BuuTH
PROFILE   THƯ VIỆN ẢNH   BLOGS   LƯU BÚT   BẠN BÈ   FAVORITES   VIDEO  
 


RSS
12 điều về đại dịch Ebola bạn cần biết
Ngày đăng: 11/08/2014 10:30:58

Dịch Ebola bùng phát và đang lan rộng ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của ít nhất 1.000 người dân vô tội. Một loạt các quốc gia trên thế giới đang lo ngại khả năng dịch bệnh này sẽ lây lan sang những châu lục khác. Khám phá.vn đã giới thiệu bài viết của Time gồm 12 câu hỏi về đại dịch Ebola được các chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) giải đáp.

1. Tên gọi vi rút "Ebola" đến từ đâu?

Virus nguy hiểm này được đặt tên theo sông Ebola, hiện thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Đây là nơi virus gây bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1976.

2. Nếu không có thuốc phòng ngừa hoặc chữa bệnh, các bác sĩ phải làm gì để điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola?

Cho đến nay, tất cả những việc mà các bác sĩ có thể làm là điều trị giảm thiểu các triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ như theo dõi nhịp tim, huyết áp, hơi thở cho bệnh nhân mắc bệnh Ebola. Các bác sĩ sẽ truyền dịch vào tĩnh mạch bệnh nhân để ngăn chặn tình trạng mất nước, giữ mát cho bệnh nhân khi họ lên cơn sốt, các loại thuốc giảm đau có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và nhân viên y tế sẽ giám sát nồng độ oxy cũng như huyết áp của bệnh nhân. Đôi khi bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do bệnh gây nên.

Các bác sĩ hy vọng bệnh nhân sẽ chống chọi lại được với các biến chứng do virus gây nên và nâng cao khả năng miễn dịch cho tới khi khỏi bệnh. Đây là một công việc vô cùng khó khăn đối với ngành y tế.

3. Triệu chứng của bệnh Ebola là gì?

Khi một người nhiễm virus Ebola, sẽ mất 21 ngày để phát hiện các triệu chứng. Bệnh này có những triệu chứng giống như cảm cúm gồm đau nhức, đau bụng, sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này dẫn đến tình trạng mất nước, suy gan, thận và xuất huyết. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh có cùng triệu chứng như thế này vì thế cần phải làm xét nghiệm máu để loại trừ những bệnh như sốt rét, viêm gan, bệnh tả, viêm màng não và những bệnh khác.

4. Cơ thể người đã mắc bệnh làm thế nào để phục hồi khi chưa có cách chữa?

Khi cơ thể bị nhiễm virus, nó bắt đầu tạo ra các kháng thể để tấn công virus. Những người sống sót là người có đủ kháng thể Ebola hoặc bất kỳ kháng thể nào có thể vô hiệu hóa loại virus này.

5. Bệnh Ebola chỉ bị lây khi tiếp xúc trực tiếp với các vết thương trên cơ thể người nhiễm bệnh, vậy có nghĩa là nếu bản thân mình không có vết thương hở thì sẽ không sao?

Chắc chắn bạn sẽ bị lây bệnh nếu để vết thương hở trên cơ thể mình tiếp xúc với bệnh nhân Ebola, nhưng không chỉ có vậy, va chạm bình thường cũng khiến bạn bị lây do trên da chúng ta luôn có những vết xước nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Ngoài ra, virus Ebola cũng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua mắt và miệng nếu bạn tiếp xúc với đồ vật chứa dịch của người bệnh. Đây là lý do vì sao các nhân viên y tế phải mặc quần áo bảo hộ toàn thân khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Sở dĩ bệnh Ebola lây lan chóng mặt ở Tây Phi là do cơ sở y tế ở khu vực này còn hạn chế và người bệnh không được cách ly hoàn toàn nên dễ lây bệnh cho người khỏe mạnh.

6. Làm cách nào để nhận biết những người đang trong giai đoạn 21 ngày ủ bệnh?

CDC cho biết những người đang ủ bệnh sẽ không có triệu chứng gì và không truyền nhiễm.

7. Ebola có thể lây lan thông qua mồ hôi?

Tất nhiên, virus Ebola có thể có trong mồ hôi.

8. Vậy có thể lây qua quan hệ tình dục?

Chắc chắn, mặc dù việc quan hệ tình dục trong khi bị nhiễm Ebola dường như rất khó xảy ra. Trong thời gian qua, những người đàn ông sống sót sau dịch bệnh Ebola cho biết họ đã kiềm chế việc quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong khi quan hệ trong thời gian 3 tháng sau khi hồi phục bởi virus gây bệnh có thể trú ngụ trong tinh dịch.

9. Tại sao không có vaccine hoặc thuốc cho bệnh Ebola?

Một số lại vaccine và thuốc chữa Ebola đang được nghiên cứu. Sở dĩ tới khi đại dịch bùng phát vẫn chưa có vaccine và thuốc cho bệnh này là bởi trước kia, bệnh Ebola ít phổ biến, rất ít người nghiên cứu về nó và hầu như không có ai tài trợ cho công việc này. Hơn thế, vaccine chống lại Ebola hiện đã có nhưng chưa được phép thử nghiệm trên cơ thể người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay các chuyên gia của tổ chức sẽ thảo luận về phương pháp điều trị nên được áp dụng trong đại dịch này.

10. Có bộ phận nào trên cơ thể người mà vi rút này không thể tác động tới?

Đây là một loại virus mang tính hệ thống. Điều đó có nghĩa là virus Ebola có thể di chuyển và tác động trực tiếp tới tất cả các bộ phận trên cơ thể con người. Chính vì vậy người bệnh có thể bị tụt huyết áp đột ngột và suy nhược nhiều cơ quan đa hệ trong cơ thể.

11. Tại sao dịch bệnh này lại lây lan quá nhanh ở châu Phi?

Giám đốc CDC, Tiến sĩ Tom Frieden cho biết, cơ sở y tế ở các quốc gia đang bị dịch bệnh hoành hành như Guinea, Sierra Leone và Liberia vô cùng thiếu thốn. Nhân viên y tế không được trang bị quần báo bảo hộ và có nhiều trường hợp bệnh nhân chống lại các y bác sĩ khi không chịu tới cơ sở cách ly. Bên cạnh đó, ba nước kể trên có chung biên giới nên người dân thường xuyên vượt biên qua nước bạn làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

12. Những virus Ebola đầu tiên phát tán khắp mọi nơi trong tự nhiên như thế nào?

Hiện các chuyên gia vẫn chưa phát hiện ra nguồn gây bệnh Ebola từ tự nhiên nhưng các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng người đầu tiên bị nhiễm trong một ổ dịch có thể là do người đó đã tiếp xúc với một động vật hoang dã nhiễm bệnh. Và các nhà khoa học nghĩ rằng dơi chính là một trong những loài vật phát tán virus Ebola trong tự nhiên.

 



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 2 của tổng số 2 Comments

Từ: KhanhT
13/08/2014 11:38:32

Từ ngành y tế đến cơ quan truyền thông không hiểu sao nhiều lần cứ gọi dịch ebola là sốt xuất huyết do virus ebola! Thì cứ gọi thẳng là dịch êbola có dễ phân biệt không, tránh nhầm lẫn với dịch sốt xuất huyết mà lâu nay vẫn phải thường xuyên phòng chống.



Từ: TungDX
11/08/2014 14:57:52

Hy vọng mình có kháng thể là nguồn sống duy nhất


ôi, chán thật