm hỏi gì, nắm cánh tay tôi mà kéo. - Ơ, cái cậu này, đi đâu ? Tôi ngạc nhiên la lên. - Cứ đi rồi sẽ biết. Tôi chẳng hiểu đâu đuôi ra sao, bước vội theo Toni. Toni là một thanh niên con bố Ý, mẹ Đức. Cậu thân với tôi cũng xuất phát từ bóng đá. Hai cô cháu gặp nhau là ríu rít chuyện trò. Nếu là người khác, bỗng dưng kéo tuột tôi đi thế này, đời nào tôi chịu. Toni dẫn tôi sang phân môn Granulierung ( Granulation), nơi sàng bột thuốc thành những hạt thật mịn, để chuyển sang khâu Tablettierung (Tableting) dập viên. Ở đây, bên cạnh cỗ máy, ba kỹ thuật viên cơ-điện đã đứng đó tự bao giờ. - Kim My, nhìn này, dưới đáy của hốc có năm chi tiết nhỏ bị rớt xuống. Tay mày nhỏ, thử xem liệu có lấy được chúng lên không. - Được ! Tay mày nhỏ mà. Một cậu dược trung khác bước vào phụ họa. - Mày thử đi ! Tôi hơi khó chịu với cái giọng vừa cất lên. - Tay mày cũng không lớn hơn tay tao lắm đâu. Tôi quay sang cậu ném một bực mình. Đấy là một cái hố sâu lát nhẵn nhụi và rất sạch. Người ta đặt chìm vào dưới đó một cỗ máy với vô số những cái dây cáp lớn, được bó gọn lại. Khi máy vào hoạt động, trước tiên nắp của hốc máy phải được đóng lại. Để cho an toàn, muốn đóng được nắp, thì phần trong hốc máy không được phép chứa dị vật. Phải lấy chúng lên khỏi hốc. Hai nữa, những chi tiết ấy không thể thiếu cho lắp ráp ở các công đoạn nằm trên băng chuyền. - Bọn mày có cục nam châm ở đây chứ ? ! Tôi hỏi năm thanh niên đang đứng trước mặt tôi. - Những chi tiết này không phải tất cả đều là kim loại. Chúng bằng chất dẻo và nhựa cứng cao cấp. Frank Berger, cậu Mechaniker chính, hiểu ý tôi hỏi, trả lời. Tôi nhìn lại cái hố sâu oái ăm. Trừ phần thể tích mà cỗ máy và bó dây cáp chiếm, không gian còn lại rất hẹp. Phải rất khéo léo khi kẹp những chi tiết nhỏ xíu ấy bằng một dụng cụ hoặc một phương tiện nào đó, để lấy chúng lên. Tôi áng bằng mắt, cái hố ấy có dễ sâu đến một mét. Đúng là cần một cánh tay rất nhỏ. Nhưng tôi đâu đến nỗi khờ để cho cánh tay mình xuống đó. Chợt tôi nhớ đến nó, cái que sắt ấy. Chính nó, cái cánh tay nhỏ mà tôi cần đến lúc này. Có một lần để ý, tôi thấy cô quét dọn công ty dấu nó sau cái máy giặt khăn lau. À, tao sẽ tìm ra mày. Bụng bảo dạ, tôi thầm nghĩ. Tôi bỏ đám các cậu thanh niên, chạy ra hướng máy giặt. - Ê, sao thế, đi luôn một nước, không nói năng gì, Kim My ! Toni nhìn theo tôi với một câu trách cứ. - Tao sẽ quay lại ngay. Tôi ra sau dãy máy giặt, chẳng có cái que nào hết. Thế này thì còn cơm cháo gì. Tôi chạy xuống phòng cuối dãy hành lang. Ông thợ già đang cho bột thuốc ra Công-ten-nơ. - Mày cần gì, Kim My. Bác quay ra hỏi tôi. - Một cái que dài chừng này. Tôi giang tay ra phác họa cái độ dài ấy. - A, đây rồi. Tôi mừng quýnh cả lên. Một cây móc khá dài, treo lủng lẳng trên dàn chứa đồ. - Lại giở trò chơi hấp dẫn gì đây, Kim My ? Bác thợ tò mò theo dõi nãy giờ. - Ông có băng keo chứ ? Miệng hỏi, nhưng chân tôi đã bước vào văn phòng phía sau. - Cạnh cuốn lịch ấy ! Bác nói với vào trong một câu cho tôi hay.Tôi lấy băng keo cuốn vào phần đầu của cây móc. Sau đó vẫn dùng băng keo ấy, nhưng bây giờ cuốn vào móc sao cho phần dính của băng keo quay ra. Rồi. Cầm cây móc sắt, tôi chạy như bay về chỗ hốc máy. Họ vẫn ở đây, có lẽ vẫn đợi tôi chăng ? Vừa thấy bóng tôi, Toni liền reo lên: - Tao đã bảo mà, thế nào Kim My cũng quay lại. - Chiếu dùm đèn pin xuống đáy hốc đi, Toni ! Tôi lên giọng. Nằm phủ phục kề vào miệng hố máy, tôi nghiêng bả vai xuống theo hướng cây móc. Bây giờ phải nhoai ra phía sau một chút, đặng tia được tầm nhìn vào những chi tiết bé xíu kia. Tôi nhúng sâu cây móc, đến lúc chạm đáy, khẽ khàng, nhẹ nhàng trong ngưng thở, từ từ kéo que lên. Ba chi tiết máy đã được dính vào đầu móc. He, he... Cả bọn từ nãy cũng đứng không cựa quậy, hồi hộp theo dõi. - Kim My, bravo ! Chúng nó la lên vì mừng quá thể. - Từ từ, còn hai thằng nhóc nữa cơ. Tôi khựng các cậu lại. - Tao đã bảo mà, Kim My nó làm được quá đi. Toni được dịp một tấc đến trời. Dính nốt hai chi tiết máy còn lại vào cây móc, tôi kéo chúng lên với một tự hào khôn xiết. Cầm năm chi tiết nhỏ ấy trên tay, Frank Berger đùa: - Cho năm thằng này vào viện bảo tàng. Ai bảo bướng. - Kim My ! Đúng thật là bàn tay vàng. Tuyệt lắm ! Bây giờ tôi mới nhìn lại cả năm cậu thanh niên. Cậu nào cậu nấy to cao vạm vỡ, có đứa trẻ chỉ bằng nửa tuổi tôi. Thế mà chẳng chịu động não, chẳng chịu nghĩ ngợi, phải quậy lên chứ, để tìm cho ra một lời giải, một lối thoát. Chỉ trong một phạm vi nhỏ bé như hãng này, nếu cứ đứng đợi, ngây ra như một đàn ngỗng, trần trừ, không chủ động, không chịu sáng tạo, không chịu động não, suy gẫm và thử với các khả năng...Thì ngày sẽ hết, thời gian sẽ qua đi. Lương sẽ trả không cho hàng loạt nhân viên khác trong dây chuyền sản xuất, vì máy không thể vào hoạt động. Sản phẩm cho ra chỉ là con số không. Rộng hơn, nếu là một tiểu bang, một thủ phủ hay một quốc gia. Những "hố sâu" kia sẽ nằm chình ình mãi trong đợi chờ, lừng chừng, nấn ná, lưỡng lự, đợi người cầm lái. Hậu quả sẽ bi đát đến nhường nào. Những hố sâu ấy sẽ kéo xuống ngày một sâu hơn, thê thảm nữa. Còn những con thú hoang ? Khi chúng không may bị sập bẫy ? Chúng không chịu thế đâu. Chúng sẽ vùng vẫy, giãy giụa, lồng lộn và gầm rú cho tan nát, dù lông da có bị trầy tróc, trần trụi, thân thể có khi bị thương tích, què quặt. Chúng vẫn cố và hy vọng đến một sống còn, đúng với bản năng sinh tồn tạo hóa đã dành. Cologne 04.06.2013
MỘT TRẬN ĐẦY QUYẾN RŨ TRÊN SÂN Wembley Bóng đá là một chuỗi bất ngờ, nhiều mong đợi. Cũng như các môn thể thao khác, nó rất vô tư, rất hồn nhiên, trong sáng và khách quan. Không hề có sự quyết định của bất kỳ một thế lực nào ở bên ngoài. Tuyệt thật!
HAI CÁI GƯƠNG
Mỗi khi dậy sớm đi làm, em thường sửa soạn trang điểm trước cái gương này. Nó là một cái gương hình chữ nhật, một chiều chừng 13, 14 phân, chiều kia lớn lắm cũng chỉ 18 phân, rất bình thường như những cái gương giản dị khác.
Và em không hề thích nó chút nào.
Em cau có, bực bội và hằn học nhìn vào cái gương ấy, mỗi lúc vừa thức giấc. Em chê nó, em không hài lòng với mình trong ấy, tại cái gương quỷ. Sao em không ra ngắm mình ở cái gương lớn kia, treo trong phòng tắm. Hay là soi mình ở đây này, trong cái gương hình bầu dục khung bằng đồng được đánh bóng loáng, gắn rất trịnh trọng ngoài hành lang kia.
Em nói, khi bắt đầu vào trang điểm, sửa soạn cho một ngày mới, em thường ngồi đây, ngay bên bàn viết, với cái gương khung nhựa có chân ấy. Em sẽ đặt được nó trên mặt bàn viết, để mắt có thể canh chừng vào cái cô bé IPad bên cạnh, ngóng tin thư và xem lướt trên các trang WEB được. Còn nếu đứng trước những gương lớn, là chỉ khi nào em đã thay xong đồ, ngắm nghía mình lần nữa trong gương, rồi nhoẻn một nụ cười ưng ý với cái bóng dáng quen thuộc ấy. Có lần tôi hỏi nhẹ nhàng: - Không ưng thì bỏ cái gương nhỏ đó đi, tại sao phải cần đến nó làm gì ?! - Cái khác thế vào cũng vậy à chị ơi. - Nó khiến em phát bẳn cả người, em kể tiếp với cái giọng còn hằn học. Rửa mặt đánh răng rồi, chị vào đây, ngồi thử xuống mà coi. Chị thấy gì? Một khuôn mặt ngái ngủ, mệt mỏi, xanh xao vì thức khuya. Mắt thâm quầng, mí sụp xuống. Những vết chân chim khía tia lia ở hai đuôi mắt. Rồi kìa, biết bao tàn nhang, trứng cá, những mụn nhỏ li ti khác nữa... Chúng hiện lên mồn một trên cái gương khùng này. Chị coi đi, rồi chị thấy y chang lời em tả. Em vùng vằng với gương và ném ra một loạt giải thích cho tôi. - Thế còn những gương lớn ngoài kia ? Khi em ra đó lúc đã bảnh chọe, quần áo xông xênh, tóc tai thẳng thóm, thì em hài lòng? Phải vậy không ? Tôi mang hình ảnh của một cái gương khác ra "cài" em, coi em sẽ trả lời thế nào. - Chị ơi, đúng là như thế. Em reo lên như vừa gặp được đồng minh. - Dù vội ghê lắm, trước lúc ra khỏi nhà, em vẫn nấn ná trước cái gương lớn này một, hai phút. Thật là hài lòng, thật là mỹ mãn chị ạ. Như hồi trước, bà nội sẽ lại nói: " Cái gương này nịnh mặt quá !". Nhưng mà nó đẹp thật. Em thấy gương mặt mình ửng hồng, thoáng một chút nâu của những cô gái Tây ban nha. Đôi môi đã trở lại với cái gợi cảm của những đêm vũ hội, nhờ màu hồng thắm của son. Còn mắt em, chị ơi nó chẳng có cái kiểu hùm hụp và ngơ ngác, mệt mỏi như trong cái gương nhỏ trên bàn kia đâu. Hoàn toàn không. Chị ra đây, nhìn em trong gương đi. Một đôi mắt to rất long lanh, với hai hàng mi đen dày dặn, quyến rũ. Em không tìm được một hạt nhỏ nào lăn tăn gợn trên da mặt mình, như lúc trước em đã thấy chúng trong cái gương nhỏ. Chị ơi, tất cả thật là thần tiên, khi em ngắm mình trong cái gương lớn, trước lúc rời khỏi nhà. Ôi cái gương lớn này, nó tựa như một cái gương thần.
Vâng, sự thật trụi trần có bao giờ được ưu ái, nâng niu. Đôi khi, được ngưỡng mộ và trân trọng lại là cái vỏ khoác bên ngoài của nó. Cologne 23.05.2013
HẠNH PHÚC - SỨC KHỎE & HÀI LÒNG
...NHƯ LÀ CHỈ MỘT MẸ THÔI
(Tôi không coi đây là một bài thơ, mà chỉ là những dòng tâm sự. Vì thế, nó nằm lại trang này)
"Cánh cò cõng nắng cõng mưa Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương"... Câu thơ gieo vào lòng tôi Đong đầy những thương cùng nhớ Cuộc đời rong rêu, bể sở Mẹ tát đã cạn lực rồi Từ thưở mười bảy tuổi xuân Thăng trầm suốt hai cuộc chiến Mẹ chồng với năm con dại Tảo tần thân Mẹ xác gầy. Nuôi tôi với đàn em nhỏ Lớn khôn nay đã thành người Tháng, năm, măng rừng, rau núi * Đặng tôi bú sữa Mẹ thơm. Bao đêm đèn chong Mẹ thức Canh khuya tôi học ôn thi Mẹ chờ tôi về trước cổng Hỏi bài tôi viết được gì. Ngày tôi đón con ra đời Một tay Mẹ chăm Mẹ bẵm Đêm đêm ầu ơ tiếng Mẹ Cá chuối đắm đuối mấy đời. Ngày xưa lúc đói, lúc thèm Mẹ nhường miếng ngon, miếng nạc Bây giờ mâm cao thịnh soạn Răng long, miệng móm. Mẹ ơi! Hôm nay tóc con cũng bạc Đã ngót sáu chục tuổi rồi Ngắm nhìn mái đầu Mẹ bạc Gạt vội những giọt lệ rơi. Ngày xưa thanh cao, thẳng thóm Bây giờ còng rạp, lưng oằn Mẹ như ngọn đèn bấc lụi Cạn dầu, kiệt sức, Mẹ tôi. Với một rừng hoa, một biển quà Dâng biếu Mẹ, nhân Ngày Các Mẹ Chúng sẽ đều vô cùng nhỏ bé Mẹ của con vỹ đại hơn nhiều.
Cologne 11.05.2013
Tháng Sáu năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Namsẽ làm lễ trọng thể kỷ niệm lần thứ 50 ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Xin gửi tới Bạn đọc một số hình ảnh lịch sử ấy.
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC TỰ THIÊU Dưới đây là một số ảnh do phóng viên Malcome Browne, văn phòng đại diện
AP tại Việt Nam chụp diễn tiến cuộc tự thiêu lịch sử của Hòa Thượng Thích
Quảng Đức vào 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11 tháng 6 năm 1963.
Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là
phóng viên trẻ của báo The New York Times. Halberstam cùng nhận
giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiện này. Chư tăng ni làm lễ tại chùa Phật Bửu Tự, do Hòa thượng
Thích Minh Trực tổ chức, tại đường Cao Thắng, Quận 3 Sài Gòn. Sau khi xong khóa lễ, chư tăng ni xuống đường trực chỉ đi về phía
ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Chiếc xe Austin của cư sĩ
Trần Quang Thuận chở HT. Thích Quảng Đức (ngồi sau) và thầy Thích
Trí Minh (ngồi trước)-theo lời thuật của Hòa thượng Thích Đức Nghiệp.
Chư tăng ni vừa đi vừa niệm Phật, dân
chúng và trẻ em hiếu kỳ đứng hai bên đường xem. Đại Đức Thích Chơn Ngữ tưới xăng lên đầu và thân mình Hòa thượng Thích Quảng Đức. "Tay trái tôi xách thùng xăng, tay mặt tôi dìu Ngài bước ra xe và mời Ngài ngồi xuống. Ngài ngồi "Kiết Già" tay mặt đặt lên tay trái. Tôi cầm thùng xăng đáng lẽ tưới lên vai Ngài, nhưng vì hốt hoảng lo sợ mật vụ tới nên đã đổ xăng từ đầu Ngài trở xuống. Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh. Lửa tức tốc bừng cháy đốt ngay thân xác Ngài như một pho tượng trong khi các tăng ni quỳ xuống vừa khóc vừa niệm : A Di Đà Phật." (Đại đức Thích Chơn Ngữ thuật lại). Hình số 2 (phía bên phải) trong loạt hình 9 tấm bên dưới được phóng
lớn chỉ rõ Đại đức Thích Chân Ngữ đã để thùng xăng xuống cách Ngài
khoảng một mét rồi bước vội về phía các Tăng Ni, để Ngài ngồi lại
một mình trên vũng xăng lênh láng. Ảnh của Malcolm Browne đoạt giải World Press Photo năm 1963. Bức ảnh gây xúc động đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là John F. Kennedy phải thốt lên : "Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử thế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc như thế !" Mới đây, trong danh sách các ảnh thời sự vĩ đại nhất mọi thời đại, do báo New Statesman (Anh) công bố, bức ảnh này của Malcolm Browne được xếp thứ hai (bức ảnh phóng viên Nick Út chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc bị phỏng do bom napalm xếp đầu danh sách). Lửa tiếp tục cháy. Can xăng bị nóng nên lật nghiêng. Tiếng niệm Phật
rất não nùng thê thảm trong lúc ngọn lửa càng bốc cao, phủ kín cả người Ngài, nhưng Ngài vẫn ngồi vững như bàn thạch chấp hai tay trước ngực. (Đại đức Thích Chơn Ngữ thuật lại)
Hòa Thượng tiếp tục ngồi thiền định. Can xăng bị nóng nên lật nghiêng "Sau 7 phút toàn thân Ngài ngã xuống nhưng hai tay vẫn còn chắp trên ngực. Xung quanh các tăng ni vừa bái lạy vừa khóc, vừa niệm Phật, nhưng có một người vẫn đứng thẳng như một trụ đá, không khóc, nét mặt rất đau thương đến độ trông rất lạnh lùng, chấp hai tay nhìn thẳng vào thân xác cháy đen của Ngài Quảng Đức. Đó là Thượng tọa Thích Tâm Châu mà nay là Hòa thượng tu hành tại nước Pháp" [Đại đức Thích Chơn Ngữ thuật lại]. (Hiện nay, Hòa Thượng Thích Tâm Châu là Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới và đang trụ trì Tổ Đình Từ Quang, Montreal, Canada - Ghi chú của người viết) Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là phóng viên trẻ của báo The New York Times . Halberstam cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiện này. Halberstam viết : "Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ... Tôi đã quá sốc, không thể đưa ra bất cứ câu hỏi gì, thậm chí không thể nghĩ gì được. Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy không hề cử động, không rên la, cái vẻ ngoài điềm tĩnh của ông trái ngược hẳn với đám đông nức nở xung quanh". Trong ảnh : Hòa thượng đổ xuống đường trong ngọn lửa vẫn bùng cháy.
Tượng Bồ tát Thích Quảng Đức Lời thuật lại của những chứng nhân lịch sử hôm ấy như Hòa Thượng Thích Đức Nghiệp, cựu Đại Đức Thích Chơn Ngữ và cựu nhiếp anh gia Nguyễn Văn Thông đều thấy và kể lại rằng "Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh". Sự kiện này được chứng minh bởi chín tấm hình đen trắng bấm liên tục của thông tín viên Malcolm Browne chụp từ cùng một góc độ nhìn, lấy chiếc xe Austin làm nền hình, ghi lại khá chi tiết và trung thực diễn tiến động thái tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, đặc biệt trong một tấm hình (ảnh số 2), Đại Đức Chơn Ngữ đã bước đi ra xa về phía các chư Tăng Ni, để lại Hòa thượng Thích Quảng Đức một mình tìm cách tự quẹt diêm giữa vũng xăng lênh láng. Malcolm Browne : 1931 - 2012 Malcolm Browne (1931-2012), phóng viên duy nhất của AP (Associates Press) có mặt tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Tấm hình mà Malcolm Browne chụp đã xuất hiện trên trang nhất toàn thế giới khiến Tòa Bạch Ốc rùng mình và TổngThống Kennedy đã phải ra lệnh tái lượng giá chính sách đối với Việt Nam và chỉ thị Đại Sứ Henry Cabot Lodge qua nhận nhiệm sở ở Sài Gòn. Ông Malcolm Browne mất vào Thứ Hai 27/8/2012 tại bệnh viện New Hampshire, thọ 81 tuổi.
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC TỰ THIÊU
Tags: Khanht
Viết tặng những người phu xe, nhân ngày Quốc tế Lao động.
BÁC XE Hà nội những năm thập niên 40. Sang tuần. Bác lết đến nhà cai xe. Chủ xe chẳng thèm chào hỏi, chỉ gọi bác Xe vào điểm chỉ tay trên một tờ giấy. Bao nhiêu tiền đặt cọc ban đầu lúc nhận xe cũng bị trừ nghiến. Khấu vào những ngày không bù được vốn trong tháng.
Dù sinh ra không có cả tay lẫn chân nhưng Nick Vujicic vẫn vượt qua số phận để truyền nghị lực sống cho nhân loại.
Vợ chồng Nick Vujicic và Kanae Miyahara
Nhan sắc hoa khôi của vợ người không tay chân
Cầu nguyện cho người vợ mình sẽ cưới và mong muốn có con, để được "ôm vợ con bằng cả trái tim", cho dù anh không có chân và tay đã trở thành sự thực
Cô là người Mỹ gốc Nhật
sinh vô cùng hạnh phúc bên vợ trong tuần trăng mật ở Hawaii
Anh chàng còn tự tay chụp ảnh cho vợ của mình
Những bức ảnh lưu lại khoảnh khắc lãng mạn của
anh bên người vợ đẹp tựa hoa khôi của mình
Hiện tại, người đàn ông kỳ diệu nhất hành tinh đã được lên chức bố
GÁNH XIẾC BƯƠM BƯỚM ( CÓ PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT)
(Thúy Hoa sưu-tầm) Tags: Khanht
(Trích trong NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT của Joe Ruelle)
NEMO CỦATÔI
Hôm nay chú chó con ấy vừa 6 tuổi. Tôi còn nhớ hôm nó mới về, bé tẹo tèo teo, khéo chỉ nhỉnh hơn con chuột cống.
Tôi đặt cho nó cái tên Nemo, cái tên Captain Nemo trong phim bọn trẻ vẫn từng ái mộ.
Nemo bé quá, mới vài tuần tuổi, vừa rời mẹ. Mấy ngày đầu, nó chưa quen, đứng ngoài sân, lầm lũi một mình những lúc trời nhập nhoạng, chắc cu cậu nhớ mẹ, nhớ đàn.Trong nhà tôi còn có một chú mèo nữa, nó tên Charly. Thêm chú chó Nemo, cả hai đều trắng như bông.
Thoạt đầu Charly bị sốc. Từ xưa đến nay, đã dăm năm rồi, Charly được cưng chiều lắm, nó là một con mèo quý, đắt tiền. Nhìn dáng dấp, màu lông, như tuyết, như bông và nhất nữa là cái đuôi dài và đẹp như đuôi sóc, ai cũng mê nó, yêu nó. Rồi bây giờ bỗng xuất hiện cái anh cu kia, vừa bé, vừa ngơ ngơ ngác ngác, mà hơi một tẹo là sủa nhắng cả lên, khiến cô chủ cứ lo, cứ sợ, chỉ trông chừng, vuốt ve nó, Nemo ấy ; làm sao anh cu Charly không tức, không ghen cơ chứ ! Nhưng thật sự là không ngờ: Chúng đã trở thành đôi bạn.
Thân nhau, quấn quýt suốt bên nhau, ăn cùng một máng. Tôi phải tách hai cái âu nhỏ thức
ăn khác nhau, nếu không cái thằng cu em Nemo này, nó sẽ bị ăn cá theo mèo anh Charly.
Chúng lớn lên dần theo tháng năm. Những ngày hè đẹp, tôi dẫn Nemo ra cánh đồng phía bên kia con đường. Ở đây, dưới tán những cây sồi khổng lồ và những cây lê già, người ta làm picnic, khiến những thảm cỏ mọi khi một màu xanh mát mắt, nay trở nên rực rỡ với sắc màu của những cây dù, những tấm vải hoa sặc sỡ để ngồi, xe đẩy trẻ con và cơ man là các loại đồ ăn, thức uống. Người lớn lo mang thịt ra nướng, rồi nhâm nhi bên nhau ly bia vàng sóng sánh. Con nít chơi đủ các trò, chúng lăn lê, bò toài trên những thảm cỏ chưa cắt hết, gào thét, lạc cả giọng. Thanh bình thật sự đang có nơi đây !
Tôi thả cho Nemo chạy dọc con đường mòn, rồi bắt đầu ném cho nó một khúc xương bằng nhựa, cái thứ đồ chơi mua trong cửa hàng cho các con vật từ ngày đầu, mà Nemo chưa bao giờ chán. Tôi tung thật cao, thật xa, ném với một sức bay thật căng... thế mà nó lao ra, như một tuấn mã phóng nước kiệu, lượm bằng được đối thủ, lần nào cũng chính xác, rồi hân hoan quay lại phía cô chủ thả đồ chơi ấy xuống, nhìn cô với ánh mắt như thách thức, đầy kiêu hãnh.
- Ôi, Nemo, con vào làm chân bắt gôn cho đội tuyển Đức được đấy. Khung thành sẽ không bao giờ bị nghiêng ngả, lưới sẽ không bao giờ bị bóng sút thủng. Nemo, con thật sự tuyệt vời ! Tôi khen nó, nó hiểu và lập tức trả lời bằng cái đuôi khua tít lên và ánh mắt đầy mãn nguyện. Những chiều hè diệu kỳ ấy, mỗi năm mỗi ghi nhận sự lớn khôn của chú bé Nemo. Mỗi lần tôi ngồi viết lách ở PC, Nemo nằm dài dưới chân tôi, thật yên tĩnh, ngoan ngoãn . Nhưng nếu quá lâu, không một lời nhòm ngó đến cu cậu, nó bắt đầu giở chứng. Đầu tiên là sủa. Có nghĩa là: Không ai chơi với Nemo à, cô Thu ?! Tôi khẽ nhắc: - Nemo im ! Sẽ được một phút. Cu cậu sủa tiếp. Bây giờ nó chạy đi tìm quả bóng bầu dục màu xanh dương, ngoạm trong mồm, rồi đặt quả bóng ấy bụp một cái lên chân tôi. Tôi bật phì cười, rồi cười phá lên: - A, láu cá nhỉ, đòi cô Thu ném bóng cho mi hả, ừ cô Thu chơi với em vài phút nhé, tội nghiệp. Nemo chưa bao giờ đi ngủ trước tôi, kể cả khi nằm trên giường tôi, cũng như nằm trong ổ của nó. Chỉ khi tôi đã leo lên giường, Nemo mới giương đôi mắt mệt mỏi lên nhìn tôi, cậu chờ một cái ve vuốt và một đoạn bài hát quen thuộc từ lâu của cô chủ. Đến lúc này, cậu yên chí lắm, khép mi lại, yên tâm vào giấc. Sớm mai, khi tôi tung chăn ngồi dậy, Nemo lập tức nhảy ra từ ổ của nó, răm rắp như một người lính khi nghe thấy còi hiệu lệnh. Bọn chó, chúng có đôi mắt đẹp thế, trong veo, tròn to, long lanh, ướt như có nước, với hai hàng mi dày và đen. Nhìn vào đôi mắt ấy, không yêu chúng, không vuốt ve một tẹo, không nâng cái mõm xinh xắn ấy lên mà hôn, thì quả là tôi không cầm được lòng mình. Nemo là một giống chó nhỏ West Highland, nhưng rất lanh, để canh giữ nhà và bảo vệ gia chủ thật sự tuyệt. Cái giống chó nhìn thì thua kém so với mèo. Charly nó tinh lắm, "như mắt mèo" mà lại. Nhưng nghe và đánh hơi thì phải là chú cẩu. Mọi khi, những lần con gái tôi sắp đến thăm, tôi thường khoe với Nemo: - Chị Khánh sắp đến rồi đấy ! Thế là cu cậu náo nức lắm, hớn hở chờ đợi. Lần ấy, tôi đâu có nói gì. Bỗng thấy Nemo sủa inh ỏi, sủa lạc cả tiếng, rồi chạy lồng từ vườn, hướng xe thường đậu, lao vào nhà, rồi cứ thế, chạy tới chạy lui. Tôi đâm hoảng. Có gì thế nhỉ? Vừa lúc ấy có tiếng nhấn chuông, con gái tôi xuất hiện. À ra thế, Nemo đã nhận ra được tiếng xe quen thuộc lúc vào bãi. Thế mới biết được cái giá của những con chó Bec-giê nòi, đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp tình báo của ngành công an và bảo vệ biên phòng. Nghe thấy ngoài hàng dậu có một nhóm người lạ, một nghi hoặc, Nemo lao ra vườn sủa cho tan nát, đến khi nào những "vị khách không mong muốn" ấy rời khỏi hàng dậu nhà tôi, nó mới chịu thôi. Bất cứ khi nào, tôi chỉ nheo mày nhăn nhó vì một cái đau nào đó: xước móng tay, do kéo cái phẹc mơ tuya chẳng hạn, rồi bỗng la lên. Thế là cu cậu Nemo lao ngay lại, hai chân trước chồm lên ngực tôi, đôi mắt chứa chan yêu thương và lo ngại xoáy vào mắt tôi, như muốn hỏi: - Cô ơi, cô đau à, ai làm gì cô vậy ?! Ôi, chú bé Nemo của tôi, sinh linh bé xíu này, mày đúng là cục cưng của cô đấy . Nemo rất thích xem phim có động vật hoang dã, nó coi không chớp mắt, thi thoảng mê quá, cu cậu lao vào màn hình, tính lấy chân trước kều bọn thú trong phim. Đáng yêu thật !
Ở súc vật nói chung và ở giống chó này nói riêng, tôi thấy một tuân thủ rất lớn của giống vật, tội nghiệp, nhiều khi là những tuân thủ vô lý nữa. Hôm nay Nemo sáu tuổi. Tôi đã nhác thấy một cái già dặn của chú chó nhỏ. Tôi không muốn nói với hai từ già nua. Vì thật sự cậu còn rất nhanh nhẹn, láu cá, ham chơi, hoạt bát, ưa vận động, chứ không phải nằm xù xù một góc trong nhà, lười biếng như những con chó già, tôi từng biết.
Nemo, con đã lớn khôn, đã ở với cô Thu dăm năm rồi. Con sẽ mãi mãi bên cô Thu nhé, cứ dễ thương như thế này nhé, Nemo ! Cologne 20 April 2013
|