KhanhT
PROFILE   THƯ VIỆN ẢNH   BLOGS   LƯU BÚT   BẠN BÈ   FAVORITES   VIDEO  
 


RSS
Văn hóa mãi mại (mua bán)
Ngày đăng: 04/08/2012 12:21:57

Vừa đọc được tin mới:

Một số công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu ở Mỹ bị cho là thực hiện không ít thủ đoạn để “đánh bóng” tình hình tài chính nhằm lừa gạt giới đầu tư, tờ Time nhận định. Báo này thậm chí cho rằng, gian lận cổ phiếu là “mặt hàng xuất khẩu mới” của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

nhớ đến một ghi chép cũ trên blog cá nhân, nay post lên mọi người coi thử.

Văn hóa mãi mại (mua bán).

Chuyện rằng năm ấy cuối những năm 90, mình trong đoàn khảo sát CNTT sang Bắc Kinh khoảng mươi ngày. Xong việc mọi người rủ nhau dạo phố và shoping smth. Rẽ vào một cửa hàng khá hoành tráng, có lẽ là chỗ Bách hóa đại lầu ngày xưa, đâu đó cũng gần Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông. Ngoài sảnh vào là người ta bày giá treo cả loạt những bộ com lê cac loại, nhiều cái rất đẹp, thế là sà vào. Ai cũng chọn được cho mình một bộ mua để làm quà, làm kỷ niệm chuyến đi. Mình chọn được một bọ com le màu xanh đen, lịch sự, giá niêm yết 450NDT. Ông bạn đi cùng mua một cái măng tô nữ dạ, cổ lông chồn giá 850NDT để làm quà cho “bồ” ở nhà, cô bạn mua cho chồng một bộ gần giống như của mình nhưng rẻ hơn tí, 380NDT, còn ông Tiến sỹ khoa học trong đoàn thì rất khiêm tốn chỉ mua một bộ com le giá có 75NDT  màu nâu đất. Chọn xong thì cầm đến quầy làm thủ tục, đưa hàng mình mua cho nhân viên bán hàng để họ viết tich kê và gói hàng lại cho mình. Cô nhân viên này khá xinh, coi được, chào hỏi vui vẻ, hỏi: các vị là Quảng Đông à? Gật!. Cầm tich kê đến quầy thu ngân trả tiền. Xong quay lại trả tích kê có dấu đã trả tiền và nhận gói hàng mang về. Đã gói rất đẹp bỏ vào túi xách của cửa hàng, cứ thế cầm về khách sạn. Về đến ks, mọi người vào phòng trưởng đoàn, lúc đó mới mở ra xem và khoe lẫn nhau. Nhưng ôi thôi, tất cả đều bị tráo, trừ của ông TSKH. Áo của mình và cô bạn là 2 bộ com le màu nâu đất loại ít tiền nhất, Ông bạn mua măng tô thì áo không có cổ lông chồn nữa. Lập tức 3 người quay lại cửa hàng khiếu nại, người ta bảo hàng đã nhận và ra khỏi cửa hàng rồi nên không đổi được nữa. Ông bạn mua măng tô thì hỏi mua lại cái cổ lông để gắn vào, bởi không thể tặng áo không cổ, họ bảo giá 500tệ, đắt và tức không chịu nổi, ông đành thôi, bỏ về. Thế là cả bọn được một bài học về mua hàng ở Bắc Kinh! Ông TSKH được dịp cười !!!

Sau đó vài năm mình lại có chuyến công du sang Mỹ, khi ấy tháp đôi chưa bị khủng bố. Đoàn được Bà “Ladi” đón, dẫn đi mấy thành phố rồi sau đến Boston. Sáng ra Đoàn đi thăm một cơ sở của hãng Motorola, trưa dự chiêu đãi về ks, ai cũng hơi mệt, đi nghỉ, chỉ còn mình là không hay nghỉ trưa (thói quen Kishinhop đến nay vẫn giữ). Thấy vậy Bà Ladi bảo có đi thăm thú các cửa hàng thì Bà dẫn đi. Thế là lên ô tô Bà lái đi dạo phố. Vào một cửa hàng, mình nhìn thấy một cái veston kẻ ca rô rất thích, giá 100$ mua ngay. Cầm lại quầy bán hàng đưa cho cô nhân viên làm thủ tục viết tich kê, rồi sang thu ngân trả tiền, quay lại. Cô bán hàng đang kiểm tra sản phẩm, gỡ cái chip điện tử ra và phát hiện chỗ dưới nách áo có một vệt mực xanh. Cô ấy bảo, sản phẩm có lỗi, mà không còn cái nào tương tự vậy ông có lấy không? Mình gật đầu, bởi vết mực ấy có thể tẩy được, hơn nữa nó ở chỗ nách áo nên không nhìn thấy. Cô ấy quay vào trong gặp một cô khác, chắc là trưởng quầy, nói gì đó rồi quay ra bảo mình: ông nhất định lấy cái áo này thì chúng tôi giảm giá 20$ và sửa lại tích kê, bảo tôi quay lại quầy thu ngân nhận lại 20$ tiền thừa. Xong tôi quay lại và nhận cái gói áo đã được xếp vào túi xách gọn gàng, cũng đẹp nhưng không lòe loẹt như cái túi Băc Kinh. Cô ây trao cho tôi và nói lời cảm ơn ông. Thật vui, mua được cái áo mình thích mà lại được giảm giá, ra xe khoe ngay với Bà Ladin. Bà cười, ở Mỹ là chuyện thường.

Cach đây vài năm, mình chuyển đến ở nhà mới của con. Hệ thống đèn chiếu sáng nhà nó lăp toàn đèn compac tiết kiệm năng lượng. Vì thế nên rất nhiều đèn. Đến kỳ nó hỏng hàng loạt. Mình đi mua một hộp mấy chục cái, tính ra giá mỗi cái 17k. Về nhà lắp thì thiếu 2 cái, là bởi mới bị cháy nữa. Vừa lúc bà xã có việc lên phố, dặn đến chỗ đó mua thêm 2 cái. Họ bán cho bà ấy 45k. nghĩa là đắt hơn 11k. Mang về mình lắp thì một cái không sáng, bà ấy mua mà không thử. Mình bảo cứ mang ra đấy đổi lại, tuy họ bán điêu nhưng hỏng thì lại đổi được, mình nghĩ thế. Bà ấy quay lại đổi được ngay. Thế đấy, bán điêu nhưng vẫn giữ chữ tín, đó là cách buôn bán của người Hà lội.

Vậy ai có câu chuyện nào về cách bán hàng của người Nga hay của dân nào cũng được, viết ra cho mọi người cùng xem.

Tags: Vănhóa Muabán



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments

Từ: KhanhT
24/08/2012 23:04:58

Nghị nói: họ lừa nhau thôi, chứ đâu có lừa người nước ngoài. Thì chính là "họ lừa nhau" cũng giống như họ lừa người nước ngoài (là sang bên ta cũng lừa) như Thiếu tướng Lê Văn Cương nói mà mình trích vừa rồi. Vì thế nó có thể trở thành "net" văn hóa buôn bán của họ vậy


Thực ra người Việt không có truyền thống buôn bán, người Việt học người TQ là chính, và phần nào giữ bản sắc của minh. Nói chung người Việt ghét kẻ đi buôn là có phần vì thế, nên trước đổi mới tâm lý này rât rõ, và cũng vì vậy trong dân tồn tại câu "phi thương bất phú", sau đổi mới các vị "học giả" mới tầm câu của các sĩ phu ngày xưa cho thích hợp với thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường: "phi thương bất hoạt" trong cả câu: "phi nông bất ổn/phi công bất phú/phi thương bất hoạt"... đại loại thế.



Từ: KhanhT
20/08/2012 21:44:19

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, cho rằng Trung Quốc có hai điểm đặc biệt. Một là máu bành trướng của họ dữ dội, quyết liệt hơn các nước khác.


Hai là về mặt thủ đoạn, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bất kể tính chất. Người Mỹ, Nhật, EU không bao giờ làm cái trò cho người sang xui nông dân Việt Nam trộn bùn vào chè, đưa về Trung Quốc quay lên truyền hình, chụp ảnh cho cả thế giới xem; họ cũng không bao giờ mua móng trâu, mua rễ quế, mua đỉa, tuồn hàng chất lượng kém, có chất độc sang Việt Nam. Cho nên cả thế giới chăm chăm cảnh giác Trung Quốc. Họ là một cường quốc không có đồng minh.


http://phapluattp.vn/20120811111520917p0c1013/trung-quoc-cuong-quoc-khong-co-dong-minh.htm


Xem đấy thì thấy cái văn hóa mua bán tráo trở của người TQ nó nằm trong cái tính cách này của họ vậy.



Từ: LyTM
17/08/2012 15:20:25

Bốn phương đâu cũng loài người,


người khôn hay dại- một đời thế thôi!


Nhưng văn minh tiếng của Người


đôi khi còn lẫn tiếng cười tham sân!



Từ: KhanhT
09/08/2012 22:28:26

Mình chỉ kể chuyện thôi Nghị à, tất cả đều là thật đấy. Chính vì thế chi tiết họ tưởng bọn mình Quảng Đông cũng nhớ đưa vào, để người đọc bình cho khách quan. Nhiều lần mình "bị" người Bắc Kinh tưởn là Qdong đây. Còn cái cửa hàng mình có ghi tên nhưng lâu rồi nên quên, chưa có dịp tìm lại ghi chép. sau ngày ấy về mình có kể ace Vụ quan hệ quốc tế, mọi người đều biết cái cửa hàng ấy và đều nói đúng là cái bọn ấy hay bán hàng tráo như thế đấy Nghị à.



Từ: NghiPH
06/08/2012 07:18:45

Chuyện mua quần áo của đoàn anh Khánh ở một cửa hàng cách Nhà tưởng niệm chủ tịch Mao không xa có vẻ khó tin nhỉ. Hay là do anh gật đầu khẳng định là người Quảng Châu nên mới bị lừa. Họ lừa nhau thôi, chứ đâu muốn lừa người nước ngoài.



Từ: CucNT
05/08/2012 21:54:45

Cảm ơn anh Khánh đã kể  những câu chuyện có thật về Văn hóa mua bán của 2 đất nước " hoành tráng " nhất thế giới để hiểu thêm về bản chất dân tộc họ qua những câu chuyện hàng ngày. Nếu ta gọi Trung Quốc là nước XHCN và Mỹ là nước TBCN thì sao nhỉ?


"Bán điêu nhưng vẫn giữ chữ tín, đó là cách buôn bán của người Hà lội"


Cảm ơn anh Khánh đã " bênh vực ' người Hà lội.